Cảnh báo các nguyên nhân gây ra 4 bệnh viêm da phổ biến hiện nay

Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh viêm da, ngoài những yếu tố di truyền thì các yếu tố khác đều có cách phòng tránh. Hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân gây 4 bệnh viêm da phổ biến hiện nay.

>> Những triệu chứng bệnh viêm da tuyệt đối không được chủ quan

>> 2 Bệnh viêm da ở trẻ sơ sinh thường gặp và cách điều trị hiệu quả

Viêm da là phản ứng của da trước các yếu tố kích thích từ môi trường như thời tiết, các loại dị nguyên khác nhưng cũng có bệnh liên quan đến yếu tố di truyền, thần kinh…Mỗi bệnh viêm da khác nhau sẽ có nguyên nhân gây bệnh khác nhau.

Cùng tìm hiểu nguyên nhân gây ra 4 bệnh viêm da phổ biến dưới đây:

1. Nguyên nhân gây bệnh viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa thường xuất hiện ở những người có tiền sử bản thân hoặc gia đình có mắc các bệnh liên quan đến dị ứng như hen suyễn, viêm mũi xoang dị ứng, dị ứng thuốc, mày đay…

Bệnh do 2 nguyên nhân chính gây nên:

  • Di truyền

Theo tài liệu Hướng dẫn chẩn đoán điều trị Da liễu của Bộ y tế, có khoảng 60% người lớn bị viêm da cơ địa có con bị bệnh này và nếu cả bố và mẹ có bệnh thì 80% còn cái của họ cũng mắc bệnh.

  • Yếu tố môi trường

Yếu tố này đóng vai trò động lực khiến bệnh nặng hơn như ô nhiễm môi trường, bụi bẩn, lông súc vật…

Cách phòng bệnh viêm da cơ địa là giảm các yếu tố khiến bệnh khởi phát và nặng hơn như:

  • Tránh tiếp xúc với lông gia súc, gia cầm.
  • Không mặc đồ len, dạ. Nên mặc đồ cotton.
  • Giảm stress.
  • Không tắm nước quá nóng, quá lạnh mà chỉ nên tắm nước ấm.
  • Ngay sau khi tắm xong bôi kem dưỡng ẩm.
  • Không dùng xà phòng có chứa độ kiềm cao.
  • Giữ ẩm không khí trong phòng.
  • Tránh cách thức ăn gây dị ứng.

Bạn nên tham khảoCách điều trị viêm da cơ địa hiệu quả nhất hiện nay

Xem video Cảnh báo tự điều trị viêm da cơ địa ở trẻ:

 

2. Nguyên nhân gây bệnh viêm da dị ứng

Nguyên nhân gây bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng là do da bị phơi nhiễm với các tác nhân hóa học và lý học. Theo tài liệu về bệnh da liễu của Bộ y tế có đến 3.700 dị nguyên đã được xác định gây viêm da tiếp xúc dị ứng ở người.

Dưới đây là một số dị ứng nguyên chính:

  • Họ kim loại: Nickel, cobalt, chromates đồng.
  • Họ thuốc bôi: Chất màu, dung dịch dầu.
  • Một số băng dính, chất dẻo, cao su.
  • Thực vật.
  • Ánh sáng.

Cách phòng tránh

Cách phòng bệnh viêm da dị ứng khá phức tạp, đặc biệt với người bị bệnh da nghề nghiệp. Nhưng có hai điểm cần lưu ý:

  • Mang găng tay phù hợp sẽ tránh và giảm được nhiều triệu chứng bệnh.
  • Sử dụng kem bảo vệ có tác dụng tương đối.
Việc điều trị viêm da dị ứng phụ thuộc vào tình trạng bệnh, vị trí tổn thương, lứa tuổi để có những phác đồ riêng. Cùng tìm hiểu cách trị viêm da dị ứng với 3 bệnh da bị ứng phổ biến dưới đây.

3. Nguyên nhân gây bệnh viêm da dầu (viêm da tiết bã)

Theo nhiều tài liệu y khoa, nguyên nhân gây ra bệnh viêm da dầu hiện chưa rõ ràng. Việc tăng tiết chất bã/dầu là điều kiện gây viêm da dầu. Nấm Malassezia ovale (Malassezia furfur), vi khuẩn P. acne và một số vi khuẩn khác đóng vai trò quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của bệnh.

Người bệnh bị gầu da đầu, nồng độ kháng thể kháng lại Malassezia cao hơn so với nhóm chứng.

Nguyên nhân chính gây bệnh

Theo BS. Trần Thị Huyền (Bệnh viện Da liễu Trung ương) cho biết, một số yếu tố sau có liên quan đến tình trạng viêm da dầu:

  • Da nhờn
  • Di truyền
  • Suy giảm miễn dịch
  • Các rối loạn thần kinh, tâm thần.

Những đối tượng mắc bệnh viêm da dầu:

  • Nam nhiều hơn nữ.
  • Người trẻ từ 18 – 40 tuổi, ít gặp ở người cao tuổi.
  • Trẻ sơ sinh. Nguyên nhân do tác dụng của androgen từ mẹ truyền qua rau thai nên nhiều trẻ em mắc bệnh trong thời kỳ sơ sinh.
  • Người bị bệnh Parkinson và người bệnh nhiễm HIV.

Xem thêm4 cách điều trị viêm da dầu hiệu quả nhất hiện nay

4. Nguyên nhân gây bệnh viêm da tiếp xúc do côn trùng

Theo ThS. Lê Hữu Doanh (Viện Da liễu Quốc Gia) viêm da tiếp xúc với côn trùng nguyên nhân đơn thuần là do tiếp xúc với các chất tiết của côn trùng đang sống hoặc bị chết. Trong đó, Viện da liễu thường tiếp nhận bệnh nhân ở Hà Nội và các tỉnh phía Bắc nhiều nhất là vào tháng 9,10, 11 hằng năm do bệnh nhân tiếp xúc với kiến ba khoang.

Các bệnh nhân đến khám với các triệu chứng như tổn thương thành dải đỏ, phù, có mụn nước, mụn mủ chủ yếu là ở những vùng da hở.

Một số nguyên nhân mắc bệnh gồm:

  • Bệnh nhân ngồi làm việc, ngủ, tắm dưới ánh đèn bị côn trùng rơi vào cổ, mặt, thân mình rồi vô tình dơ tay quyệt, đập làm côn trùng có chứa chất pederin xiết lên da.
  • Hoặc do bệnh nhân không chú ý nên xát vào da gây viêm da, phỏng nước.

Cách phòng tránh bệnh

Cách phòng bệnh tốt nhất là tránh tiếp xúc với côn trùng gây bệnh. Nếu đã tiếp xúc với chúng thì nên xử lý như sau:

  • Khi phát hiện côn trùng đang bò trên da hãy lấy ra khỏi người bằng cách thổi hoặc để tờ giấy lên để côn trùng bò lên, đưa ra khỏi người. Sau đó rửa sạch vùng da đã tiếp xúc bằng nước, xà phòng diệt khuẩn.
  • Nếu đã tiếp xúc với côn trùng phải rửa sạch tay và những vùng da đã tiếp xúc bằng xà phòng diệt khuẩn.
  • Nên đóng cửa hoặc dùng lưới mắt nhỏ ngăn côn trùng hoặc thay đen huỳnh quanh bằng đèn ánh sáng vàng.
  • Ngủ màn.
  • Kiểm tra giường chiếu, chăn màn, khăn, quần áo trước khi dùng.
  • Nếu làm việc dưới ánh đèn không dùng tay đập hoặt quệt khi có cảm giác vướng trên da.

Bệnh viêm da thường để lại những biến chứng ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ rất cao như sẹo, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng với những người hệ miễn dịch kém. Vì thế từ những nguyên nhân được cảnh báo trên, hãy tìm cách phòng tránh bệnh tốt nhất.

Thông tin hữu ích: Những loại thuốc điêu trị viêm da cho hiệu quả tốt nhất hiện nay

Quỳnh Nguyễn (tổng hợp)

Click đọc ngay:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo