3 Bệnh viêm da dị ứng ở trẻ thường gặp và biến chứng nguy hiểm

Phát ban khởi phát bất cứ lúc nào, đặc biệt là trong mùa khô và kéo dài là những biểu hiện của một trong 3 chứng bệnh viêm da dị ứng ở trẻ em. Hãy cùng tìm hiểu về 3 căn bệnh viêm da dị ứng thường gặp ở trẻ em dưới đây!

Bệnh viêm da dị ứng ở trẻ em là gì?

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), các trường hợp viêm da dị ứng và dị ứng thực phẩm đang tăng lên trong 10 năm qua. Dị ứng là một trong những căn bệnh phổ biến nhất, đặc biệt đối với trẻ nhỏ, chứng dị ứng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý của trẻ. Hãy cùng nhau tìm hiểu về các loại dị ứng da khác nhau ở trẻ và tìm ra cách điều trị hiệu quả nhất.

3 bệnh viêm da dị ứng ở trẻ thường gặp nhất

1. Eczema (chàm, viêm da cơ địa)

Theo nghiên cứu của CDC cứ 10 trẻ em thì sẽ có 1 trẻ bị khởi phát bệnh eczema. Eczema hay còn gọi là viêm da cơ địa dị ứng là tình trạng da bị viêm nhiễm do các phát ban đỏ da, gây ngứa. Bệnh thường xuất hiện ở những trẻ em trong độ tuổi từ 1 đến 5 tuổi. Ngoài nguyên nhân di truyền, thì các nguyên nhân như dị ứng thức ăn hay các chất độc hại từ môi trường có thể gây ra bệnh chàm, hoặc đôi khi không thể xác định được nguyên nhân gây bệnh.

Xem ngayViêm da cơ địa ở trẻ em: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

– Cách điều trị

Bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang là GIẢI PHÁP VÀNG trong điều trị viêm da dị ứng và viêm da tự miên nói chung. Tính đến tháng 10/2019 đã có 3597 bệnh nhân điều trị thành công nhờ bài thuốc.

Nguyên tắc điều trị căn bệnh này bao gồm tránh gây dị ứng và sử dụng thuốc mỡ cùng kem dưỡng ẩm. Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, trẻ có thể phải dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Quan trọng nhất là xác định được những chất gây dị ứng nào cần tránh hoặc những thực phẩm nào cần loại bỏ.

2. Viêm da dị ứng tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc là một dạng phát ban xuất hiện ngay sau khi bạn tiếp xúc với một chất gây kích thích. Triệu chứng khá nghiêm trọng như bong vảy, rộp hoặc bong tróc.

– Cách điều trị:

  • Tránh các chất kích thích.
  • Bôi kem có chứa Steroid theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Làm lành những tổn thương trên da với thuốc đặc trị.
  • Dùng thuốc kháng Histamin để giảm ngứa.

3. Phát ban (mày đay)

Phát ban là một phản ứng dị ứng khá nghiêm trọng, biểu hiện bằng những triệu chứng như da hoặc hốc mắt bị đỏ ngay sau khi tiếp xúc với chất gây dị ứng. Khác với các chứng dị ứng da khác, phát ban không gây khô hoặc bong vảy ở da những có thể khởi phát ở bất cứ đâu trên cơ thể người. Ngoài các sẩn phù và ngứa trên da, mày đay còn kèm một số triệu chứng khác có thể thấy như khó thở hoặc miệng và mặt bị sưng lên.

– Cách điều trị

Trong hầu hết các trường hợp, phát ban sẽ tự biến mất, miễn là bạn tránh bị dị ứng. Bác sĩ có thể đề nghị bạn dùng thuốc kháng Histamin để điều trị hoặc ngăn ngừa phát ban. Tuy nhiên, nếu gặp trường hợp khó thở, phù nề nhiều nên đến gặp bác sĩ ngay lập tức.

Nguyên nhân gây nên chứng dị ứng da

Dị ứng xảy ra khi cơ thể phán ứng tiêu cực với một số chất vì thế tất cả những chất tiếp xúc (dị nguyên) đều là nguyên nhân gây viêm da dị ứng. Dưới đây là một số một số chất dễ gây dị ứng thường gặp nhất:

  • Bụi nhà
  • Chất tẩy rửa
  • Thực phẩm
  • Nước hoa
  • Mủ cao su
  • Nơi ẩm mốc
  • Lông vật nuôi
  • Phấn hoa

Trong hầu hết trường hợp, các triệu chứng dị ứng da xuất hiện khi da tiếp xúc trực tiếp với những chất bên ngoài. Một số trường hợp khác, chất gây dị ứng lại có thể vào qua đường ăn uống hoặc hô hấp. Bệnh có thể xuất hiện cùng với những triệu chứng dị ứng khác như nhức đầu, xung huyết, hắc hơi và chảy nước mũi.

Xem thêm3 nguy cơ bị viêm da dị ứng chúng ta phải đối mặt hàng ngày

Làm thế nào để phát hiện ra căn nguyên gây bệnh viêm da dị ứng?

Cách tốt nhất là theo dõi và ghi chép toàn bộ tiền sử bệnh của trẻ và cung cấp cho bác sĩ từ đó có thể loại trừ được dần dần các căn nguyên và tìm ra căn nguyên gốc.

Trong trường hợp cần phải làm xét nghiệm dị ứng, bác sĩ sẽ làm xét nghiệm Patch Test (là kỹ thuật sử dụng các dị nguyên áp lên da) hoặc xét nghiệm Skin Prick Test (chích da với một chiếc kim nhỉ chứa một loại kháng nguyên dùng để thử).

Quá trình này bao gồm việc đưa một lượng nhỏ chất gây dị ứng vào da để thử. Nếu phản ứng xảy ra, thì chứng tỏ con bạn có thể bị dị ứng với chất đó. Bác sĩ sẽ sử dụng các chất khác nhau dựa trên môi trường và tiền sử trong gia đình. Xét nghiệm máu có thể được sử dụng nhưng ít chính xác hơn, đặc biệt đối với trẻ nhỏ.

Không phải tất cả các phản ứng trên da đều liên quan đến chứng dị ứng vì thế việc xác định khá khó khăn.

Xem video PGS.TS Lê Hữu Doanh (Phó Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương) cảnh báo việc tự điều trị viêm da cơ địa ở trẻ:

Dị ứng trở thành trường hợp khẩn cấp khi nào?

Dị ứng thông thường không gây nguy hiểm, nhưng trong một số ít trường hợp, phát ban dị ứng có thể là một phần gây sốc phản vệ có khả năng đe dọa đến tính mạng, tuy nhiên vẫn cần lưu ý. Triệu chứng của tình trạng này bao gồm:

  • Mạch đập nhanh và yếu
  • Mắt, môi hoặc mặt bị sưng phù
  • Buồn nôn
  • Chóng mặt
  • Ngất xỉu
  • Khó thở

Các triệu chứng này xảy ra gần như ngay lập tức sau khi xảy ra sự tiếp xúc vì thế hãy gọi ngay dịch vụ cấp cứu trong trường hợp con bạn gặp các triệu chứng trên. Trường hợp này bác sĩ có thể đề xuất với bạn việc sử dụng thuốc epinephrine auto-injector.

Làm thế nào để kiểm soát chứng dị ứng da?

Viêm da dị ứng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất ở trẻ nhỏ. Mặc dù, mức độ nghiêm trọng của bệnh sẽ được giảm dần khi trẻ phát triển, tuy nhiên, chúng ta cũng không nên chủ quan. Ngày khi có bất kỳ triệu chứng thất thường nào trên da ở trẻ hãy tìm cách điều trị trước khi có các biến chứng xảy ra. Ngoài ra, cần có các biện pháp chủ động ngăn ngừa các triệu chứng dị ứng da tái phát ở trẻ em.

Ngay cả khi các triệu chứng viêm da dị ứng biến mất, nó có thể trở lại bất cứ lúc nào nếu con của bạn tiếp xúc với các nguyên nhân gây bệnh khác nhau. Cách tốt nhất để chấm dứt tình trạng này là tìm ra nguyên nhân gây bệnh sớm và ngăn không cho chúng gây bệnh.

Để tránh tái phát dị ứng, bên cạnh việc phát hiện và loại bỏ các dị nguyên gây bệnh, phụ huynh cần chú ý khâu điều trị cho con. Muốn ngăn bệnh tái phát cần chữa trị cả bên trong cơ thể, chú trọng tăng thể trạng, tăng sức đề kháng để chống chọi lại các dị nguyên gây ra dị ứng da. Hiện nay, phương pháp Đông y được đánh giá cao về khả năng điều trị toàn diện chứng bệnh dị ứng với cơ chế tác động kép hiệu quả. Bài thuốc Đông y có nguồn gốc thảo dược nên rất an toàn cho sức khỏe, đặc biệt là với trẻ nhỏ. Trong số các bài thuốc Đông y hiện nay, nổi bật là Thanh bì Dưỡng can thang do Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc bào chế. Bài thuốc kế thừa các tinh hoa từ nhiều bài thuốc cổ phương, mang lại giải pháp đẩy lùi chứng dị ứng da tận gốc.

Để biết thêm thông tin chi tiết về thành phần, công dụng và cách sử dụng bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang điều trị dị ứng da hiệu quả, độc giả vui lòng xem thêm TẠI ĐÂY.

HỮU ÍCH:

Thanh bì Dưỡng can thang là bài thuốc nổi danh đã giúp hàng nghìn bệnh nhân thoát khỏi triệu chứng ngứa ngáy, mẩn đỏ kéo dài dai dẳng của bệnh viêm da dị ứng.

Bình luận (0)

  1. Quỳnh says: Trả lời

    Bé bị ngứa rồi nổi hạt đỏ thì phải làm sao ạ 

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo