Bệnh viêm da: Triệu chứng, nguyên nhân và cách chữa trị

Theo thống kê hàng năm của ngành Da liễu bệnh viêm da chiếm từ 20 – 25% tổng số các bệnh ngoài da do nhiều nguyên nhân khác nhau. Để không nằm trong số những bệnh nhân này hãy tìm hiểu về bệnh viêm da ở bài viết dưới đây.

Bài nên đọc:

>> Triệu chứng của các bệnh viêm da nhất định phải lưu ý

>> Viêm da cơ địa: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Viêm da là gì?

Viêm da là thuật ngữ y học mô tả tình trạng viêm của da. Thực chất đây là phản ứng của da trước các yếu tố kích thích từ môi trường như thay đổi thời tiết, các loại dị nguyên như bụi bẩn, hóa chất, côn trùng, các chấn thương trên da… Viêm da cũng được chia ra thành hai giai đoạn: Viêm da cấp tính và viêm da mãn tính với nhiều triệu chứng khác nhau.

Triệu chứng

Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh viêm da sẽ phụ thuộc vào từng loại bệnh mà bạn mắc phải, cụ thể như:

  • Bệnh viêm da dị ứng: Triệu chứng ban đầu thường đỏ, nổi mẩn ngứa và thường xảy ra nơi gập da bên trong khuỷu tay, phía sau đầu gối, mặt trước của cổ. Khị bị trầy xước, phát ban xảy ra trên da kèm rỉ dịch, đóng vảy.
  • Bệnh viêm da tiếp xúc: Phát ban có thể nóng, châm chích hoặc ngứa. Có thể hình thành mụn nước.
  • Viêm da dầu (viêm da tiết bã): Bệnh có thể gây ra các mảng có vảy, da đỏ ở những khu vực tiết nhờn.

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm da

  • Dị ứng
  • Hệ miễn dịch kém
  • Di truyền
  • Tiếp xúc với các hóa chất
  • Stress

Biến chứng của các bệnh viêm da

  • Chốc lở

Nếu viêm da không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể dẫn đến nhiễm trùng, gây ra các vết voét, vết nứt trên da hay còn gọi là bệnh chốc lở

  • Sẹo

Bệnh có thể gây sẹo và thay đổi màu da gây mất thẩm mỹ.

  • Viêm tế bào

Người có hệ thống miễn dịch suy yếu dễ bị biến chứng viêm tế bào như nhiễm khuẩn, da sưng đỏ, biến chứng này có thể gây nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân.

5 dạng viêm da thường gặp

1. Viêm da tiếp xúc do côn trùng

Viêm da tiếp xúc do côn trùng là một phản ứng cấp tính của da với các chất kích ứng từ côn trùng. Ở Việt Nam, bệnh thường xuất hiện vào mùa mưa bão và thành dịch.

Một số hình ảnh viêm da do tiếp xúc côn trùng (kiến ba khoang)

Bệnh do côn trùng có tên là kiến khoang (tên khoa học là Paederus) hay còn gọi là kiến ba khoang, kiến cong đít,… Tại vị trí bị côn trùng đốt, bị chà xát xuất hiện phản ứng viêm da như phù nề, mụn nước, bọng nước giữa dát đỏ, rát, ngứa…

2 . Bệnh viêm da cơ địa

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Hưng (Bệnh viện da liễu Trung Ương) cho biết, bệnh viêm da cơ địa (hay còn gọi là Atopic Dermatitis-AD) hay còn gọi là chàm thể tạng, eczema,… Bệnh rất hay tái phát với những biểu hiện cấp tính, bán tính hoặc mạn tính.

Theo thống kê của phòng khám Viện Da liễu quốc gia, có khoảng 20% bệnh nhân đến khám mắc viêm da cơ địa.

Triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa là các thương tổn da kèm theo ngứa. Vì ngứa nên bệnh nhân gãi nhiều khiến da bị dày, có nguy cơ bị bội nhiễm vi trùng.

Xem video PGS.TS Phạm Thị Lan (Bệnh viện Da liễu Trung ương) chia sẻ về bệnh viêm da cơ địa:

3. Viêm da tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc là phản ứng viêm cấp hoặc mạn tính ở da với một số yếu tố môi trường khi tiếp xúc với da. Bệnh chiếm 1,5-5,4 dân số thế giới và gặp ở mọi lứa tuổi, mọi giới tính và ngành nghề. Các tổn thương là dát đỏ, mụn nước, có khi loét trợt hoại tử và ngứa. Bệnh cần loại trừ được dị nguyên thì mới chấm dứt được.

4. Viêm da dị ứng

Đây là phản ứng tăng nhạy cảm của da với các dị nguyên thuộc loại phản ứng quá mẫn chậm. Bệnh gây đỏ da, phù nề và mụn nước với các mức độ khác nhau. Nguyên nhân là do bị phơi nhiễm với các tác nhân hóa học, lý học.

5. Viêm da dầu (viêm da tiết bã)

Theo BS. Trần Thị Huyền (Bệnh viện Da liễu Trung ương) cho biết, viêm da dầu (seborrheic dermatitis) hay viêm da tiết bã, chàm mỡ (seborrheic eczema) là tình trạng viêm da hay gặp ở những vị trí như mặt, đầu, ngực, vùng liên bả vai.

Một số hình ảnh viêm da dầu ở trẻ em

Một số yếu tố liên quan tới tình trạng viêm da dầu gồm có: Da nhờn, tiền sử gia đình có bệnh viêm da dầu hoặc vảy nến,…

Ở trẻ em, viêm da dầu có tên gọi dân gian là “cứt trâu” có những mảng vảy da dày, dính, nhờn, lan tỏa, khó bong.

Ở người lớn, các vùng dầu như mặt, nửa trên của thâm mình là những vị trí thường bị bệnh.

Thông tin bệnhViêm da dầu – Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Các vị trí thường gặp bệnh viêm da

Viêm da mặt

Da mặt là vùng da tương đối nhạy cảm với hệ thống mạch máu, thần kinh phong phú và có cấu trúc riêng biệt. Đây còn là vùng da hở vì thế rất dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài như nhiệt độ, hóa chất.

Các loại viêm da mặt thường có biểu hiện trên mặt như viêm da mặt dị ứng, viêm da dầu ở mặt, viêm da mặt có mụn mủ…

Viêm da tay

Viêm da tay thường có liên quan đến các yếu tố cơ địa, tiếp xúc với các chất kích thích… Viêm da bàn tay có thể ở mu tay, lòng bàn tay, cả hai. Tổn thương thường có màu đỏ, khô, tiến triển thành sẩn, mụn nước và ngứa. Sau đó, bệnh nặng hơn với các triệu chứng như mụn mủ, vảy cứng. Viêm da bàn tay có thể lan làm lảnh hưởng đến các vị trí khác, đặc biệt là ở cánh tay.

Viêm da chân

Cũng như tay, chân là bộ phận tiếp xúc với nhiều mần bệnh như từ bùn đất, nước bẩn… Bệnh viêm da chân hay gặp nhất là bệnh viêm da cơ địa với các triệu chứng như da khô, đỏ, không có ranh giới. Các mảng đỏ lan rộng, có khi nổi mụn nước, xù xì. Mùa đông da thường khô, nứt toác, thậm chí là chảy máu.

Viêm da và cách điều trị

Cách chữa viêm da cũng tùy thuộc vào tình trạng, nguyên nhân gây bệnh mà sử dụng phương pháp điều trị riêng.Thông thường bác sĩ sẽ tìm hiểu các triệu chứng của bệnh nhân, tìm ra nguyên nhân và đưa ra phác đồ điều trị.

Các phương pháp điều trị viêm da gồm có:

  • Thuốc bôi
  • Thuốc uống
  • Thuốc tiêm
  • Với các loại viêm da đầu còn có thêm cả dầu gội đặc trị.
  • Liệu pháp ánh sáng
  • Chăm sóc da
  • Bảo vệ da khỏi chất gây dị ứng

Xem ngay: Cách trị viêm da: Các phương pháp điều trị được Bác Sĩ khuyên dùng

Thuốc chữa viêm da

Các nhóm thuốc trị viêm da bao gồm:

  • Các loại kem (thuốc mỡ) thoa da giúp giảm sưng, giảm phản ứng dị ứng.
  • Thuốc Corticosteroid (Steroid) giảm triệu chứng khô, ngứa.
  • Thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra.
  • Thuốc kháng histamine an thần nhẹ giúp bệnh nhân ngủ ngon, không gãi vào ban đêm.
  • Thuốc ức chế hệ miễn dịch.

Một số lời khuyên với bệnh nhân bị viêm da

  • Dùng kem chống ngứa vào vùng da bị tổn thương để làm giảm ngứa.
  • Nếu vùng da quá khô có thể làm mát và làm ẩm với kem dưỡng ẩm thường xuyên.
  • Tránh gãi bằng cách che phủ vùng tổn thương bằng cách băng bó, cắt móng tay, đeo găng tay khi ngủ.
  • Mặc quần áo chất liệu mềm, thoáng.
  • Sử dụng chất tẩy rửa nhẹ, không có mùi thơm khi giặt quần áo, khăn tắm, ga giường.

Cách phòng tránh bệnh viêm da

  • Tránh tiếp xúc với những chất độc hại, xà phòng mạnh.
  • Tránh mặc các chất liệu len.
  • Đeo găng tay nonlatex, ủng, đồ bảo hộ khi tiếp xúc với hóa chất, chất tẩy rửa.
  • Tránh tình trạng da khô bằng cách tránh tắm thường xuyên khi không cần thiết, không tắm nước nóng, sử dụng xà phòng dịu nhẹ, làm khô da nhẹ nhàng và dưỡng ẩm da.

Viêm da là tình trạng phổ biến ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống vì thế ngay khi có những dấu hiệu, triệu chứng bất thường trên da hãy đến các bệnh viện, cơ sở y tế để được chẩn đoán, điều trị phù hợp.

Quỳnh Nguyễn (tổng hợp)

ĐỪNG BỎ LỠ

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo