3 nguyên tắc chữa dị ứng da cho hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần biết

Chữa dị ứng da nếu được tiến hành sớm, đúng cách sẽ mang lại hiệu quả rất tốt, điều trị dứt điểm các triệu chứng khó chịu của bệnh. Tuy nhiên, để có thể mang lại hiệu quả tốt, an toàn người bệnh cần ghi nhớ 3 nguyên tắc trong điều trị dị ứng da dưới đây và tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.

>>> 4 Loại thuốc bôi trị dị ứng da hiệu quả nhanh, an toàn người bệnh nên chọn

>>> Mật ong đã giúp tôi lấy lại tự tin sau chuỗi ngày bị dị ứng da mặt triền miên

Các triệu chứng khi bị dị ứng da

Phản ứng dị ứng là một chuỗi các hiệu tượng phức tạp đến nhiều thành phần tế bào đa số thông qua kháng thể IgE; trong đó có vai trò quan trọng của các chất trung gian hóa học, nhất là histamin.

Dị ứng có thể gây ra các phản ứng với mức độ khác nhau tùy thuộc vào cơ chế miễn dịch của từng người, thời gian tiếp xúc với dị nguyên… Theo đó, có một số triệu chứng thường gặp khi bị dị ứng như sau:

  • Nổi mề đay
  • Sẩn ngứa
  • Phù nề
  • Da khô
  • Hắt hơi
  • Khó thở
  • Tụt huyết áp
  • Giãn mạch
  • Sốc phản vệ…

Khi có dấu hiệu mắc bệnh dị ứng cần đến cơ sở chuyên khoa dị ứng miễn dịch để được khám, chẩn đoán nguyên nhân chính xác. Đặc biệt là khi có triệu chứng phù nề, sưng mặt, khó thở cần đưa đi cấp cứu kịp thời.

Triệu chứng dị ứng phổ biến là gì? Dị ứng là một bệnh phổ biến, 25% dân số thế giới là nạn nhân của một hoặc vài bệnh dị ứng, vì thế, nhận biết sớm triệu chứng dị ứng giúp người bệnh xử lý, điều trị sớm hơn. Cùng tìm hiểu một số triệu chứng dị ứng thường gặp dưới đây.

Về cách điều trị bệnh dị ứng, bác sĩ Lê Minh Hương (Khoa Dị ứng – Miễn dịch thuộc Bệnh viện Nhi Trung ương) cho biết, để xác định nguyên nhân dị ứng da bác sĩ sẽ khai thác bệnh sử và khám kỹ lưỡng.

Nếu cần thiết sẽ được làm các xét nghiệm đặc hiệu gồm: Test lảy da với các dị nguyên nghi ngờ, đo chức năng hô hấp hoặc làm xét nghiệm máu (test IgE đặc hiệu) để xác định chính xác chất gây dị ứng, từ đó lập kế hoạch điều trị cụ thể.

Nếu tình trạng dị ứng còn ở mức độ nhẹ, bạn có thể tham khảo cách chữa mề đay tại nhà:

– Đắp khăn ướt lên vùng da bị dị ứng, nổi mẩn ngứa để ngăn chặn các triệu chứng khó chịu.

– Dùng gel lô hội thoa lên vùng bị nổi mẩn đỏ trên da, xoa dịu nhằm ngăn chặn mẩn ngứa, mề đay lây lan sang những vùng da khác trên cơ thể.

– Uống trà thảo dược nhằm giải độc gan, thanh lọc cơ thể, hỗ trợ giải quyết một nguyên nhân gây ra tình trạng dị ứng.

– Tắm với bột yến mạch hàng ngày sẽ giúp bạn giảm ngứa ngáy, đẩy lùi các mẩn đỏ.

3 Nguyên tắc chữa dị ứng da hiệu quả, an toàn

3 nguyên tắc cần nhớ trong điều trị dị ứng da

3 nguyên tắc cần nhớ trong điều trị dị ứng da

Vấn đề then chốt chữa dị ứng da: Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với dị nguyên

Đây là cách tốt nhất trong điều trị và phòng bệnh, vì vậy, bệnh nhân cần dừng tất cả các loại thuốc, thực phẩm nghi ngờ gây dị ứng, điều kiện môi trường gây dị ứng.

Cụ thể cách chữa dị ứng da mặt nhanh nhất, hữu hiệu nhất đầu tiên đó chính là ngừng sử dụng các loại mỹ phẩm gây dị ứng và che chắn cẩn thận làn da khi tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, bụi bẩn.

# Cách chữa da mặt bị dị ứng mỹ phẩm: Ngừng sử dụng mỹ phẩm, rửa sạch da với nước muối sinh lý, có thể dùng máy rửa mặt và xông hơi thải độc cho da. Nếu tình trạng quá nghiêm trọng, chị em nên đi thăm khám và sử dụng các loại thuốc điều trị do bác sĩ chuyên khoa chỉ định.

# Cách chữa dị ứng thời tiết: Nếu bị dị ứng do thời tiết, bạn cần hạn chế tiếp xúc với gió lạnh, mặc kín khi ra ngoài thời tiết giao mùa. Tình hình nghiêm trọng quá thì cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.

# Cách chữa dị ứng mẩn ngứa: Xác định nguyên nhân gây dị ứng, nổi mẩn ngứa để lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp.

Dùng thuốc giảm các triệu chứng dị ứng, giảm viêm mãn tính

  • Thuốc kháng histamine

Theo DS. Nguyễn Thị An, một trong những thuốc được dùng để ứng phó với tình trạng dị ứng là thuô’c kháng histamin. Đây là loại thuô’c có tác dụng điều trị các triệu chứng dị ứng như mày đay, ngứa, hắt hơi, chảy nước mũi hoặc viêm kết mạc.

Ngoài ra, thuốc có thể chữa ngứa một số bệnh như dị ứng do thuốc, thức ăn, côn trùng đốt…nhằm làm giảm, chặn các histamine gây ra các triệu chứng trên.

  • Thuốc kháng histamin được bào chế dưới những dạng sau:

Nhóm thuốc kháng histamin thường dùng

Nhóm thuốc kháng histamin thường dùng

– Thuốc kháng histamin đường uống: Dạng thuốc viên, dung dịch được dùng cho các trường hợp ngứa, chảy nước mũi, phát ban (nổi mề đay).

– Kháng histamin dạng xịt, nhỏ mũi: Tác dụng làm giảm hắt hơi, ngứa mũi, chảy nước mũi, nghẹt mũi…

– Thuốc kháng histamin nhỏ mắt: Làm giảm triệu chứng ngứa, đỏ, sưng mắt.

Lưu ý: Thuốc dị ứng da cần uống càng sớm càng tốt, không tự ý tăng liều. Tránh dùng chung với các thuốc chống nấm, thuốc trị bệnh dạ dày đi kèm. TUYỆT ĐỐI TUÂN THỦ CHỈ DẪN CỦA BÁC SĨ.

  • Thuốc corticoid

Bắt buộc sử dụng khi có đơn của bác sĩ, bệnh nhân không tự ý sử dụng vì ngoài tác dụng chữa bệnh thuốc có thể gây tác dụng phụ.

Các loại thuốc corticoid bao gồm:

– Thuốc dạng xịt mũi: Ngăn chặn, làm giảm các dấu hiệu, triệu chứng dị ứng của viêm mũi dị ứng, hắt hơi, ngứa…

– Thuốc Corticoid dạng hít: Là một phần của điều trị hen suyễn.

– Dạng thuốc nhỏ mắt: Dùng điều trị kích ứng mắt nặng do sốt, viêm kết mạc dị ứng.

– Kem bôi da chứa corticoid: Làm giảm triệu chứng ngứa, khô da nhưng sử dụng lâu dài có thể gây mỏng da, teo da…

– Corticoid đường uống: Được dùng dưới dạng thuốc viên, dung dịch để điều trị các triệu chứng nghiêm trọng gây ra bởi tất cả các loại phản ứng dị ứng. Được dùng trong thời gian ngắn, không dùng lâu dài.

Điều trị giải mẫn

Phương pháp này được gọi thông thường là “tiêm dị ứng nguyên”, thực chất là kế hoạch điều trị bằng cách “đào tạo” hệ thống miễn dịch để ngăn chặn phản ứng thái quá với chất gây dị ứng.

Loại điều trị này được thực hiện dưới sự chăm sóc của chuyên viên về dị ứng, miễn dịch học. Bước đầu là xác định chất gây dị ứng cụ thể như dị ứng theo mùa, dị ứng lâu năm, dị ứng nọc độc côn trùng để làm giảm nguy cơ phàn ứng nghiêm trọng, đe dọa cuộc sống. Tuy nhiên, chưa có mũi tiêm dị ứng nguyên nào với dị ứng thức ăn.

Sau khi xác định chất gây dị ứng, các bác sĩ đặt ra giải pháp pha loãng chất chứa dị ứng với lượng rất nhỏ. Bước tiếp theo là tiêm dưới lớp ngoài cũng nhất của da, thường là trên cánh tay. Bệnh nhân sẽ được giám sát tối thiểu 30 phút để đảm bảo bệnh nhân không chịu phản ứng ngược.

Sau khi theo dõi bệnh nhân được miễn cho đến ngày dự định tiêm tiếp theo. Theo thời gian, lượng chất gây dị ứng dần dần tăng lên với hy vọng rằng hệ thống miễn dịch của bệnh nhân sẽ dung nạp với chất dị ứng.

Thời gian điều tị thường từ 1-3 lần/tuần trong khoảng 3-6 tháng.

Ngoài ra, có thể dùng thuốc giảm mẫn cảm đặc hiệu như sau:

  • Thuốc kháng IgE
  • Các thuốc kháng thromboxane A2
  • Thuốc kháng cytokine của tế bào lympho Th2.

Xem thêm Video Cảnh báo dị ứng nặng do tự dùng thuốc:

Tùy từng trường hợp bệnh nhân cụ thể, các bác sĩ sẽ lựa chọn thuốc, dạng thuốc, cách chữa dị ứng da thích hợp. Bệnh nhân nên theo dõi tình trạng bệnh và nếu có bất thường hãy thông báo cho bác sĩ ngay để được xử trí kịp thời, thích hợp, tránh tai biến do thuốc gây ra.

Xem ngay: 2 Nhóm thuốc trị dị ứng da và những lưu ý cần biết

XEM THÊM

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo