Cách sử dụng 7 loại thuốc trị viêm da dị ứng
Có rất nhiều độc giả gửi về Cẩm nang bệnh da liễu với nội dung viêm da dị ứng bôi thuốc gì? uống thuốc gì?…để hỏi về cách trị viêm da dị ứng. Dưới đây là một số nhóm thuốc thường được dùng trong điều trị viêm da dị ứng. Tuy nhiên, lưu ý BỆNH NHÂN KHÔNG TỰ Ý DÙNG THUỐC.
Cách trị viêm da dị ứng và những điều cần lưu ý khi điều trị bệnh
Cách điều trị viêm da dị ứng bằng thuốc nam
Theo Bác sĩ Nguyễn Thành (Nguyên trưởng khoa Khám bệnh – Bệnh viện Da liễu Trung ương), viêm da dị ứng là một bệnh da mạn tính, trong đó da xảy ra hiện tượng viêm. Bệnh có liên quan đến tính chất di truyền theo da đình, viêm da dị ứng rải rác do thời tiết, thức ăn và các dị nguyên khác.
Các triệu chứng chung gồm ngứa, viêm kèm đỏ da, sưng, rạn da, rỉ nước, đóng và bong tróc vảy. Việc điều trị dựa vào rất nhiều yếu tố như giới hạn vùng tổn thương, mức độ tổn thương, giới tính, vị trí, thời gian bị bệnh…
7 Loại thuốc thường dùng trong điều trị viêm da dị ứng
Theo Ths. Dược sĩ Lê Quốc Thịnh, các nhóm thuốc hay dùng trong điều trị viêm da dị ứng gồm:
1. Thuốc, kem dưỡng ẩm
Việc điều trị da khô rất quan trọng vì vậy cần sử dụng thuốc làm dịu da, có tác dụng làm ẩm da và tái lập lớp hydro lipid của da. Nên chọn những loại kem trung tính, không chứa mùi thơm, chất bảo quản. Nên dùng kem chứa các chất có khả năng thâu tóm và giữ nước ở vùng lớp sừng.
Xem ngay: Kem dưỡng ẩm cho bé bị viêm da cơ địa dùng thế nào hiệu quả nhất
2. Thuốc bôi corticoid (dermocorticoid)
Thuốc được bào chế với những tên biệt dược như: Betamethasol, Hydrocortisol, Fluticason…
Đây là thuốc chủ chốt để chống viêm da và rất cần thiết khi bệnh nhân đang ở đợt kịch phát. Thuốc có tác dụng chống viêm do làm co mạch, ức chế các chức năng của bạch cầu và làm biến đối các phản ứng miễn dịch. Đồng thời có tác dụng chống tăng sinh làm hạn chế sự tổng hợp collagen.
Cách dùng thông thường: Bôi ngày 1 lần cho tới khi đỡ, khoảng 10 ngày. Bôi vào buổi tối. Trừ trường hợp một số thể eczema lichen hóa (da dày) bôi ngày 2 lần. Thận trọng khi dùng ở mí mắt vì nguy cơ đục thủy tinh thể.
Tác dụng phụ: Dùng lâu dài thuốc có thể dẫn đến các tác dụng phụ như teo da, giãn mạch, rạn da, rậm lông, giảm sắc tố, bội nhiễm.
Ở trẻ em, có thể dẫn đến hội chứng chậm lớn, thậm chí suy thượng thận trong trường hợp ngừng đột ngột sau khi dùng lượng lớn loại dermocorticoid mạnh.
3. Thuốc Tacrolimus (protopic)
Là một dẫn xuất kháng sinh nhóm macrolid dùng trong trường hợp viêm da dị ứng nặng, không đáp ứng với dermocorticoid. Thuốc ức chế sự tổng hợp, giải phóng cách cytokin gây viêm, không có tác dụng gây teo da như các kem dermocorticoid.
Thuốc có thể bôi lên các tổn thương ở thân, mặt. Không bôi lên các niêm mạc, trên da nhiễm khuẩn hoặc dưới băng kín. Chỉ bôi lên vùng da tổn thương 2lần/ngay, bôi mỏng đến khi hết chàm thì ngừng lại. Trong vòng 2 tuần không hiệu quả nên ngừng dùng ngay. Không bôi lên các tổn thương cơ có tiềm năng ác tính hoặc lên tổn thương tiền ung thư. Khi có bội nhiễm phải ngưng ngay. Hạn chế ra nắng trong thời gian điều trị.
Chống chỉ định: Trẻ dưới 2 tháng tuổi, người suy giảm miễn dịch.
Tác dụng phụ: Ngứa, hoặc bỏng với người dùng ngày đầu tiên.
4. Thuốc Ciclosporin (neoral, sandimmun)
Đây là loại thuốc được dùng cho viêm da dị ứng nặng ở người lớn, sau khi các phương pháp điều trị khác thất bại. Dùng thuốc trong thời gian ngắn, khoảng 8 tuần.
5. Thuốc kháng histamin
Thuốc kháng histamin giúp chống ngứa. Không nên dùng kháng histamin nhóm phenothiazin trong thời kỳ ra nắng nhiều do nguy cơ nhạy cảm ánh sáng. Có thể dùng an thần (hydroxyzin) để bớt gãi ban đêm, nhất là ở trẻ em.
6. Thuốc chống nhiễm khuẩn
Trong trường hợp chốc, lở hoặc viêm nang lông do tụ cầu vàng cần chống bội nhiễm vi khuẩn. Dùng thuốc sát khuẩn hòa nước ấm tắm, sau đó tráng kỹ.
Hoặc dùng tại chỗ các dung dịch nước hoặc có bọt. Nếu phối hợp các thuốc sát khuẩn, thuốc làm dịu da, nếu dùng xen kẽ các thuốc sát khuẩn để tránh chọn lọc vi khuẩn. Kháng sinh tại chỗ như acid fusidic dùng trong trường hợp nhiễm khuẩn khu trú nông.
Một số trường hợp cần thiết phải dùng đến liệu pháp kháng sinh bằng đường uống như amoxycilin hoặc các cephalosporin.
7. Thuốc Đông y
Theo Ths. Bs Phan Thị Hoa (Bệnh viện Tuệ Tĩnh – Học viện Y dược cổ truyền Việt Nam) cho biết, đa số bệnh nhân điều trị viêm da dị ứng ở giai đoạn mạn tính ví dụ như viêm da cơ địa.
Theo y học cổ truyền, viêm da cơ địa mạn tính ở thể huyết hư phong táo, vì vậy, dùng bài thuốc Tứ vật tiêu phong ẩm gia giản. Các dược liệu gồm: Thục địa, xuyên khung, đương quy, sinh địa, bạch thước, phòng phong, kinh giới, khổ sâm…
Cách sắc thuốc: Lần đun 1: cho 3 bát nước, đun sôi lấy 1 bát; Lần 2: cho 2 bát nước, đun sôi lấy 1 bát; Lần 3: cho 2 bát đun sôi lất 1 bát. Sau đó, trộn 3 bát thuốc với nhau chia làm 3 lần uống, uống sau bữa ăn.
- Tác dụng: An toàn, ít tác dụng phụ, giúp bổ huyết, trừ phong.
- Nhược điểm: Thời gian điều trị kéo dài, cách thực hiện phức tạp.
Trong trường hợp ngại đun sắc vì không biết rõ liều lượng các vị thuốc sao cho chuẩn, bệnh nhân viêm da dị ứng có thể sử dụng bài thuốc bốc thang Thanh bì dưỡng can thang của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc. Đây là thành quả từ đề tài nghiên cứu “Ứng dụng dược liệu quý vào điều trị viêm da dị ứng”, Thanh bì Dưỡng can thang kết tinh giá trị hàng chục bài thuốc cổ phương, nổi bật nhất là bài Trợ tạng bì của Hải Thượng Lãn Ông và cốt thuốc bí truyền của đồng bào Tày ở Tây Bắc.
Trải qua nhiều nghiên cứu và thử nghiệm bài bản, Thanh bì Dưỡng can thang được làm mới về thành phần và công thức đáp ứng tốt cơ địa người hiện thời. Bài thuốc xứng đáng là lựa chọn số 1 cho bệnh nhân viêm da dị ứng. [Ký sự hoàn thiện bài thuốc xem TẠI ĐÂY]
Cũng với thành phần nguyên liệu từ thảo dược thiên nhiên, quy tụ các loại dược liệu là “khắc tinh” của viêm da dị ứng như tang bạch bì, kim ngân hoa, ké đầu ngựa, đơn đỏ… Thanh bì dưỡng can thang đã được đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn cao định lượng kỹ càng, kết hợp theo tỷ lệ vàng nhằm tạo ra hiệu quả điều trị tối ưu.
Khi sử dụng, bệnh nhân có thể trải nghiệm trực tiếp thuốc ngâm rửa, thuốc bôi ngoài da và thuốc uống trong mà không cần mất quá nhiều thời gian để pha trộn. Đồng thời cũng có thể nhanh chóng cảm nhận được công dụng tuyệt vời của từng chế phẩm thuốc sau từ 2 – 4 liệu trình.
So với các bài thuốc khác trên thị trường, Thanh bì dưỡng can thang được đông đảo các bệnh nhân viêm da dị ứng lựa chọn bởi sở hữu các ưu điểm vượt trội như sau:
- 100% thành phần thảo dược từ thiên nhiên, đạt tiêu chuẩn GACP-WHO.
- Được bào chế bởi đơn vị có uy tín hàng đầu về chăm sóc sức khoẻ cộng đồng.
- Hiệu quả điều trị cao, hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
- An toàn, lành tính, không tác dụng phụ và hạn chế tái phát.
- Sử dụng được cho các đối tượng nhạy cảm như trẻ em và phụ nữ cho con bú.
Kết thúc liệu trình, Thanh bì Dưỡng can thang cho hiệu quả đẩy lùi bệnh lên đến 95%, hạn chế tái phát sau thời gian dài. Đông đảo bệnh nhân đã tin tưởng gửi về Trung tâm Thuốc dân tộc những phản hồi tích cực:
Không chỉ được bệnh nhân đánh giá cao, Thanh bì Dưỡng can thang còn được VTV2 Sống khỏe mỗi ngày số phát sóng 16/11/2019 đưa tin giới thiệu. Theo đó, chương trình nhận định bài thuốc là GIẢI PHÁP VÀNG trong đẩy lùi viêm da dị ứng, nhanh chóng phục hồi thể trạng cho bệnh nhân.
Toàn bộ chương trình xem TẠI ĐÂY (phần giới thiệu bài thuốc ở phút 19:14) hoặc theo dõi qua video bên dưới:
Để loại trừ viêm da dị ứng an toàn lành tính từ Thanh bì dưỡng can thang, quý độc giả vui lòng tìm hiểu thêm thông tin về bài thuốc tại:
Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc
|
Lưu ý: Bệnh viêm da dị ứng tiến triển phức tạp, có khi bệnh sẽ tự khỏi khi loại bỏ được dị nguyên, nhưng cũng có thể có biến chứng nếu dùng thuốc sai. Vì thế, viêm da dị ứng bôi thuốc gì, uống thuốc gì cần có sự chỉ định của bác sĩ. Bệnh nhân nên tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ và có chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý để phòng tránh bệnh.
Quỳnh Nguyễn (tổng hợp)
HỮU ÍCH:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!