Cách trị viêm da dị ứng và những điều cần lưu ý khi điều trị bệnh

Việc điều trị viêm da dị ứng phụ thuộc vào tình trạng bệnh, vị trí tổn thương, lứa tuổi để có những phác đồ riêng. Cùng tìm hiểu cách trị viêm da dị ứng với 3 bệnh da bị ứng phổ biến dưới đây.

>> Một số hình ảnh viêm da dị ứng thường gặp khi mắc bệnh

>> Dấu hiệu nhận biết triệu chứng viêm da dị ứng khi mắc bệnh

>> Nguyên nhân gây viêm da dị ứng phổ biến nhất

Theo Bác sĩ Nguyễn Thành (Nguyên Trưởng khoa Khám bệnh – Bệnh viện Da liễu Trung ương), viêm da dị ứng là thuật ngữ chung để chỉ những phản ứng của da bởi một loại dị ứng nào đó.

Viêm da dị ứng có nhiều nhóm bệnh khác nhau, trong đó có 3 bệnh phổ biến gồm: Mề đay, viêm da tiếp xúc dị ứng, viêm da cơ địa. Với các triệu chứng chung như ngứa, nổi ban, mụn nước, loét, có khi khô da.

Bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang là GIẢI PHÁP VÀNG trong điều trị viêm da dị ứng và viêm da tự miên nói chung. Tính đến tháng 10/2019 đã có 3597 bệnh nhân điều trị thành công nhờ bài thuốc.

Nguyên nhân chủ yếu là do di truyền, do tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh từ môi trường như hóa chất, khói bụi…

Nguyên tắc điều trị chung bệnh viêm da dị ứng gồm có:

  • Điều trị nguyên nhân: Loại bỏ được dị nguyên (nếu không loại bỏ được dị nguyên thì mọi điều trị đều thất bại).
  • Điều trị triệu chứng: gồm giảm ngứa, chống viêm, chống nhiễm khuẩn, giảm đau.

Ngoài, việc bắt buộc phải loại bỏ được nguyên nhân, dưới đây là các cách điều trị cụ thể của 3 bệnh viêm da dị ứng đã kể trên:

1. Bệnh viêm da cơ địa dị ứng

Điều trị cho người lớn:

Theo PGS.BS Nguyễn Duy Hưng (Bệnh viện Da liễu Trung ương) điều trị viêm da cơ địa cụ thể gồm:

  •  Điều trị tại chỗ:

Hằng ngày, tắm rửa sạch sẽ với nước ấm và sữa tắm ít chất kiềm, sau đó bôi kem dưỡng ẩm.

Dùng thuô’c có chứa corticoid hoạt tính trung bình như Clobetason butyrat hoặc Desonid. Với dùng da dày có thể dùng loại hoạt tính mạnh hơn như Clobetasol propionat. Vùng da mỏng chỉ nên dùng mỡ corticoid nhẹ, dùng trong thời gian ngắn.

Dùng thuô’c mỡ kháng sinh hoặc mỡ corticoid có kháng sinh để chống nhiễm khuẩn với vùng da bị tổn thương.

Đắp dung dịch thuô’c tím 1/10.000, nước muối sinh lý 0,9%, hoặc Jarish.

Bôi thuô’c bạt sừng bong vảy như goudron, ichthyol, crysophanic, mỡ salicyle 5% hoặc 10%.

Xem ngayCách điều trị viêm da cơ địa hiệu quả nhất hiện nay

  • Điều trị toàn thân:

Dùng kháng Histamin H1; Kháng sinh chống nhiễm khuẩn, Corticoid dạng uống, Cyclosporin, Methotrexat.

Các phương pháp điều trị khác: UVA, UVB được chỉ định khi bệnh nhân không đáp ứng các phương pháp điều trị với thuô’c trên.

  • Thuốc Đông y trị viêm da cơ địa:

Theo Ths.Bs Phan Thị Hoa (Bệnh viện Tuệ Tĩnh – Học viện Y dược cổ truyền Việt Nam) cho biết, trị viêm da cơ địa bằng đông y dùng bài thuô’c Tứ vật tiêu phong ẩm gia giản gồm Thục địa, xuyên khung, đương quy, sinh địa, bạch thước, phòng phong, kinh giới, khổ sâm… và 1 số vị thuô’c khác.

Cách sắc: Lần 1, cho 3 bát nước đun sôi lấy 1 bát. Lần 2, cho 2 bát nước đun sôi lấy 1 bát. Lần 3, cho 2 bát đun sôi lấy 1 bát. Trộn 3 bát thuô’c này lại với nhau, chia làm 3 lần uống, uống sau bữa ăn.

Điều trị cho trẻ em:

Theo PGS.TS. Nguyễn Ngọc Sáng (Trưởng Bộ môn Nhi – ĐH Y dược Hải Phòng), một số thuốc trị viêm da cơ địa ở trẻ em được sử dụng cụ thể như sau:

Kem dưỡng ẩm bôi hàng ngày. Kèm thuốc mỡ steroid kết hợp kháng sinh có tác dụng chống viêm, giảm ngứa, giảm đau. Hàm lượng thuô’c sử dụng nhỏ nhất, thời gian điều trị 1-2 tuần. Sau đó duy trì bôi thuô’c mỡ tacrolimus và dưỡng ẩm thời gian dài để phòng bệnh tái phát.

Dùng thêm thuô’c kháng histamin chống ngứa, chống dị ứng như promethazin hydroclorid, clorpheniramin maleat, loratadin… nên chọn dạng bào chế dạng siro để trẻ dễ uống.

2. Bệnh mề đay

Theo Tài liệu Hướng dẫn, chấn đoán và điều trị Da liễu, việc điều trị cụ thể bệnh mề đay như sau:

  • Trường hợp nhẹ: Dùng kháng sinh histamin H1 như Loratadin, Cetirizin, Acrivastin.
  • Trường hợp nặng: Phối hợp kháng histamin H1 với corticoid.

3. Bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng

Cũng theo tài liệu Hướng dẫn, chấn đoán và điều trị Da liễu, việc điều trị cụ thể viêm da dị ứng cấp tính, lan tỏa toàn thân có thể chỉ định corticoid toàn thân liều thấp 15-20mg/ngày dùng trong 3 ngày. Sau đó giảm liều xuống còn 5mg/ngày x 3 ngày rồi ngừng điều trị.

Với vùng tổn thương ngoài da cần điều trị theo từng giai đoạn của bệnh, thường sử dụng các chế phẩm có corticoid.

Xem ngayCách sử dụng 7 loại thuốc trị viêm da dị ứng

Xem video Cách xử lý viêm da dị ứng do mỹ phẩm:

Lời khuyên: Như đã nói ở trên, bệnh không thể điều trị khỏi nếu bệnh nhân không loại trừ được dị nguyên. Hoặc nếu tìm được dị nguyên và loại bỏ thì bệnh cũng sẽ tự khỏi. Vì thế để tránh tái phát bệnh nhân nên theo dõi để biết mình dị ứng với loại dị nguyên nào thì hạn chế tiếp xúc tối đa dị nguyên đó. Một số nguyên tắc cần nhớ gồm:

  • Vệ sinh cá nhân, môi trường sạch sẽ
  • Hạn chế những đồ ăn dễ gây dị ứng như hải sản, các loại hạt, trứng…
  • Không tiếp xúc trực tiếp với chất tẩy rửa, hóa chất.
  • Tăng cường khả năng miễn dịch bằng cách bổ sung các vitamin như C, E..
  • Uống đủ 2 lít nước/ngày.
  • Không lạm dụng, tự ý dùng thuô’c.

Lưu ý: Các cách điều trị viêm da dị ứng trên chỉ có tính chất tham khảo, bệnh nhân không tự ý dùng thuô’c khi không có kiến thức về thuô’c.

Quỳnh Nguyễn (tổng hợp)

HỮU ÍCH:

Thanh bì Dưỡng can thang là bài thuốc nổi danh đã giúp hàng nghìn bệnh nhân thoát khỏi triệu chứng ngứa ngáy, mẩn đỏ kéo dài dai dẳng của bệnh viêm da dị ứng.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo