2 bệnh viêm da ở trẻ sơ sinh phổ biến và cách điều trị hiệu quả nhất

Viêm da ở trẻ sơ sinh không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ mà còn có để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng do các mẹ không nắm rõ về bệnh. Vì thế, không còn các nào khác để chữa trị đúng cách bằng hiểu rõ bệnh, phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Hãy cùng tìm hiểu về bệnh viêm da ở trẻ sơ sinh với bài viết dưới đây!

>> Viêm da mặt: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

>> Cách trị viêm da: Các phương pháp điều trị được Bác Sĩ khuyên dùng

Viêm da ở trẻ sơ sinh là gì?

Viêm da là một danh từ khá chung để chỉ phản ứng của da đối với những tác nhân bên ngoài rất thường gặp ở trẻ em. Theo thống kê, các bệnh viêm da ở trẻ sơ sinh chủ yếu là các bệnh liên quan đến cơ địa dị ứng. Nếu biết cách điều trị và chăm sóc tốt bệnh có thể tự khỏi, nhưng không điều trị đúng cách có thể khiến bệnh trở nặng và biến chứng khá nguy hiểm.

Các loại viêm da ở trẻ sơ sinh phổ biến nhất

Như đã nói ở trên, bệnh viêm da ở trẻ sơ sinh chủ yếu là bệnh mãn tính do cơ địa dị ứng, trong đó phổ biến nhất là viêm da cơ địa và viêm da dầu:

Hình ảnh trẻ bị viêm da cơ địa

  • Viêm da cơ địa: là một bệnh mãn tính tiến triển thành từng đợt, xuất hiện ở những trẻ có tiền sử người thân mắc các bệnh có yếu tố dị ứng như hen, viêm xoang dị ứng, mề đay….

Hình ảnh trẻ bị viêm da tiết bã nhờn (viêm da dầu)

  • Viêm da dầu: (viêm da tiết bã nhờn) cũng là một bệnh da mãn tính, do tác dụng từ androgen (nội tiết tố kích thích hoạt động cả tuyến nhờn) từ mẹ truyền qua rau thai vì thế rất nhiều trẻ mắc bệnh.

Triệu chứng viêm da ở trẻ sơ sinh

Đa số trường hợp bệnh nhi bắt đầu các biểu hiện từ khoảng tuần thứ 3 đến tháng thứ 2 đầu đời, tiến triển thành từng đợt, cụ thể, triệu chứng của từng bệnh như sau:

Triệu chứng viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh

Bệnh thường phát sớm sau khoảng 3 tuần sau sinh với các biểu hiện cấp tính với các đám đỏ da, ngứa. Ở giai đoạn sau đó, da xuất hiện nhiều mụn nước nông, dễ vỡ, xuất tiết và đóng vảy tiết. Một số trường hợp có thể có bội nhiễm, hạch lân cận sưng to.

Vị trí thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh gồm hai má, da đầu, trán, cổ, thân mình và mặt dưới các chi.

Triệu chứng viêm da dầu ở trẻ sơ sinh

Ở trẻ sơ sinh thường thất nhất là vảy nhờn, dính tập trung nhiều ở đỉnh đầu, tạo thành một lớp dày, lan tỏa khắp da đầu mà dân gian vẫn thường gọi là “cứt trâu”.

Thương tổn ở mặt và thân mình thường có biểu hiện là các dát đỏ, vảy da có mỡ, các sẩn liên kết với nhau thành mảng lớn.

Nguyên nhân gây bệnh viêm da ở trẻ sơ sinh

Ngoài yếu tố chủ quan là do da của trẻ sơ sinh còn khá non nớt, nhạy cảm nên thường mắc các bệnh viêm da thì cần phải kể đến các nguyên nhân tác động khiến bệnh khởi phát và nặng hơn sau đây:

  • Yếu tố di truyền: Đây là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ sơ sinh mắc hai bệnh trên, trong đó với bệnh viêm da cơ địa, nếu cả bố và mẹ cùng bị bệnh thì tỷ lệ mắc của trẻ là 80%.
  • Dị ứng với các yếu tố bên ngoài: Trẻ có thể bị ứng với các yếu tố từ môi trường bên ngoài như thay đổi khí hậu, khói bụi, nhiệt độ…
  • Nhiễm vi khuẩn từ bên ngoài: 90% các trường hợp bị viêm da ở trẻ sơ sinh do vu khuẩn gây ra, chủ yếu là do da bị bí, nhiều mồ hôi sẽ tạo cơ hội để vi khuẩn xâm nhập, khiến da bị nhiễm khuẩn.
  • Vệ sinh da cho trẻ không đúng cách: Rất nhiều trường hợp phụ huynh bỏ qua dưỡng ẩm cho trẻ, dẫn đến tình trạng khô, nẻ, tổn thương khiến nhiều bệnh da phát triển.

Cách điều trị viêm da ở trẻ nhỏ

Việc dùng thuốc điều trị ở trẻ sơ sinh cần hết sức chú ý vì dùng sai cách có thể gặp một số biến chứng nguy hiểm. Vì thế, phụ huynh nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán, điều trị và tư vấn các chăm sóc hợp lý. Cụ thể, với từng bệnh sẽ có phác đồ điều trị riêng như sau:

Cách điều trị bệnh viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh

Bác sĩ có thể kê một số chế phẩm có chứa corticoid hoạt tính nhẹ như hydrocortison 1 – 2,5% bôi ngày 1 lần trong 5 – 7 ngày. Hoặc bôi kem và mỡ fucidic acid 2% ngày 1 lần trong vòng 1 – 2 tuần. Và cần đắp ẩm, dưỡng ẩm thường xuyên cho trẻ.

Cách điều trị bệnh viêm da dầu ở trẻ sơ sinh

Việc quan trọng nhất là bôi dầu khoáng hoặc dầu dành riêng cho bé như Baby Oil để làm mềm các vảy bám trên da, đặc biệt là trước khi tắm, gội.

Trong trường hợp dùng cách trên không hiệu quả có thể dùng dầu gội có chất chống tiết bã như pyrithione zinc, selenium sulfide. Hoặc trường hợp có viêm nhiễm cần thoa corticoid tại chỗ loại nhẹ như hydrocortisone 1%.

Lưu ý: Phụ huynh tuyệt đối không tự ý dùng thuốc.

Cách chăm sóc bệnh viêm da ở trẻ nhỏ

Như đã nói ở trên, viêm da ở trẻ thường gặp là các bệnh mãn tính, có khả năng tái phát cao vì thế, việc chăm sóc tốt vừa là cách trị bệnh, vừa giúp phòng bệnh. Các chuyên gia khuyên phụ huynh nên chú ý những điều sau:

  • Tắm, giữ ẩm cho bé thường xuyên

Việc tắm rửa sạch sẽ là yếu tố quan trọng để điều trị chứng viêm da ở trẻ, nhưng cần tắm đúng cách, sử dụng sản phẩm phù hợp. Do đó, khi tắm cho trẻ, phụ huynh chỉ nên dùng nước ấm không dùng nước quá nóng hoặc quá lạnh vì sẽ làm khô da trẻ.

Tắm rửa sạch sẽ là cách tốt nhất để việc điều trị đạt hiệu quả cao

Chỉ sử dụng các loại xà phòng dịu nhẹ, độ pH thấp, tốt nhất nên dùng chế phẩm dành riêng cho trẻ sơ sinh và trẻ bị viêm da.

Sau khi tắm xong cho bé cần dùng khăn mềm lau nhẹ chứ không nên quá mạnh tay, gây trầy xước, kích ứng da của trẻ.

Sau khi tắm cần bôi chất dưỡng ẩm để làm ẩm da ngay, tốt nhất là trong vòng 3 phút sau khi tắm. Và nên dùng loại dưỡng ẩm dành riêng cho trẻ sơ sinh. Việc thoa kem dưỡng ẩm thường xuyên giúp làm mềm da, khôi phục lớp bảo vệ da và ngăn chặn vi khuẩn tấn công.

  • Để da được thông thoáng

Không nên để trẻ mặc quần áo quá chật, thiếu khí và tránh những chất liệu vải làm từ len, dạ. Hãy để da trẻ được thông thoáng để tránh những cọ xát gây kích ứng. Nên lựa chọn trang phục làm từ các loại vải mềm mại.

  • Tránh việc gãi ngứa

Hầu hết các bệnh viêm da đều gây ngứa, việc này khiến trẻ tìm cách xoa tay lên vùng da bị bệnh. Việc chà xát này sẽ khiến bệnh trầm trọng hơn, vì thế, phụ huynh nên cắt ngắn móng tay của trẻ, đeo găng tay (đặc biệt là lúc ngủ).

  • Tránh một số thức ăn gây dị ứng thông qua sữa mẹ

Một số thực phẩm có thể gây dị ứng cho trẻ, vì thế, cần xác định và loại bỏ khỏi thực đơn của mẹ. Trong số đó một số loại thực phẩm như sữa bò, đậu nành, đậu phộng, trứng… có thể khiến bệnh viêm da của trẻ nặng hơn các mẹ cần chú ý.

Các bệnh viêm da ở trẻ sơ sinh đã kể trên không gây nguy hiểm, có tiên lượng tốt, có thể tự khỏi không cần bôi thuốc và hầu hết đáp ứng tốt với điều trị tại chỗ.

Quan trọng nhất là giữ vệ sinh da sạch sẽ, làm ẩm, tránh các chất gây dị ứng, kích thích. Chỉ cần đảm bảo những yếu tố trên, tình trạng bệnh của trẻ sẽ chuyển biến tích cực, vì thế, các bậc phụ huynh không nên lo lắng thái quá dẫn đến việc bôi thuốc theo lời mách bảo khiến bệnh của trẻ nặng hơn.

Hy vọng những thông tin trên có thể giúp ích cho mọi người trong việc nhận biết triệu chứng, cách điều trị và chăm sóc trẻ bị viêm da.

Quỳnh Nguyễn (TH)

Click đọc ngay:

Bình luận (0)

  1. HA THI TUYET MAI says: Trả lời

    Thank you very much

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo