Cách trị dị ứng với hải sản: Bạn đã làm đúng cách để có hiệu quả chưa?
Điều trị dị ứng hải sản đúng cách tùy theo mức độ và các biểu hiện của bệnh. Ngay khi thấy các triệu chứng bất thường của bệnh cần được điều trị ngay, bởi dị ứng hải sản ở mức độ nặng có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn đầy đủ về cách chữa dị ứng hải sản ở các mức độ khác nhau.
Bạn nên đọc:
>> Hết dị ứng nhờ bài thuốc từ lá kinh giới chỉ với 3 bước đơn giản tại nhà
>> Chữa dị ứng bằng lá khế: Ngứa ngáy khỏi bay chỉ trong vài phút
Hải sản nói chung là thực phẩm chứa nhiều loại protein “lạ” sẽ là những kháng nguyên gây kích hoạt hệ thống miễn dịch của cơ thể dẫn đến những phản ứng dị ứng. Những trường hợp thông thường sẽ bao gồm khó nuôt, khó thở, ngứa, nổi mề đay. Những trường hợp cấp tính có thể gây co thắt thanh quản, sốc phản vệ, thậm chí là tử vong nếu không được cứu chữa kịp thời.
Cách trị dị ứng với hải sản cần được thực hiện kịp thời bao gồm cả sơ cứu và điều trị, dưới đây là hướng dẫn từ các bác sĩ.
1. Xử lý tại chỗ và trường hợp nhẹ
Dị ứng hải sản có triệu chứng nôn, ói
Điều cần làm đầu tiên là gây nôn nhằm loại bỏ các chất dị ứng trong thức ăn không phóng thích vào cơ thể thêm nữa. Sau đó, có thể pha chút mật ong với nước ấm để uống nhằm giảm ngứa.
Chữa dị ứng hải sản tại chỗ bằng nước chanh gừng ấm
Trong trường hợp bị dị ứng tôm, bạn cần pha cốc nước chanh ấm để uống. Nếu thấy đau bụng, đầy bụng có thể đập dập 1 nhánh gừng nhỏ để pha với nước ấm uống.
Nếu cần thiết có thể dùng thuốc chống dị ứng để làm giảm nhẹ hoặc làm mất các triệu chứng và chống sốc phản vệ. Trong trường hợp phản ứng dị ứng nhẹ dùng những loại thuốc kháng histamin theo đường uống sau:
- Phenergan
- Cetirizin
- Chlophenirami
- Loratadin…
Đồng thời, bôi các loại thuốc bôi nhằm làm dịu da, chống ngứa có chứa methol, phenol, sulfat kẽm.
Lưu ý: Bệnh nhận tuyệt đối không được gãi vì càng gãi sẽ càng ngứa, tăng sẩn nề, dẫn đến vòng luẩn quẩn ngứa – gãi- ngứa. Thuốc kháng histamin có thể gây tác dụng như ù tai, chóng mặt, buồn ngủ, choáng váng, vì thế, người nhà nên theo dõi sau khi dùng thuốc, nếu có biểu hiện khác thường cần đưa đến bệnh viện để được xử lý.
2. Các trị dị ứng hải sản từ các triệu chứng
Những trường hợp dị ứng hải sản nặng cần đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được cứu chữa kịp thời. Việc điều trị cần phối hợp kháng histamin (Phenergan, Cetirizin, Chlophenirami, Loratadin…) và một số loại thuốc uống, tiêm, truyền sau:
Dùng thuốc điều trị trong trường hợp bị dị ứng nặng
– Thuốc Epinephrin: Cần phải dùng sớm bằng đường tiêm nhanh trong vòng ít phút sau khi có phản ứng dị ứng nhằm nâng huyết áp, chống suy tim, trụy mạch cấp. Trong trường hợp muộn rất dễ dẫn đến gia tăng dạng phản ứng phản vệ 2 pha, có tỷ lệ tử vong cao.
– Thuốc chống co thắt phế quản: Đây là loại thuốc thường được sử dụng trong trường hợp dị ứng hải sản có phù thanh quản, đặc biệt ở người bị hen suyễn. Các loại thuốc kích thích thụ thể beta-2 dạng hít (salbutamol, salmeterol), kết hợp với corticoid hít (beclomethazon, fluticazon). Hoặc có dùng loại thuốc dạng ống hít phối hợp với 2 chất này.
– Thuốc Coticoid đường uống, đường tiêm: Các loại thuốc được sử dụng bao gồm methyprednisolon, prednisone…nhằm làm giảm cơn co thắt hoặc đề phòng phản ứng phản vệ muộn.
– Dung dịch oresol: Khi dị ứng hải sản có các biểu hiện như buồn nôn, tiêu chảy cần dùng dung dịch oresol để bù nước và điện giải. Lưu ý, không nên vội dùng thuốc cầm tiêu chảy vì cơ thể cần thải hết độc tố ra ngoài.
Lời khuyên:
Khi thấy người bệnh có các dấu hiệu dị ứng hải sản sau khi gây nôn cần đưa tói bệnh viện ngay, tránh tự ý dùng thuốc sẽ gây nguy hiểm vì những tác dụng phụ không mong muốn. Mỗi ngày nên uống từ 2 lít nước để thanh lọc cơ thể, giảm các triệu chứng dị ứng.
Để an toàn khi ăn hải sản cần lựa chọn những đồ tươi và được chế biến, tránh ăn đồ gỏi, sống. Ngoài ra, đừng nên vội ăn những loại sản lạ, chưa từng ăn bao giờ vì rất dễ bị ngộ độc, đặc biệt là trẻ em.
XEM THÊM
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!