Viêm da chân – Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Viêm da chân là gì? Triệu chứng như thế nào? Có những loại viêm da chân nào thường gặp và cách điều trị ra sao?… Những thắc mắc này sẽ có lời đáp ở bài viết dưới đây.
Bài nên đọc:
Viêm da chân là gì?
Da có tác dụng bảo vệ, điều hòa thân nhiệt, bài tiết mồ hôi… Tuy nhiên da lại chịu nhiều tác động từ môi trường như khí hậu nóng ẩm, điều hòa, khói bụi, hóa chất vì thế các bệnh viêm da phát triển, trong đó có viêm da. Theo thống kê của nghành da liễu, viêm da chiếm khoảng 20% các bệnh da liễu.
Theo BS. Phương Mai (Bệnh viện Da liễu Tp.HCM) cho biết, viêm da là danh từ chung chỉ phản ứng của da đối với các tác nhân của môi trường bên ngoài. Vì thế viêm da chân cũng như như viêm da ở các bộ phận khác là phản ứng mẫn cảm của da chân đối với các tác nhân của môi trường.
Viêm da chân gồm:
- Viêm da cơ địa
- Viêm da tiếp xúc
- Viêm da dị ứng…
Bệnh viêm da ở chân nói riêng và bệnh da liễu ở chân thường xảy ra vì đây là một vùng da hở, thói quen đi chân trần. Khi bị viêm da ở chân thường gây đau, làm hạn chế đi lại.
Triệu chứng của viêm da (viêm da chân)
Là phản ứng viêm nông trên da với các biểu hiện như:
- Ngứa
- Đỏ da
- Mụn nước
- Mụn nước vỡ, đóng mày
- Rỉ dịch trên da.
Một số hình ảnh về viêm da chân
Nguyên nhân các bệnh viêm da ở chân
Theo bác sĩ Phương Mai, có nhiều nhóm bệnh viêm da kể trên như viêm da cơ địa, dị ứng, tiếp xúc. Mỗi bệnh sẽ có những nguyên nhân riêng, nhưng trong đó có những nguyên nhân chung như:
- Yếu tố di truyền
- Cơ địa bệnh nhân dị ứng
- Người suy giảm miễn dịch
- Tiếp xúc với hóa chất, dị nguyên
- Do môi trường nóng ẩm nhiều làm cho viêm da nặng hơn (đặc biệt là viêm da cơ địa).
3 bệnh viêm da chân thường gặp
1. Viêm da tiếp xúc ở chân do côn trùng
Đây là một phản ứng cấp tính của da với các chất kích ứng từ côn trùng do chân trần dẫm đạp, tiếp xúc lên các côn trùng. Thường gặp nhất là do côn trùng vùng nhiệt đới nóng, ẩm như kiến ba khoang.
Nguyên nhân đơn thuần là do tiếp xúc với các chất tiết của côn trùng đang sống hoặc chết. Các biểu hiện như bỏng dát, ban đỏ, phù nề, mụn mủ, tổn thương theo hình dải. Tổn thương thường gặp của bệnh là ở vùng khoeo.
2. Viêm da dị ứng ở chân
Hình ảnh viêm da dị ứng ở chân do đi dép cao su
Viêm da tiếp xúc dị ứng là phản ứng tăng nhạy cảm của da đối với các dị nguyên. Một số nhóm dị nguyên gây ra viêm da dị ứng ở chân gồm chất dẻo, cao su như (giày, dép). Bệnh thường gặp ở mu bàn chân. Viêm da dị ứng có thể xảy ra cấp tính gây đỏ da, phù nề và mụn nước với các mức độ khác nhau hoặc tiến triển mạn tính.
Bệnh thường tái phát khi tiếp xúc lại với dị nguyên, nếu loại bỏ hoàn toàn bệnh sẽ khỏi.
3. Viêm da cơ địa ở chân
Hình ảnh một thể viêm da cơ địa cấp tính ở chân
Viêm da cơ địa, viêm da cơ địa ở chân là bệnh mạn tính tiến triển thành từng đợt với các biểu hiến như ngứa, tổn thương dạng chàm. Yếu tố di truyền và yếu tố môi trường là hai nguyên nhân khiến bệnh khởi phát và nặng hơn.
Viêm da cơ địa ở chân xuất hiện tổn thương ở đầu gối (trẻ em biết bò), ở lòng bàn chân (người lớn). Các tổn thương gồm các sẩn đỏ, vết trợt, da dày, mụn nước khu trú.
Cách điều trị bệnh viêm da ở chân
Có rất nhiều loại bệnh viêm da, mỗi bệnh sẽ có một cách điều trị khác nhau, nhưng đa phần các bệnh viêm da đều dùng chung các cách điều trị như sau:
- Chống khô da, dịu da.
- Chống nhiễm trùng.
- Chống viêm
- Tư vấn cho người bệnh, gia đình biết cách điều trị và phòng bệnh.
- Chăm sóc da
- Bảo vệ da
- Các phương pháp điều trị khác: UVA, UVB
Nên xem: Cách trị viêm da: Các phương pháp điều trị được Bác Sĩ khuyên dùng
Thuốc trị viêm da chân
Mỗi bệnh nhân, mỗi tình trạng bệnh sẽ được tư vấn, điều trị phương pháp và các loại thuốc khác nhau, một số loại thuốc được dùng trong điều trị cho viêm da gồm:
- Thuốc Corticoid dùng nhiều trong điều trị viêm da cơ địa, viêm da dị ứng. Với trẻ em dùng loại hoạt tính yếu như hydrocortison 1-2,5%, người lớn dùng loại có hoạt tính trung bình: desonid, clobetason butyrat. Riêng với viêm da chân thường xảy ra tổn thương lichen hóa, da dầy có thể dùng loại corticoid hoạt tính mạnh hơn như clobetasol propionat.
- Mỡ kháng sinh hoặc mỡ corticoid có thêm kháng sinh để chống nhiễm khuẩn.
- Dung dịch Jarish, thuốc tím 1/10.000, nước muối sinh lý 0,9%.
- Làm ẩm da urea 10%, petrolatum đối với vùng da khô.
- Thuốc bạt sừng bong vảy như mỡ salicyle 5%, 10%, mỡ goudron, ichthyol, crysophanic.
- Thuốc ức chế miễn dịch tacrolimus nồng độ 0,03-0,1% ( hiệu quả với viêm da cơ địa).
- Kháng histamin H1: Chlorpheniramin, Fexofenadin, Certerizin…
- Kháng sinh chống nhiễm khuẩn
- Các thuốc khác như cyclosporin, methotrexat.
Bài thuốc Đông y trị viêm da chân hiệu quả, an toàn
Thanh bì Dưỡng can thang là bài thuốc Đông y được điều chế bởi các chuyên gia hàng đầu của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc. Trải qua quá trình nghiên cứu lâu dài và chắt lọc tinh hoa từ hơn 100 bài thuốc cổ phương quý giá, các chuyên gia đã cân nhắc, tính toán từng tỉ lệ, thành phần để cho ra đời bài thuốc với 3 chế phẩm: Thuốc ngâm rửa, Thuốc bôi ngoài, Thuốc uống trong.
Bài thuốc đi sâu vào điều trị bệnh từ căn nguyên, giúp giải độc cơ thể, tăng thể trạng, tăng sức đề kháng nhờ đó đẩy lùi bệnh từ gốc và phòng tránh tái phát trở lại.
Những ưu điểm vượt trội của Thanh bì Dưỡng can thang
– Bài thuốc sử dụng 100% thảo dược sạch tự nhiên, thu hái từ các vườn dược liệu do chính Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc phát triển.
– Cam kết không pha trộn tân dược, không chứa corticoid nên an toàn cho sức khỏe, không gây tác dụng phụ.
– Có thể sử dụng cho cả trẻ nhỏ và phụ nữ cho con bú.
– Dịch vụ sắc sẵn thuốc theo yêu cầu tiện lợi.
Để được tư vấn thêm về tình trạng viêm da chân và phác đồ điều trị thích hợp, quý độc giả vui lòng liên hệ:
Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc Cơ sở Hà Nội: Số 132 Ô Chợ Dừa, Đống Đa – SĐT, Zalo: (024) 7109 5599 – 0983 059 582 Cơ sở Quảng Ninh: Số 116 Văn Lang, Hồng Gai, Hạ Long – SĐT, Zalo:0972 606 773 Cơ sở Hồ Chí Minh: Số 145 Hoa Lan, P.2, Q.Phú Nhuận – SĐT, Zalo: (028) 7109 5599 Website: http://www.thuocdantoc.org Fanpage: Trung tâm Thuốc dân tộc |
Cách phòng bệnh viêm da chân
- Tránh tiếp xúc với những dị nguyên đã từng mắc (ví dụ bị viêm da tiếp xúc với dị ứng với dép cao su thì nên loại bỏ, thay bằng các loại dép chất liệu khác).
- Không nên đi chân trần, đặc biệt là nơi công cộng.
- Khi làm việc cần tiếp xúc với hóa chất, nước bẩn,… cần có đồ bảo hộ như ủng.
- Thường xuyên thay tất, vệ sinh giày dép tránh ẩm ướt.
- Bổ sung dưỡng chất để tăng cường sức đề kháng.
- Nếu có điều kiện hãy dùng các loại kem bảo vệ, kem dưỡng ẩm dành cho chân.
- Tránh cào gãi, gây xước xát vùng da này.
Xem video Bác sĩ Phương Mai (Bệnh viện Da liễu Tp.HCM) chia sẻ về bệnh viêm da:
HỮU ÍCH:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!