Xử Lý Viêm Da Cơ Địa Ở Trẻ Em Không Khó Nhờ Tư Vấn Từ Chuyên Gia
Viêm da cơ địa ở trẻ em có diễn biến phức tạp do trẻ thường gãi, làm tổn thương da dẫn đến nhiễm trùng, vậy cách chăm sóc và điều trị như thế nào để có hiệu quả cao nhất. Hãy cùng tìm hiểu về viêm da cơ địa ở trẻ em ở bài viết dưới đây.
>> Kem dưỡng ẩm cho bé bị viêm da cơ địa dùng thế nào hiệu quả nhất
>> Trị viêm da cơ địa bằng lá trầu không có được không?
Theo thống kê của ngành da liễu thế giới, tuổi phát bệnh thường là 2 tháng đầu, có tới 60% trẻ viêm da cơ địa phát biện trong năm đầu đời, 30% trong 5 năm đầu và chỉ có 10% phát bệnh từ 6-20 tuổi.
Và có khoảng 70% trẻ bị viêm da cơ địa sẽ khỏi khi lớn lên, còn 30% kéo dài dai dẳng.
Triệu chứng viêm da cơ địa ở trẻ
Bệnh viêm da cơ địa có các biểu hiện, triệu chứng khác nhau tùy theo lứa tuổi. Ở trẻ em được chia thành 2 giai đoạn dưới đây:
-
Viêm da cơ địa trẻ sơ sinh, trẻ dưới 2 tuổi
Bệnh khởi phát sớm khoảng 3 tuần sau sinh với các triệu chứng cấp tính như đám đỏ da, ngứa, sau đó xuất hiện nhiều mụn nước nông, dễ vỡ, xuất tiết và đóng vảy tiết, có thể bội nhiễm, hạch lân cận sưng to.
Vị trí thường gặp nhất là 2 má, hoặc có thể ở da đầu, trán, cổ, thân mình và mặt dưới các chi. Khi trẻ biết bò có thể xuất hiện tổn thương ở đầu gối.
Hầu hết bệnh sẽ tự khỏi khi trẻ được 18 – 4 tháng tuổi.
-
Bệnh viêm da cơ địa dị ứng ở trẻ em trên 2 tuổi
Ở giai đoạn này thường từ viêm da cơ địa nhũ nhi như đã kể trên chuyển sang. Các thương tổn là sẩn đỏ, vết trợt, da dày, mụn nước khu trú hay lan tỏa cấp tính kèm theo nhiễm khuẩn thứ phát.
Vị trí hay gặp nhất ở khoeo tay, nếp gấp khuỷu tay, mi mắt, hai bên cổ, cẳng tay, ở cổ có sạm da mạng lưới.
Nếu tổn thương trên 50% diện tích da, trẻ thường suy dinh dưỡng.
50 % bệnh sẽ khỏi khi trẻ được 10 tuổi.
Nguyên nhân gây viêm da cơ địa ở trẻ
Viêm da cơ địa là một bệnh có yếu tố di truyền nhưng có rất nhiều yếu tố “kích hoạt” từ môi trường xung quanh, vì vậy các nhà khoa học chỉ ra hai nguyên nhân gây ra bệnh viêm da như sau:
-
Yếu tố di truyền
Bệnh thường xuất hiện ở những trẻ tiền sử gia đình mắc các bệnh có yếu tố dị ứng như hen, viêm mũi xoang, dị ứng, sẩn ngứa, dị ứng thuốc, mề đay. 60% người bị viêm da cơ địa sẽ có con mắc bệnh này. Nếu cả bố và mẹ đều bị viêm da cơ địa thì có tới 80 con bị bệnh.
-
Yếu tố khiến bệnh khởi phát và nặng hơn
– Trẻ có thể bị dị ứng với một số thức ăn như sữa, hải sản, thịt bò, thịt gà… Khi không ăn những thức ăn gây dị ứng bệnh của trẻ sẽ giảm đi rõ rệt.
– Bệnh hay tái phát và rất nhạy cảm với các yếu tố như nhiễm trùng, mọc răng, tiêm chủng, thay đổi khí hậu hay môi trường sống.
– Bệnh thường trở nên cấp tính những khi trẻ tiếp xúc với lông súc vật, gia cầm, mặc đồ len, dạ…
Cách chữa bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em
Theo PGS.TS. Nguyễn Ngọc Sáng (Trưởng Bộ môn Nhi – ĐH Y dược Hải Phòng) cho biết, để trị bệnh viêm da cơ địa cho trẻ, các bậc cha mẹ cần cẩn trọng trong việc dùng thuốc, hợp tác chặt chẽ với bác sĩ để có phác đồ điều trị thích hợp cho trẻ. Một số thuốc trị viêm da cơ địa ở trẻ em được sử dụng như sau:
Kem dưỡng ẩm cho bé bị viêm da cơ địa:
Có nhiều loại kem, thuốc dưỡng ẩm như sữa làm dịu da emollients (bôi, tắm toàn thân) 1-2 lần/ngày. Hoặc thuốc bôi dạng nước eosin 2%. Ngoài ra, còn có những loại kem dưỡng da khác như cetaphil, vaseline, atopalm… tùy từng đặc điểm của viêm da cơ địa mà bác sĩ sẽ chỉ định loại kem an toàn cho trẻ.
Lưu ý: Nên bôi kem dưỡng ẩm cho trẻ hàng ngày để da luôn mềm mại, giảm bớt tình trạng viêm da và ngứa.
Thuốc mỡ steroid kết hợp kháng sinh
Có tác dụng chống viêm, hỗ trợ rối loạn da, bớt ngứa, bớt đau… Hàm lượng thuốc được sử dụng với hàm lượng nhỏ nhất và thường được sử dụng trong khoảng 1-2 tuần, không sử dụng lâu dài do những tác dụng phụ nguy hiểm. Sau đó duy trì bôi thuốc mỡ tacrolimus và dưỡng ẩm thời gian dài để phòng bệnh tái phát.
Kháng sinh trong thành phần của thuốc để chống nhiễm vi khuẩn tụ cầu trong trường hợp bội nhiễm ở dạng bôi hoặc uống. Đối với thuốc bôi chỉ bôi lớp mỏng, vừa đủ để thuốc thấm hết ở phần da bệnh.
Lưu ý: Thuốc được sản xuất với nhiều làm lượng khác nhau, với trẻ em chỉ bôi thuốc hàm lượng thấp. Các bậc cha mẹ cần tuân thủ dùng thuốc đúng với chỉ định của bác sĩ.
Thuốc kháng histamin chống ngứa, chống dị ứng
Một số tên thuốc như promethazin hydroclorid, clorpheniramin maleat, loratadin… nên chọn dạng bào chế dạng siro để trẻ dễ uống.
Lưu ý: Cách chữa viêm da cơ địa ở trẻ em còn được điều chỉnh theo lứa tuổi, do đó có cách chữa viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh vì thế, các bậc phụ huynh không nên tự ý dùng thuốc.
Tham khảo: Thuốc trị viêm da cơ địa ở trẻ em: Những điều cần biết
Xem video Bs. Phạm Thị Lan (Bệnh viện Da liễu Trung Ương) chia sẻ về bệnh Viêm da cơ địa, viêm da cơ địa ở tay:
Cách chữa viêm da cơ địa ở trẻ em bằng Đông y
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan, trưởng khoa Da liễu, Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc: “Viêm da cơ địa ở trẻ em là căn bệnh dễ tái phát và tiến triển thành mãn tính. Điều trị bệnh bằng các thuốc Tây y dù cho hiệu quả nhanh, nhưng các thuốc chứa corticoid nếu dùng lâu dài cho trẻ rất dễ gây tác dụng phụ nguy hiểm. Do đó, nhiều chuyên gia Da liễu khuyên dùng thảo dược Đông y để điều trị bệnh sẽ an toàn hơn cho trẻ, đồng thời mang đến hiệu quả cao và phòng tránh tái phát.”
Bằng các công trình nghiên cứu trong thời gian dài, chắt lọc tinh hoa từ hơn 100 bài thuốc cổ phương quý giá, các chuyên gia của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc đã lựa chọn, tính toán kỹ càng từng thành phần để cho ra đời bài thuốc Đông y Thanh bì Dưỡng can thang giúp điều trị viêm da cơ địa từ gốc.
Bài thuốc gồm 3 chế phầm: Thuốc ngâm rửa, Thuốc bôi ngoài, Thuốc uống trong với thành phần 100% thảo dược sạch tự nhiên đạt tiêu chuẩn GAP, không pha trộn tân dược, không chứa corticoid nên tuyệt đối an toàn với trẻ nhỏ, không gây tác dụng phụ.
Thanh bì Dưỡng can thang chứa các thảo dược quý như: ích nhĩ tử, tang bạch bì, thiên mã hồ, kim ngân hoa, ké đầu ngựa… với công dụng chính giúp giải độc, tiêu viêm, tăng cường thể trạng, tăng sức đề kháng để loại bỏ căn nguyên gây bệnh và phòng tránh tái phát.
Các dược liệu được thu hái từ vườn chuyên canh do Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc phát triển tại Hòa Bình, Hải Dương, Hà Giang… đảm bảo cung cấp nguồn nguyên liệu sạch và an toàn, đây là chìa khóa tạo nên thành công của bài thuốc này.

Tùy vào tình trạng bệnh của từng bệnh nhân mà bác sĩ có thể gia giảm các vị thuốc cho phù hợp. Do đó, người bệnh nên thăm khám trực tiếp tại Trung tâm để được tư vấn điều trị tốt nhất.
Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc
|
Phòng tránh viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ
Theo chuyên trang sức khỏe dành cho trẻ KidsHealth (Mỹ), viêm da cơ địa là một bệnh có yếu tố di truyền nên khó tránh khỏi việc bệnh có thể khởi phát lúc nào. Tuy nhiên, chúng ta có thể kiểm soát được các tác nhân kích hoạt để ngăn ngừa bệnh bằng cách tránh các nguyên nhân có thể gây bệnh như đã kể trên. Vì thế, các bậc phụ huynh nên lưu ý để trẻ tránh những yếu tố dưới đây:
- Phấn hoa
- Bụi bặm
- Lông động vật
- Không khí ít độ ẩm
- Xà phòng nhiều chất tẩy rửa
- Các loại vải như len, dạ, dệt thô
- Một số sản phẩm chăm sóc da, nước hoa (đặc biệt là nước có chứa cồn).
- Khói thuốc lá
- Một số thực phẩm (tùy từng cơ địa từng người, vì thế cần theo dõi để loại trừ) như: trứng, sữa, các loại hạt.
- Không lạm dụng điều hòa.
Ngoài ra, cần chú ý không để trẻ cào gãi, tránh làm trầy xước vết thương bằng cách cắt ngắn móng tay, đeo bao tay cho trẻ khi ngủ.
Viêm da cơ địa ở trẻ em gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của trẻ, nhưng chỉ cần phụ huynh cẩn trọng trong việc chăm sóc và theo chỉ định của bác sĩ có thể kiểm soát được bệnh.
Quỳnh Nguyễn (tổng hợp)