3 Nguy cơ gây dị ứng chúng ta phải đối mặt hàng ngày

Môi trường ô nhiễm, ngành công nghiệp hóa chất phát triển khiến tỷ lệ người mắc dị ứng ngày càng tăng. Trong bài viết này, camnangbenhdalieu.com sẽ chia sẻ với bạn đọc về 3 nguy cơ gây dị ứng thường gặp nhất mà chúng ta phải đối mặt hàng ngày.

>> Triệu chứng dị ứng những dấu hiệu cần tìm cách điều trị ngay

>> Chữa dị ứng bằng lá khế: Ngứa tan biến chỉ sau vài phút

Nguy cơ gây dị ứng không ngờ tới

Theo trang sức khỏe HealthLine (Mỹ), dị ứng đang là căn bệnh phổ biến và số bệnh nhân tăng lên mỗi năm. Lý do dị ứng tăng nhanh là hệ quả của việc ô nhiễm môi môi trường, di truyền.

Phản ứng dị ứng xảy ra khi hệ miễn dịch của bạn phản ứng bất thường với một chất nào đó trong môi trường được gọi là dị nguyên. Các chất này gây ra phản ứng viêm trong cơ thể có thể nhẹ nhưng cũng có thể đe dọa tính mạng. Trong đó trẻ em là đối tượng dễ bị dị ứng tấn công do hệ thống miễn dịch còn chưa phát triển.

Phản ứng dị ứng có thể do một số chất gây dị ứng khác nhau nhưng chủ yếu được chia làm 3 loại chính là 3 đường vào của dị nguyên mà chúng ta hàng ngày phải đối mặt gồm:

  • Dị ứng do ăn uống
  • Dị ứng do tiếp xúc
  • Dị ứng do hô hấp

Các loại dị ứng này đều phản ứng qua da và được gọi là viêm da dị ứng với những biểu hiện như đỏ da và ngứa.

1. Dị ứng do ăn uống

Dị ứng thức ăn hay còn gọi là chứng quá mẫn cảm, là một dạng không dung nạp thức ăn và có phản ứng với thực phẩm. Trẻ em là đối tượng dễ bị dị ứng thực phẩm hơn người lớn. Những thức ăn thường gây dị ứng bao gồm:

  • Sữa bò
  • Các loại hạt
  • Trứng
  • Hải sản

Triệu chứng viêm da dị ứng do bị kích ứng với thực phẩm

Triệu chứng viêm da dị ứng do bị kích ứng với thực phẩm

Triệu chứng: Dị ứng do thức ăn có triệu chứng nhẹ là nổi phát ban đỏ (mề đay) trên da ngay sau khi ăn thực phẩm. Sau đó sẽ xuất hiện thêm các tình trạng ngứa ngáy, nôn mửa, đi ngoài, sưng mắt môi, phát sốt,… tùy thuộc vào mức độ, tình trạng của bệnh.

Căn nguyên bệnh: Tình trạng dị ứng do thức ăn là do đặc điểm cơ địa của từng người. Người bị dị ứng là người có nống độ IgE globulin miễn dịch trong máu cao. IgE liên kết với chất gây dị ứng sau đó gắn vào các tế bào trên da. Các tế bào này phóng thích histamin gây ra sự giải phóng chất lỏng làm đỏ da, ngứa và viêm.

2. Dị ứng do tiếp xúc

Tiếp xúc dị ứng xảy ra khi da tiếp xúc với một chất gây dị ứng. Một số chất gây kích ứng thường gặp gồm:

  • Xà phòng
  • Thuốc tẩy
  • Thuốc nhuộm tóc
  • Đồ trang sức
  • Dung môi
  • Sáp
  • Các loại cây có độc

Triệu chứng: Khi bị tình trạng dị ứng do tiếp xúc với các chất hóa học, đồ dùng gây kích ứng rất rõ rệt. Trên da của người bệnh sẽ có các triệu chứng: Nổi mẩn đỏ, ngứa trên da, sưng phù, phồng rột,… Tình trạng mẩn ngứa, mề đay có thể xuất hiện ở một bộ phận hoặc lan ra toàn cơ thể.

Căn nguyên bệnh: Dị ứng do tiếp xúc chủ yếu có nguyên nhân do cơ địa, da bị kích ứng sản phẩm hóa học độ hại. Ngoài ra còn bởi các sản phẩm gây kích ứng có chứa hóa chất, thành phần độc hại không tốt cho da.

Phương pháp điều trị chủ yếu với tình trạng dị ứng do tiếp xúc là người bệnh tránh xa ngay nhân tố gây kích ứng, tắm rửa sạch để loại bỏ tác nhân độc trên da và sử dụng các loại kem bôi, thuốc mỡ làm dịu da. Trường hợp nhẹ có thể dùng thuốc kháng histamine để phòng ngừa phản ứng dị ứng. Trong trường hợp nghiêm trọng có thể phải dùng thuốc chống viêm như prednisone.

Thông thường các triệu chứng của bệnh sẽ cải thiện trong vòng 1 ngày. Vì thế, nếu có hiện tượng nặng hơn kèm rỉ dịch, đau hoặc sốt thì đó là dấu hiệu của nhiễm trùng. Lúc này bạn cần đi khám bác sĩ để được điều trị đúng cách.

3. Dị ứng do hô hấp

Dị ứng qua đường hô hấp là một loại dị ứng thường gặp nhất. Một số tác nhân chủ yếu gây ra tình trạng dị ứng hô hấp là:

  • Thay đổi thời tiết
  • Lông động vật
  • Vi khẩn trong không khí, nấm mốc
  • Phấn hoa, mùi hoa, mùi nước hoa,…

Triệu chứng: Dị ứng do hô hấp gây ra các triệu chứng ảnh hưởng trực tiếp đến đường hồ hấp của người bệnh. Với các tình trạng gặp phải như: Hắt xì, sổ mũi, chảy nước mắt, ngứa mắt,… trường hợp nặng có thể gây khó thở, thiếu oxi dẫn đến đột quỵ.

Cách xử lý tốt nhất khi bị dị ứng do hô hấp là người bệnh cần tránh xa ngay các tác nhân gây bệnh. Thường xuyên sử dụng khẩu trang khi ra đường hoặc phải tiếp xúc với chất gây kích ứng. Nên vệ sinh mũi thường xuyên để ngăn ngừa các nguy cơ gây kích ứng, dị ứng có thể xuất hiện.

Trên đây là thông tin về 3 nguy cơ gây dị ứng mà hầu hết mọi người đều gặp phải nhưng luôn chủ quan với nó. Dị ứng tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nếu không được điều trị tốt sẽ rất dễ tái phát, nhiều trường hợp bệnh nặng có thể gây ra các biến chứng bệnh rất nguy hiểm. Để điều trị bệnh tốt, người bệnh nên chủ động đến cơ sở y tế để khám và điều trị sớm khi có dấu hiệu dị ứng bất thường.

Tham khảo thêm: Cách trị dị ứng khỏi hẳn và 3 nguyên tắc cần nhớ để cho hiệu quả điều trị tốt nhất

XEM THÊM

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo