Điều trị viêm da dị ứng ở mặt với 2 phương pháp hiệu quả nhất hiện nay

Mặt là vùng da dễ bị tổn thương trong đó có viêm da dị ứng, khi bị bệnh mọi người đều có tâm lí nôn nóng điều trị vì sợ ảnh hưởng thẩm mỹ, vì thế cũng gây không ít biến chứng do sai cách. Cùng tìm hiểu hai phương pháp điều trị viêm da dị ứng ở mặt dưới đây để có thêm kiến thức về bệnh.

Bài nên đọc:

>> Viêm da dị ứng ở tay: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

>> Viêm da dị ứng có lây không? Cách phòng tránh bệnh

Viêm da dị ứng là một bệnh da mạn tính khó chẩn đoán và cũng rất khó điều trị, đặc biệt là ở vùng mặt. Lý do viêm da dị ứng thường biểu hiện ở mặt là do vùng da này nhiều tế bào dưỡng bào, mạch máu nên thường nhạy cảm với chất hóa học trung gian dị ứng như histamin.

Các biểu hiện thường gặp viêm da dị ứng ở mặt là bóng bừng, đỏ mặt, rát,ngứa, nổi mẩn, da mặt sưng tấy kèm mụn nước, cũng có trường hợp bị khó thở.

Bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang là GIẢI PHÁP VÀNG trong điều trị viêm da dị ứng và viêm da tự miên nói chung. Tính đến tháng 10/2019 đã có 3597 bệnh nhân điều trị thành công nhờ bài thuốc.

Nguyên tắc điều trị trước tiên là phát hiện nguyên nhân gây dị ứng và loại bỏ nó, trong đó, có một số nguyên nhân thường gặp là do thức ăn, thuốc, mỹ phẩm, côn trùng, ánh nắng mặt trời…. Các trường hợp nặng cần được điều trị bằng thuốc gồm những thuốc làm dịu, có tác dụng làm ẩm và thuốc ức chế miễn dịch với Tây y và dùng thuốc uống trong giải độc, giảm dị ứng với Đông y. Cụ thể từng phương pháp gồm những tên thuốc và bài thuốc như sau:

Cách chữa viêm da dị ứng ở mặt bằng Tây y

Các nhóm thuốc được dùng điều trị viêm da dị ứng ở mặt gồm:

  • Thuốc corticoid

Là một trong những loại thuốc chủ chốt để chống viêm da và đặc biệt cần thiết khi bệnh nhân đang ở đợt kích phát. Với vùng da mặt chỉ nên dùng loại có hoạt chất yếu như hydrocortisol (0,5 – 10%) để giúp làm co mạch, ức chế các chức năng của bạch cầu, làm biến đổi phản ứng miễn dịch.

Thời gian điều trị chỉ khoảng 10 ngày, ngày bôi 1 lần duy nhất, sau đó nên giảm liều và dừng hẳn vì thuốc có thể gây tác dụng phụ như teo da, rạn da, giảm sắc tố da.

  • Thuốc Tacrolimus

Đây là một dẫn xuất kháng sinh nhóm macrolid được dùng điều trị cho những trường hợp viêm da dị ứng nặng không đáp ứng được corticoid. Thuốc có tác dụng ức chế tổng hợp, giải phóng các cytokin gây viêm hoàn toàn có thể dùng cho vùng da mặt.

Chỉ bôi lên vùng da bị tổn thương 2 lần/ngày dưới dạng mỏng trong vòng 2 tuần. Nếu trong vòng 2 tuần này không thấy hiệu quả nên dừng ngay.

Tuy nhiên, nên tránh bôi lên các niêm mạc, vùng da nhiễm khuẩn. Chống chỉ định cho trẻ dưới 2 tháng tuổi, người suy giảm miễn dịch. Trong thời gian điều trị nên hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

  • Thuốc kháng histamin

Biểu hiện ngứa của viêm da dị ứng không chỉ đơn thuần do histamin vì thế các thuốc kháng histamin có hiệu quả thất thường khi được chỉ định dùng cho trường hợp này. Tuy nhiên, các loại thuốc kháng histamin hầu như chống ngứa rất tốt do đó giúp ích trong trường hợp ngứa nhiều tránh gãi gây trầy xước da. Lưu ý, không nên dùng các kháng histamin nhóm phenothiazin khi phải ra nắng nhiều vì có nguy cơ bị nhạy cảm ánh sáng.

2. Cách điều trị viêm da dị ứng ở mặt bằng Đông y

Theo y học cổ truyền, bệnh dị ứng trong đó có viêm da dị ứng là một bệnh thuộc phong do cả nội nhân (cơ địa con người) và ngoại nhân (các yếu tố môi trường) gây nên. Việc điều trị bênh dị ứng theo Đông y dựa trên nguyên tắc “trị phong tiên trị huyết, huyết hành phong tự diệt”, có nghĩa là khí huyết lưu thông thì bệnh sẽ tự khỏi.

Do đó, các vị thuốc dùng để điều trị gồm những dượcliệu thanh nhiệt, giải độc tùy theo các bệnh, bộ phận dị ứng.

Có thể dùng song song 2 bài thuốc uống và xông sau đâu để điều trị viêm da dị ứng ở mặt:

– Bài thuốc uống gồm các dược liệu:

  • Kinh giới 8g
  • Trúc diệp 8g
  • Kim ngân hoa 10g
  • Liên kiều 10g
  • Cam thảo 10g
  • Đậu xị 10g
  • Bạc hà 12g
  • Cát cánh 12g
  • Ngưu bàng tử 12g

Cách dùng: Có thể dùng với dạng thuốc bột hoặc thuốc sắc ngày 1 tháng, chia làm 2 lần uống. Hoặc dùng dưới dạng thuốc bột, tán các vị thuốc trên thành bột mịn, viên tròn thành hoàn khoảng 8-10g, uống mỗi lần 8-10g cùng nước sôi để nguội trong 2-3 tuần.

– Bài thuốc xông trị ngứa gồm dược liệu:

  • Bèo cái (bỏ rễ)
  • Củ ráy dại (dã vu) gọt bỏ vỏ, thái mỏng
  • Thổ phục linh (thái phiến)
  • Lá ba chạc

Tất cả dùng dưới dạng tươi, đun sôi lấy hơi, trùm kín bằng khăn sạch như xông hơi từ 2-3 lần/tuần.

Lưu ý: Cách điều trị viêm da dị ứng ở mặt đòi hỏi sự chính xác vì có thể gây nhiều biến chứng nếu dùng không đúng quy định, vì thế, bệnh nhân không nên tự ý dùng thuốc.

HỮU ÍCH:

Thanh bì Dưỡng can thang là bài thuốc nổi danh đã giúp hàng nghìn bệnh nhân thoát khỏi triệu chứng ngứa ngáy, mẩn đỏ kéo dài dai dẳng của bệnh viêm da dị ứng.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo