Bệnh viêm da cơ địa ở chân: Dấu hiệu và cách phòng tránh bệnh

Viêm da cơ địa trong đó có viêm da cơ địa ở chân là bệnh da mạn tính ảnh hưởng đến gần 18 triệu người với các triệu chứng khó chịu như khô, ngứa. Vậy bệnh viêm da cơ địa là gì? có cách nào kiểm soát và điều trị bệnh?. Cùng tìm hiểu với Cẩm nang bệnh da liễu để có câu trả lời.

Bài nên đọc:

Theo PGS.BS Nguyễn Duy Hưng (Tổng thư ký Hội Da liễu Việt Nam), viêm da cơ địa (Atopic Dermatitis) hay còn gọi là bệnh chàm thể tạng, eczema,… Triệu chứng của bệnh có thể gặp ở bất cứ vị trí nào trong đó có mu bàn chân, cẳng thân, bàn chân, các ngón chân và cẳng chân.

Theo tài liệu Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị Da liễu (Bộ Y tế), 20-80% người bệnh bị viêm da ở chân khi bị viêm da cơ địa, đây là dấu hiệu đầu tiên của bệnh gặp ở người lớn.

Triệu chứng của viêm da cơ địa ở chân

  • Có mụn nước
  • Sẩn đỏ dẹt
  • Có vùng da mỏng
  • Lichen hóa (là những mảng rộng, bờ kém rõ ở những vùng da dày do bệnh và những vết ngang dọc hiện rõ trên da)
  • Ngứa.
  • Khô da (do tăng mất nước qua biểu bì)
  • Da cá, dày da bàn chân.

Biểu hiện lâm sàng của bệnh qua 3 giai đoạn

Giai đoạn 1 (Cấp tính)

Các triệu chứng viêm da cơ địa gặp ở giai đoạn này là các đám da đỏ, ranh giới không rõ, đám sẩn (sẩn), mụn nước tiết dịch, không có vảy da. Giai đoạn này còn xuất hiện hiện tượng da bị phù nề, chảy dịch, đóng vảy tiết. Nếu bệnh nhân gãi sẽ tạo vết chợt, bội nhiễm tụ cầu tạo các mụn mủ và vẩy tiết vàng.

Chị Nguyễn Thị Thỏa (Nguyễn Xiển – Thanh Xuân – Hà Nội) bị viêm da cơ địa dai dẳng suốt 7 năm đã được hỗ trợ điều trị lành bệnh, phục hồi da nhờ bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang...

Giai đoạn 2 (Bán cấp)

Các triệu chứng da đỏ, mụn nước tuy nhiên da không phù nề, tiết dịch.

Giai đoạn 3 (Mạn tính)

Đây là giai đoạn da bị dày thâm, ranh giới rõ, lichen hóa, vết nứt đau.

Có khoảng 30-50% người bệnh viêm da cơ địa xuất hiện thêm các bệnh dị ứng khác như viêm mũi dị ứng, hen phế quản. Nhiều trường hợp bệnh tồn tại trong nhiều năm.

Nguyên nhân gây bệnh viêm da cơ địa

Theo Bác sĩ Nguyễn Duy Hưng, hiện chưa có nghiên cứu về tỷ lệ mắc viêm da cơ địa ở Việt Nam, nhưng theo báo cáo của phòng khám Viện da liễu quốc gia, viêm da cơ địa có khi chiếm đến 20% số bệnh nhân đến khám tại phòng khám. Bệnh có yếu tố di truyền, gia đình và xuất hiện ở những người có bệnh dị ứng (hen, viêm mũi dị ứng).

Theo đó, có những yếu tố sau dẫn đến viêm da cơ địa:

– Yếu tố di truyền

 Các nghiên cứu cho thấy 60% người bị viêm da cơ địa con cái của họ cũng bị bệnh này. Trong trường hợp cả bố và mẹ đều bị bệnh thì 80% con cũng bị bệnh..

Chi tiếtCác nguyên nhân viêm da cơ địa gây ra

– Yếu tố làm bệnh khởi phát và nặng hơn gồm:

  • Dị nguyên trong không khí như chất thải, len dạ…
  • Ngoại độc tố của tụ cầu trùng vàng .
  • Dị nguyên nội sinh.
  • Thức ăn làm vượng bệnh như trứng, sữa, lạc, đậu tương, cá…
  • Chức năng của hàng rào bảo vệ của da cùng với lớp giảm ceramic trên bề mặt da làm cho da dễ bị mất nước gây khô da.
  • Thời tiết (bệnh nặng hơn vào mùa đông, nhẹ vào mùa hè).

Cách điều trị viêm da cơ địa bằng Tây y

Theo Bác sĩ Nguyễn Duy Hưng, điều trị viêm da cơ địa (Viêm da cơ địa ở chân) cần cẩn trọng và có sự hợp tác chặt chẽ giữ bác sĩ và người bệnh. Tùy từng giai đoạn bệnh là cấp tính, bán cấp và mạn tính, bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng thuốc phù hợp. Cụ thể:

Với viêm da cấp tính:

Cần đắp ẩm tổn thương bằng kem bôi corticoit + kháng sinh. Trong trường hợp bội nhiễm cần uống kháng sinh để chống tụ cầu trùng vàng. Thuốc kháng histamin chống dị ứng và chống ngứa.

– Với viêm da cơ địa bán cấp và mạn tính điều trị như sau:

  • Kem bôi làm ẩm da, sữa tắm có kem dưỡng ẩm.
  • Thuốc corticosteroid (tuy hiệu quả với viêm da cơ địa nhưng gây nhiều tác dụng phụ nguy hại nếu dùng lâu dài vì thế cần có sự chỉ định của bác sĩ).
  • Thuốc chống viêm tacrolimus có thể thay thế corticosteroid trong trường hợp phải điều trị dài ngày.
  • Thuốc chống ngứa kháng histamin.
  • Trong trường hợp nặng có thể phải uống corticoid (có chỉ định chặt chẽ của bác sĩ).

Nói chung, một phác đồ điều trị viêm da cần có:

  • Chống khô da bằng các thuốc bôi dưỡng ẩm
  • Điều trị bằng corticosteroid bôi trong thời gian ngắn, sau đó duy trì bôi tacrolimus + dưỡng ẩm thời gian dài để tránh bệnh tái phát.
  • Thuốc kháng sinh bôi hoặc uống để chống nhiễm tụ cầu.
  • Thuốc kháng histamin chống ngứa.

Bạn nên tham khảo5 loại thuốc trị viêm da cơ địa tốt nhất hiện nay

Cách chữa viêm da cơ địa ở chân bằng đông y

Ths.Bs Phan Thị Hoa (Bệnh viện Tuệ Tĩnh – Học viện Y dược cổ truyền Việt Nam) chia sẻ bài thuốc Tiêu phong tán trị viêm da cơ địa cho một bệnh nhân gồm các nguyên liệu sau:

  • Thuốc uống gồm: Phòng phong, kinh giới, ngưu bàng tử, thuyền thoái là chủ dược. Ngoài ra, còn có các nguyên liệu như sinh địa, đương quy, hồ ba nhân, khổ sâm, trương truật, chi mẫu, cam thảo, thạch cao.

Đổ 3 bát nước sắc còn 1 bát, sắc làm 3 lần/ngày. Sau đó lấy 3 bát nước cô lại chia uống thành 3 lần/ngày. Uống sau bữa ăn.

  • Dùng tại chỗ: Lấy lá cây lược vàng 30gr giã nhỏ cùng vài hạt muối giã nhỏ đắp để qua đêm.

Xem thêm chia sẻ về bệnh Viêm da cơ địa, viêm da cơ địa ở tay của bác sĩ đầu ngành.

Hay còn một bài thuốc khác từ Đông y cũng mang lại hiệu quả điều trị cao là Thanh bì dưỡng can thang của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc. Qua lời chia sẻ của Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan – Giám đốc chuyên môn, Trưởng khoa Da Liễu Trung tâm Thuốc dân tộc cho biết:

“Thanh bì dưỡng can thang bao gồm 3 chế phẩm: thuốc ngâm rửa, thuốc bôi ngoài và thuốc uống trong. Khi kết hợp cơ thế “trong uống ngoài bôi”, bài thuốc nam lành tính này sẽ đem đến tác động kép, giúp thải loại các độc tố từ bên trong cơ thể. Đồng thời, các dưỡng chất có trong bài thuốc ngâm rửa và thuốc bôi ngoài cũng có tác động thẩm thấu vào tận sâu lớp biểu bì dưới da, tái tạo da và nuôi dưỡng làn da khoẻ mạnh”.

Bác sĩ Tuyết Lan nhận định về hiệu quả của bài thuốc Thanh bình Dưỡng can thang
Bác sĩ Tuyết Lan nhận định về hiệu quả của bài thuốc Thanh bình Dưỡng can thang

Được biết làm nên thành công của Thanh bì dưỡng can thang là thành phần nguyên liệu 100% từ thảo dược thiên nhiên. Các thảo dược quý hiếm góp mặt trong bài thuốc này có thể kể đến như: tang bạch bì, bồ công anh, kim ngân hoa, ké đầu ngựa, đơn đỏ… là những loại thảo dược “khắc tinh” với bệnh viêm da cơ địa.

Thanh bì Dưỡng can thang đẩy lùi viêm da cơ địa hiệu quả
Thanh bì Dưỡng can thang đẩy lùi viêm da cơ địa hiệu quả

Ngoài ra, chất lượng thảo dược có trong Thanh bì dưỡng can thang cũng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định nên sự thành công của bài thuốc. Theo đó, 30 vị thuốc quy tụ trong Thanh bì Dưỡng can thang đều được thu hái từ những khu vườn trồng dược liệu sạch, trải qua quá trình kiểm duyệt khắt khe và đạt tiêu chuẩn GACP-WHO. Chính vì vậy, bài thuốc được cho là an toàn, lành tính, hạn chế tái phát trong thời gian dài, đồng thời có thể sử dụng với các đối tượng nhạy cảm như trẻ em và phụ nữ đang cho con bú.

Đặc biệt, bài thuốc còn được Chương trình Sống khỏe mỗi ngày VTV2 đưa tin đánh giá cao. Toàn bộ chương trình xem TẠI ĐÂY (phần giới thiệu bài thuốc ở phút 19:14) hoặc theo dõi qua video bên dưới:

Đông đảo bệnh nhân đã đưa tin phản hồi về bài thuốc:

Người mẹ trẻ 7 năm khổ sở với bệnh viêm da cơ địa mãn tính:

Hành trình gian truân của ông bố đi tìm liệu pháp điều trị viêm da cơ địa cho con:

Để biết thêm các thông tin chi tiết về Thanh bì dưỡng can thang trong điều trị viêm da cơ địa, mời quý độc giả liên hệ:

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc

Lời khuyên cho bệnh nhân bị viêm da cơ địa

Người bệnh có thể kiểm soát được các triệu chứng trong và sau khi điều trị nếu tuân thủ những khuyến cáo sau đây:

  • Người bệnh tránh chà xát, không gãi.
  • Thuốc bôi và thuốc uống chống ngứa kết hợp theo sự chỉ định của bác sĩ.
  • Bôi kem dưỡng ẩm hàng ngày là việc rất cần thiết sẽ giúp tránh ngứa, hạn chế tái phát.
  • Loại trừ các chất gây dị ứng như đã đề cập trên.
  • Tránh thức ăn gây dị ứng.
  • Hạn chế dùng xà phòng, chất tẩy rửa

Viêm da cơ địa ở chân là một bệnh mạn tính, dễ tái phát vì vậy bệnh nhân cần phối hợp với bác sĩ, tái khám thường xuyên và tuân thủ chỉ định của bác sĩ để tìm ra phương pháp điều trị hợp lý.

Quỳnh Nguyễn (tổng hợp)

Click đọc ngay:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo