Viêm da dị ứng ở mặt: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Viêm da dị ứng nói chung và viêm da dị ứng ở mặt nói riêng diễn biến khá phức tạp, khả năng tái phát cao vì thế ngoài tuân thủ chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân

Theo Bác sĩ Nguyễn Thành (Nguyên Trường khoa Khám bệnh – BV Da liễu Trung ương) cho biết viêm da dị ứng là biểu hiện tổn thương da của dạng dị ứng nào đó.

Viêm da dị ứng chiếm khoảng 20-25% số người, trong đó viêm da dị ứng ở mặt xảy ra nhiều ở phụ nữ và trẻ em do đây là đối tượng có làn da nhạy cảm và thói quen dùng mỹ phẩm.

Các triệu chứng viêm da dị ứng ở mặt phổ biến

Các triệu chứng của viêm da dị ứng thay đổi theo từng người, tuy nhiên, triệu chứng hay gặp nhất là da khô, nứt nẻ da và ngứa. Cụ thể:

– Triệu chứng viêm da cơ địa ở mặt:

  • Khô da
  • Ban đỏ
  • Ngứa
  • Mụn nước

Triệu chứng của bệnh khác nhau dựa trên 3 giai đoạn khác nhau gồm: giai đoạn cấp tính, giai đoạn bán cấp và giai đoạn mạn tính.

Xem ngayViêm da cơ địa ở trẻ em: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang là GIẢI PHÁP VÀNG trong điều trị viêm da dị ứng và viêm da tự miên nói chung. Tính đến tháng 10/2019 đã có 3597 bệnh nhân điều trị thành công nhờ bài thuốc.

  • Giai đoạn cấp tính: Xuất hiện đám da đỏ, không rõ ranh giới, có sẩn (hoặc đám sẩn), mụn nước tiết dịch, không có vảy da. Da có hiện tượng bị phù nề, chảy dịch, đóng vảy tiết. Các vết xước do gãi tạo thành vết chợt, bội nhiễm tụ cầu tạo thành các mụn mủ, vẩy tiết vàng.
  • Giai đoạn bán cấp: Các triệu chứng nhẹ hơn, da không bị phù nề hay tiết dịch.
  • Giai đoạn mạn tính: Da trở nên dày, thâm, ranh giới rõ, các vết nứt đau, xuất hiện lichen hóa (da dày, có vằn sọc ngang dọc).

– Triệu chứng viêm da tiếp xúc dị ứng ở mặt:

  • Đỏ da
  • Mụn nước
  • Tiết dịch
  • Ngứa

Biểu hiện qua các giai đoạn:

Xem ngayViêm da tiếp xúc dị ứng ở mặt: Triệu chứng, nguyên nhân và cách trị

  • Giai đoạn cấp tính: Dát đỏ, ranh giới rõ, phù nề, mụn nước, sẩn, có thể có bọng nước tạo thành mảng, bỏng nước vỡ để lại vết trợt tiết dịch và đóng vảy tiết, kèm ngứa.
  • Giai đoạn bán cấp tính: Mảng dát đỏ nhẹ, kích thước nhỏ, có vảy da khô, đi kèm những đóm nhỏ đỏ hoặc sẩn.
  • Giai đoạn mạn tính: Da dày, lichen hóa, nếp da sâu thành đường kẻ song song hoặc hình thoi, những vết trầy xước, dát đỏ và nhiễm sắc tố.

Nguyên nhân gây viêm da dị ứng ở mặt

1. Yếu tố di truyền

Đa số những bệnh nhân có cơ địa dị ứng có tiền sử bản thân, gia đình mắc các bệnh có yếu tố dị ứng như hen, viêm mũi dị ứng, sẩn ngứa, dị ứng thuốc, mày đay.

Trong đó viêm da cơ địa dị ứng được xác định là do di truyền, khoảng 60% trẻ em bị viêm da cơ địa dị ứng (thường xuất hiện ở mặt) do bố hoặc mẹ từng bị bệnh.

2. Yếu tố môi trường, dị nguyên

  • Bôi trực tiếp vào da các thuốc, mỹ phẩm.
  • Dị nguyên trong môi trường làm việc và sinh hoạt như khói bụi, hóa chất…
  • Bị viêm da dị ứng ở mặt do tiếp xúc với ánh nắng.

Cách điều trị 2 bệnh viêm da dị ứng ở mặt phổ biến

Nguyên tắc điều trị các bệnh viêm da dị ứng bao gồm: Loại bỏ dị nguyên, điều trị kháng viêm và chống ngứa.

Tùy từng tình trạng bệnh, vùng tổn thương, giới tính của bệnh nhân bác sĩ sẽ cho đơn thuốc phù hợp. Dưới đây là cách điều trị cụ thể cho hai bệnh viêm da dị ứng ở mặt phổ biến.

Lưu ý: Thông tin chỉ có tính chất tham khảo, bệnh nhân không tự ý dùng thuốc.

1. Điều trị viêm da cơ địa dị ứng ở mặt

PGS.BS Nguyễn Duy Hưng (Bệnh viện Da liễu Trung Ương) chia sẻ việc điều trị cụ thể bệnh viêm da cơ địa ở mặt như sau:

  • Với thương tổn cấp tính: Đắp ẩm và bôi kem corticoit. Nếu bị bội nhiễm cho kháng sinh uống để chống tụ cầu trùng vàng. Và uống kháng histamin để chống ngứa.
  • Với thương tổn thể cấp tính và mạn tính: Làm ẩm da bằng kem bôi dướng ẩm. Thuốc corticosteroid dùng trong thời gian ngắn (nếu dùng dài ngày nên dùng tacrolimus) chống viêm, chống ngứa. Uống kháng histamin. Uống corticoid (khi bệnh nặng, có sự chỉ định của bác sĩ).
  • Nếu không đáp ứng các phương pháp trên bệnh nhân được tư vấn dùng liệu pháp ánh sáng đặc biệt để loại bỏ tổn thương.

2. Điều trị viêm da tiếp xúc dị ứng:

  • Với thương tổn nặng, cấp tính:

+ Dùng corticosteroide đường tiêm tĩnh mạch (hoặc đường uống) liều trung bình. Giảm dần trong thời gian ngắn, thông thường từ 2-3 tuần.

+ Đồng thời dùng corticosteroide dạng gel bôi tại chỗ hoặc hồ nước cho đến khi thương tổn khô.

+ Sau khi vùng da tổn thương khô dịch mới bôi dạng corticosteroide cream.

+ Dùng thuốc kháng histamin đường uống để giảm ngứa.

+ Dùng kháng sinh tại chỗ hoặc uống nếu có nhiễm khuẩn khuẩn, nguy cơ nhiễm khuẩn.

+ Nếu tổn thương tiết dịch nhiều, nhiễm khuẩn nên rửa dung dịch thuốc tím1/10.000 để làm săn da và sát khuẩn da.

+ Kết hợp cùng các loại vitamin A, E, C, kẽm đường uống nếu không có chống chỉ định.

  • Với thương tổn vừa và nhẹ không cấp tính:

+ Dùng corticosteroide đường uống hoặc không (tùy vào lâm sàng).

+ Bôi corticosteroide dạng kem hoặc mỡ.

+ Chống ngứa bằng kháng histamin đường uống.

+ Kết hợp uống các loại vitamin A, E, C, kẽm nếu không có chống chỉ định.

  • Với thương tổn mạn tính:

+ Chống ngứa bằng kháng histamin.

+ Dùng mỡ corticosteroide (nồng độ nhẹ) kết hợp với salisic 5% bôi tại chỗ.

+ Khi tổn thương khô nên dùng xen kẽ mỡ corticosteroid với một sản phẩm không chứa corticosteroid.

+ Kết hợp uống các loại vitamin A, E, C, kẽm (nếu không chống chỉ định).

Chi tiết: Cách sử dụng 7 loại thuốc trị viêm da dị ứng

Đẩy lùi viêm da dị ứng ở mặt bằng giải pháp đến từ Đông y

Khác với Tây y đi chữa trị viêm da dị ứng bằng cách triệt tiêu triệu chứng từ “ngọn” với các loại thuốc bôi hoặc thuốc kháng sinh. Đông y chủ trị viêm da dị ứng ở mặt từ gốc bằng cách đưa các thảo dược thiên nhiên lành tính vào tận sâu bên trong cơ thể, giúp cơ thể thải loại các độc tố, đồng thời tái tạo và nuôi dưỡng làn da bên ngoài.

Do đó, hiện nay sử dụng bài thuốc từ Đông y có sự kết hợp “3 trong 1” tạo nên tác động kép là sự lựa chọn được nhiều bệnh nhân viêm da dị ứng. Một trong số những bài thuốc gây được tiếng vang trên thị trường không thể không kể đến Thanh bì dưỡng can thang.

Được biết đây là bài thuốc do Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc bào chế, kết tinh hàng chục bài thuốc cổ phương quý giá. Trong đó, phải kể đến bài Trợ tạng bì của Hải Thượng Lãn Ông và cốt thuốc bí truyền của đồng bào Tày ở Bắc Kạn. [Ký sự hoàn thiện bài thuốc xem TẠI ĐÂY]

Với sự góp mặt của các thảo dược là “khắc tinh” của viêm da dị ứng ở mặt như: dược liệu trầu không, ô liên rô, mò trắng, tang bạch bì… đem tới hiệu quả đánh bay viêm da dị ứng chỉ sau 3 – 4 liệu trình.

>>> NÊN ĐỌC: 5 ƯU ĐIỂM khẳng định Thanh bì Dưỡng can thang là GIẢI PHÁP SỐ 1 trong điều trị viêm da tự miễn

Thanh bì Dưỡng can thang đẩy lùi bệnh hiệu quả
Thanh bì Dưỡng can thang đẩy lùi bệnh hiệu quả

Ngoài cơ chế và tác động hoàn hảo, Thanh bì dưỡng can thang còn có ưu điểm từ việc sử dụng nguồn dược liệu sạch, đạt tiêu chuẩn GACP-WHO. Đồng thời an toàn, không gây tác dụng phụ, có thể sử dụng cho trẻ em và phụ nữ cho con bú.

Khi sử dụng Thanh bì dưỡng can thang với 3 bài thuốc: ngâm rửa, bôi ngoài và uống trong kết hợp, bệnh nhân viêm da dị ứng ở mặt còn được hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể chống lại được các tác nhân gây bệnh từ môi trường bên ngoài.

Kết thúc liệu trình, Thanh bì Dưỡng can thang cho hiệu quả đẩy lùi bệnh lên đến 95%, hạn chế tái phát sau thời gian dài. Đông đảo bệnh nhân đã tin tưởng gửi về Trung tâm Thuốc dân tộc những phản hồi tích cực:

Không chỉ được bệnh nhân đánh giá cao, Thanh bì Dưỡng can thang còn được VTV2 Sống khỏe mỗi ngày số phát sóng 16/11/2019 đưa tin giới thiệu. Theo đó, chương trình nhận định bài thuốc là GIẢI PHÁP VÀNG trong đẩy lùi viêm da dị ứng, nhanh chóng phục hồi thể trạng cho bệnh nhân.

Toàn bộ chương trình xem TẠI ĐÂY (phần giới thiệu bài thuốc ở phút 19:14) hoặc theo dõi qua video bên dưới:

Trên đây là một số thông tin tham khảo về bài thuốc đặc trị viêm da dị ứng Thanh bì dưỡng can thang. Để biết thêm thông tin chi tiết, mời quý độc giả vui lòng liên hệ:

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc

Phòng bệnh viêm da dị ứng ở mặt

Một trong những yếu tố cần thiết nhất là loại bỏ được căn nguyên gây dị ứng vì thế bệnh nhân nên lưu ý và ghi nhớ tất cả những bất thường của da và sức khỏe khi tiếp xúc với dị nguyên nghi ngờ gây bệnh và loại trừ. Theo đó, cần lưu ý những điều dưới đây:

  • Vệ sinh da sạch sẽ, bôi kem dưỡng ẩm lành tính.
  • Không dùng mỹ phẩm tùy tiện, nên thử kích ứng trước với vùng da cổ tay trước khi dùng ở mặt.
  • Đeo khẩu trang hoặc mặt nạ khi tiếp xúc với hóa chất, khói bụi …
  • Không ăn thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng.
  • Giữ tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng.
  • Không gãi ngứa quá nhiều khiến da bị tổn thương.
  • Có thể dùng kem để bảo vệ da như wonder glove, dermaffin, dermashild

Viêm da dị ứng nói chung và viêm da dị ứng ở mặt nói riêng diễn biến khá phức tạp, khả năng tái phát cao vì thế ngoài tuân thủ chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân nên ý thức phòng bệnh. Việc điều trị có kết quả cao nhất khi điều trị đúng cách và loại bỏ được dị nguyên gây bệnh.

Quỳnh Nguyễn (tổng hợp)

HỮU ÍCH:

Thanh bì Dưỡng can thang là bài thuốc nổi danh đã giúp hàng nghìn bệnh nhân thoát khỏi triệu chứng ngứa ngáy, mẩn đỏ kéo dài dai dẳng của bệnh viêm da dị ứng.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo