Viêm da dị ứng: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Viêm da dị ứng là một bệnh viêm da mạn tính khó chẩn đoán, khó điều trị vì thế bệnh nhân cần hiểu rõ cơ chế sinh bệnh. Hãy cùng tìm hiểu về những triệu chứng, nguyên nhân và các dạng bệnh viêm da dị ứng để tìm cách điều trị và phòng tránh ngay sau đây.

Bệnh viêm da dị ứng là gì?

Theo Bác sĩ Nguyễn Thành (Nguyên Trưởng khoa Khám bệnh – Bệnh viện Da liễu Trung Ương), viêm da dị ứng là danh từ chung nhất chỉ biểu hiện tổn thương da của một dạng dị ứng da nào đó. Biểu hiện các thể lâm sàng khác nhau.

Viêm da dị ứng chiếm 20-25 % số người bị bệnh da.

Phân loại các dạng viêm da dị ứng

Phân loại theo vị trí viêm da dị ứng thường gặp

  • Viêm da dị ứng ở mặt

Viêm da dị ứng ở mặt thường gặp nhất là dị ứng mỹ phẩm, có khi do dị ứng ánh sáng…

  • Viêm da dị ứng ở tay

Viêm da dị ứng tiếp xúc ở tay thường gặp nhất là ở mu tay. Biểu hiện cấp tính là mụn nước, tiết dịch, nếu ở giai đoạn mạn tính thì khô da, bong vảy da kèm thương tổn móng. Viêm da tiếp xúc dị ứng ở đầu ngòn tay hay gặp ở đầu bếp, nha sĩ, do tiếp xúc với thực phẩm, hóa chất

Viêm da dị ứng theo lứa tuổi

  • Ở trẻ sơ sinh, bệnh viêm da dị ứng có đặc trưng là các vết đốm viêm rỉ nước và màng đóng vảy xuất hiện trên mặt, cổ và bẹn.
  • Viêm da dị ứng ở trẻ em và thiếu niên, bệnh hay gặp là viêm da nếp gấp, nhất là ở cá hố trước xương trị và hố khoeo.

Các thể bệnh viêm da dị ứng phổ biến

1. Viêm da cơ địa dị ứng

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Hưng (Bệnh viện Da liễu Trung ương) cho biết, bệnh viêm da cơ địa (tên khoa học là Atopic Dermatitis-AD) bệnh thường xuất hiện ở những người có tiền sử gai đình, bản thân mắc các yếu tố dị ứng như: Hen, viêm mũi xoang dị ứng, sẩn ngứa, mày đay.

Bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang là GIẢI PHÁP VÀNG trong điều trị viêm da dị ứng và viêm da tự miên nói chung. Tính đến tháng 10/2019 đã có 3597 bệnh nhân điều trị thành công nhờ bài thuốc.

2. Viêm da dị ứng tiếp xúc

Viêm da dị ứng tiếp xúc là phản ứng nhạy cảm của da đối với các dị nguyên gây đỏ da, phù nề, mụn nước với các mức độ khác nhau. Nguyên nhân là do da bị phơi nhiễm với các tác nhân hóa học, lý học. Các nghiên cứu cho biết có trên 3.700 dị nguyên được xác định gây viêm da tiếp xúc dị ứng ở người.

3. Viêm da dị ứng thời tiết

Viêm da dị ứng thời tiết là những mẫn cảm của da đối với thời tiết, nhiệt độ. Khi thay đổi thời tiết bệnh nhân dễ bị ngứa, càng gãi da càng bị kích ứng và sưng tấy. Bệnh thường nặng hơn khi thời tiết hanh khô, lạnh, gió đột ngột.

Lời khuyên cho bệnh nhân bị viêm da dị ứng thời tiết là nên dùng kem dưỡng ẩm ngay khi vào hanh khô, nên giữ ấm cơ thể.

Triệu chứng bệnh viêm da dị ứng

Triệu chứng viêm da dị ứng

Triệu chứng viêm da dị ứng thường gặp

  • Đỏ da
  • Ngứa

Đây là 2 triệu chứng viêm da dị ứng thường gặp và xuất hiện ngay ở thời điểm khởi phát của bệnh. Ở tất cả các dạng bệnh viêm da, vị trí tổn thưởng đều sẽ xuất hiện 2 triệu chứng phổ biến này.

Ngoài ra tùy tình trạng bệnh nặng hay nhẹ, ở thể cấp tính hay mạn tính có thể đi kèm những biểu hiện khác như:

  • Mụn nước
  • Rỉ nước
  • Rỉ dịch
  • Đóng mày
  • Vết loét
  • Nổi hạch
  • Khô da

Xem thêm chi tiết: Dấu hiệu nhận biết viêm da dị ứng khi mắc bệnh

Nguyên nhân gây ra viêm da dị ứng

Yếu tố di truyền và môi trường sống là 2 nguyên nhân chính gây viêm da dị ứng

Yếu tố di truyền và môi trường sống là 2 nguyên nhân chính gây viêm da dị ứng

– Do yếu tố di truyền: Khi cha và mẹ đều bị viêm da dị ứng thì trên 80% con cái đều có biểu hiện bệnh.

– Các dị nguyên từ môi trường bên ngoài: Dị ứng hóa chất tẩy rửa, dị ứng mỹ phẩm, phấn hoa, khói bụi, thay đổi thời tiết…

Xem video Bác sĩ Phương Mai (Bệnh viện Da liễu Tp.HCM) chia sẻ về bệnh viêm da dị ứng thời tiết:

Điều trị bệnh viêm da dị ứng như thế nào?

Viêm da dị ứng có nhiều dạng bệnh, nguyên nhân cũng như biểu hiện tình trạng bệnh ở mức độ khác nhau. Với mỗi tình trạng bệnh sẽ có các phương pháp chữa viêm da dị ứng cho phù hợp. Nhưng đều cần đảm bảo 4 nguyên tắc là:

  • Cố gắng tìm được căn nguyên, loại trừ căn nguyên
  • Chống dị ứng
  • Điều trị tại chỗ
  • Dịu da, giảm ngứa

Để có được hiệu quả điều trị viêm da dị ứng tốt nhất, người bệnh cần chủ động chữa trị sớm ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường trên da. Tùy vào từng giai đoạn và tình trạng bệnh sẽ có phương pháp chữa theo phác đồ gồm:

Điều trị tại chỗ

Việc đầu tiên sau khi thấy có phản ứng dị ứng trên da người bệnh cần xác định được nguyên nhân, căn nguyên gây kích ứng. Ngay lập tức phải loại bỏ tác nhân đó, ví dụ như dừng ăn hải sản, dừng uống sữa, tránh xa lông động vật,….

Tiếp theo, phải tắm rửa sạch sẽ để loại bỏ hoàn toàn các tác nhân này trên da và cơ thể.

Sử dụng các loại kem bôi, thuốc mỡ, thuốc kháng sinh dạng bôi, thuốc rửa để bôi và làm sạch vùng da bị tổn thương, để điều trị nhanh chóng tình trạng mẫn ngứa, phản ứng dị ứng trên da.

Tuy nhiên, với trường hợp da nhạy cảm hoặc da của trẻ sơ sinh tuyệt đối không được tùy ý sử dụng thuốc, kem bôi,… bởi rất dễ gây ra các ảnh hưởng không tốt cho da như: kích ứng, viêm nhiễm,… kiến tình trạng bệnh nặng hơn.

Điều trị toàn thân

Sau khi điều trị tại chỗ dứt điểm các triệu chứng khó chịu của bệnh, cần tiến hành điều trị toàn thân để trị bệnh tận gốc, căn nguyên gây phản ứng dị ứng. Viêm da dị ứng nếu không được điều trị tốt, tận gốc sẽ rất dễ tái phát, lây lan và khiến bệnh chuyển biến nặng sang giai đoạn mãn tính, khó điều trị.

Việc điều trị tận gốc cần tuân theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa. Ở mỗi giai đoạn phát triển của bệnh với các mức độ, biểu hiện và nguyên nhân gây phản ứng dị ứng khác nhau sẽ có phác đồ điều trị cho phù hợp.

Bác sĩ có thể lựa chọn phác đồ kết hợp nhiều phương pháp điều trị như dùng thuốc, UVA, UVB,… để cho hiệu quả chữa bệnh tốt nhất. Hạn chế tối đa nguy cơ bệnh tái phát cũng như những ảnh hưởng, biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe.

Chính vì vậy, ngay khi thấy trên da xuất hiện các triệu chứng viêm da dị ứng bất thường, người bệnh cần chủ động đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để khám và điều trị.

Phòng ngừa bệnh viêm da dị ứng

Tìm được căn nguyên dị ứng quan trọng nhất trong cách phòng viêm da dị ứng. Vì thế người có cơ địa dị ứng (người hen suyễn) khi sử dụng các chất dễ gây dị ứng nên chú ý như thử mỹ phẩm, giữ ấm cho cơ thể, không ăn các chất dễ gây dị ứng (tôm, cua, hải sản). Ngoài ra, lời khuyên chung cho để phòng tránh bệnh viêm da dị ứng gồm có:

  • Hạn chế tiếp xúc với hóa chất như xà phòng, dầu gội, nước rửa bát bằng cách đeo găng tay.
  • Dùng các loại sữa tắm trung tính, ít độ tẩy.
  • Thận trọng khi sử dụng mỹ phẩm. Chỉ nên dùng những loại mỹ phẩm đã quen thuộc.
  • Phòng bệnh khi thời tiết thay đổi. Khi bị dị ứng với gió lạnh, phấn hoa nên đeo khẩu trang, kính mắt,
  • Thận trọng với món ăn lạ, thức ăn có chất tanh.
  • Hạn chế đường, chất kích thích.
  • Không cào, gãi khi bị ngứa.

Viêm da dị ứng là bệnh không trị khỏi được nếu không loại bỏ được căn nguyên, việc điều trị chỉ có thể kiểm soát triệu chứng nên bệnh nhân cần tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Nên khám lại khi có dấu hiệu đợt cấp của bệnh không kiểm soát được tại nhà.

Quỳnh Nguyễn (tổng hợp)

HỮU ÍCH:

Thanh bì Dưỡng can thang là bài thuốc nổi danh đã giúp hàng nghìn bệnh nhân thoát khỏi triệu chứng ngứa ngáy, mẩn đỏ kéo dài dai dẳng của bệnh viêm da dị ứng.

Bình luận (4)

  1. Nguyễn văn hậu says: Trả lời

    Em bị dị ứng thời tiết thường xuyên thường bị rất lâu và điều trị rất khó bs có phương phap đtri triệt để ko ạ

    1. Kim Phụng says: Trả lời

      bị dị ứng thời tiết anh điều trị bằng bài thuốc này khỏi nè anh Hậu . trước em cũng bị chứng dị ứng thời tiết cứ nổi mẩn hoài điều trị đủ các loại thuốc mà không hết . sau em đạc báo biết đến bài thuốc Nam của dòng họ đỗ minh em chuyển qua điều trị khỏi hoàn toàn rùi đó nè .

      http://www.doisongphapluat.com/doi-song/suc-khoe-lam-dep/di-ung-thoi-tiet-noi-me-day-va-cach-dieu-tri-hieu-qua-do-chuyen-gia-mach-nuoc-a246922.html

  2. Ngọc The says: Trả lời

    Xin hãy giup em vói. Em bi da dày hơn ngứa rân ran khó chịu. Da xấu đi

    Em phải lam gì???

  3. Hờ A Rủa says: Trả lời

    tôi bị ngứa đc 5 tháng uong các loại thuoc tay rôi thuoc nam không khỏi cứ moi lan uong thì khỏi hét thuoc thì lại ngứa toi muon hỏi ý kien và cách ddieu tri

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo