Viêm da cơ địa ở mặt: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Viêm da cơ địa ở mặt gây ảnh hưởng thẩm mỹ rất lớn, vậy viêm da cơ địa là gì? làm cách nào để điều trị và chăm sóc tốt nhất để sớm có kết quả tốt nhất?

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Hưng (Bệnh viện Da Liễu Trung Ương) viêm da cơ địa là gì (Atopic Dermatitis) hay còn gọi là bệnh chàm thể tạng, eczema, sẩn ngứa Besnier, Liken đơn dạng mạn tính…. Đây là một bệnh có khả năng tái phát rất cao.

Viêm da cơ địa ở mặt thường gặp ở trẻ em dưới 2 tuổi và được gọi là chàm sữa. Thường gặp nhất là ở trẻ 2 tháng đầu, 60% trẻ viêm da cơ địa phát bệnh trong năm đầu, 30% trong 5 năm đầu và 10% phát bệnh từ 6-20%.

Theo báo cáo của phòng khám Viện Da liễu quốc gia, viêm da cơ địa chiếm khoảng 20% số bệnh nhân đến khám tại phòng khám.

Triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa ở mặt

  • Khô da
  • Ban đỏ
  • Ngứa
  • Mụn nước

Ngứa tại thành vòng xoắn bệnh lý: Ngứa-gãi-ban đỏ-ngứa.

Ngoài ra, bệnh nhân còn có các triệu chứng khác như:

Chị Nguyễn Thị Thỏa (Nguyễn Xiển – Thanh Xuân – Hà Nội) bị viêm da cơ địa dai dẳng suốt 7 năm đã được hỗ trợ điều trị lành bệnh, phục hồi da nhờ bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang...

Xem thêm: Cách trị viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh mẹ nên biết

  • Viêm mũi dị ứng
  • Viêm kết mạc mắt
  • Viêm ngứa họng
  • Hen suyễn
  • Chứng vẻ nổi
  • Bệnh vẩy cá thông thường
  • Dày sừng nang lông…

Diễn biến và biến chứng của bệnh

  • Giai đoạn cấp tính: Đám da đỏ ranh giới không rõ, sẩn và đám sẩn, mụn nước tiết dịch, không có vảy da. Da xảy ra hiện tượng bị phù nề, chảy dịch, đóng vảy tiết. Các vết xước do gãi tại thành vết chợt, bội nhiễm tụ cầu tạo thành các mụn mủ, vẩy tiết vàng.
  • Giai đoạn bán cấp: Các triệu chứng nhẹ hơn, da không bị phù nề hay tiết dịch.
  • Giai đoạn mạn tính: Da thâm dày, ranh giới rõ, liken hóa, các vết nứt đau.

Bệnh nếu không được điều trị sẽ tiến triển trong nhiều tháng, nhiều năm. 30-50% bệnh nhân bị hen hoặc các bệnh dị ứng khác. Khoảng 50% bệnh khỏi khi ở tuổi thiếu niên, nhưng nhiều trường hợp bệnh tồn tại lâu trong nhiều năm.

Nguyên nhân gây bệnh viêm da cơ địa

Theo tài liệu Hướng dẫn, chẩn đoán và điều trị bệnh Da liễu (Bộ Y tế) có 2 nguyên nhân đóng vai trò quan trọng trong cơ chế sinh bệnh viêm da cơ địa gồm:

1. Yếu tố di truyền

Bệnh thường xuất hiện ở những người có tiền sử bản thân, gia đình mắc các bệnh có yếu tố dị ứng như hen, viêm mũi xoang dị ứng, sẩn ngứa, dị ứng thuốc, mày đay.

Mặc dù viêm da cơ địa chưa xác định rõ ràng do gen nào đảm nhiệm nhưng theo nghiên cứu, có khoảng 60% trẻ em bị viêm da cơ địa khi bố hoặc mẹ từng bị bệnh. Nếu cả bố và mẹ cùng bị thì tỷ lệ con bị bệnh là 80%.

2. Yếu tố môi trường

Yếu tố này đóng vai trò động lực khiến bệnh khởi phát hoặc làm bệnh nặng hơn gồm những tác nhân sau:

  • Các dị nguyên có trong bụi nhà, lông súc vật, quần áo, đồ dùng gia đình, mỹ phẩm
  • Ô nhiễm môi trường.
  • Một số thức ăn có thể gây dị ứng như trứng, sữa, lạc, đậu tương, cá…

2 Cách trị viêm da cơ địa ở mặt

1. Điều trị bằng phương pháp Tây y

Theo tài liệu của Bộ y tế, điều trị viêm da cơ địa gồm điều trị tại chỗ và điều trị toàn thân. Chi tiết như sau:

  • Điều trị tại chỗ:

+ Điều trị tại chỗ hàng ngày bằng cách rửa mặt với nước ấm. Sau đó bôi các loại thuốc, kem dưỡng ẩm da.

+ Dùng thuốc Corticoid để giảm viêm, giảm ngứa. Lưu ý: Trẻ em dùng loại hoạt tính yếu như hydrocortison 1-2,5%. Người lớn dùng desonid, clobetason butyrat. Dùng mỡ corticoid nhẹ hơn, ngắn ngày để tránh tác dụng phụ như teo da, rạn da…

Bôi trong 1 tuần và giảm liều một cách từ từ, tránh tái phát.

+ Có thể dùng mỡ kháng sinh, mỡ corticoid có thêm kháng sinh để chống nhiễm khuẩn.

+ Đắp dung dịch Jarish, thuốc tím 1/10.000, nước muối sinh lý 0,9%.

+ Làm ẩm da bằng urea 10%, petrolatum đối với vùng da khô.

+ Thuốc bạt sừng bong vảy như mỡ salicyle 5%, 10%, mỡ goudron, ichthyol, crysophanic.

+ Thuốc ức chế miễn dịch tacrolimus nồng độ 0,03-0,1%

  • Điều trị toàn thân

+ Kháng histamin H1: Chlorpheniramin 4mg × 1-2 viên/ngày; Fexofenadin 180mg × 1 viên/ngày; Certerizin 10mg × 1 viên/ngày.

+ Kháng sinh chống nhiễm khuẩn đặc biệt là tụ cầu vàng, liên cầu. Cho kháng sinh thuộc nhóm cephalosphorin thế hệ 1 là tốt nhất, cho một đợt từ 10-14 ngày.

+ Corticoid: có thể được chỉ định trong thời gian ngắn khi bệnh bùng phát nặng. Không dùng thuốc kéo dài. Prednisolon 5mg × 2-4 viên/ngày × 7 ngày

+ Các thuốc khác như cyclosporin, methotrexat

Cụ thể, PGS.BS Nguyễn Duy Hưng (Bệnh viện Da liễu Trung Ương) chia sẻ phương pháp điều trị theo giai đoạn của bệnh như sau:

  • Với viêm da cơ địa cấp tính

Cần đắp ẩm thương tổn và bôi kem corticoit. Trong trường hợp bội nhiễm cho kháng sinh uống để chống tụ cầu trùng vàng. Thuốc kháng histamin để chống dị ứng và chống ngứa.

  • Viêm da cấp tính và mạn tính:

Làm ẩm da bằng kem bôi.

Thuốc corticosteroid (Có thể thay thế bằng tacrolimus khi phải dùng trong thời gian dài) để chống viêm, chống ngứa.

Uống kháng histamin chống ngứa.

Một số trường hợp nặng có thể uống corticoid, nhưng cần có chỉ định chặt chẽ của bác sĩ.

Xem ngay: Các loại thuốc chữa viêm da cơ địa tốt nhất hiện nay

2. Trị viêm da cơ địa ở mặt bằng thuốc Đông y

Theo Ths.Bs Trần Thị Tới (Trung ương Hội Đông y Việt Nam) chia sẻ 2 bài thuốc Đông y trị viêm da cơ địa gồm các nguyên liệu như:

  • Bài thuốc Tứ vật thang: Xuyên khung; Đương quy; Sinh địa; Bạch Thược.
  • Bài thuốc Tỳ giải thẩm thất thang gồm: Tỳ giải; Phòng phong; Kinh giới; Huyền toái; Thông thảo; Ý dĩ; Trạch tả; Cao bản.

Lưu ý: Những thông tin về thuốc, cách điều trị chỉ mang tính chất tham khảo. Bệnh nhân nên đến các bệnh viện, cơ sở y tế uy tín để được khám và điều trị phù hợp với tình trạng bệnh.

Ngoài hai bài thuốc kể trên, còn có một bài thuốc Đông y khác đang được rất nhiều người tin tưởng sử dụng. Đó là Thanh bì Dưỡng can thang do Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc bào chế. Thanh bì Dưỡng can thang có nguồn gốc từ bài thuốc Tang trợ bì của danh y Hải Thượng Lãn Ông, bài thuốc bí truyền của đồng bào Tày được nghiên cứu và cải tiến để mang lại hiệu quả cao hơn trong điều trị bệnh viêm da cơ địa.

Mời bạn xem thêm ký sự hoàn thiện bài thuốc qua video bên dưới:

Bài thuốc gồm 3 chế phẩm: Thuốc ngâm rửa, Thuốc bôi ngoài, Thuốc uống. Với công thức “3 trong 1”, bài thuốc đi sâu vào giải độc, tiêu viêm, điều trị vào tận căn nguyên của bệnh, giúp đẩy lùi bệnh từ gốc và hạn chế tái phát lâu dài.

Thanh bì Dưỡng can thang đẩy lùi viêm da cơ địa hiệu quả
Thanh bì Dưỡng can thang đẩy lùi viêm da cơ địa hiệu quả

Những ưu điểm vượt trội của Thanh bì Dưỡng can thang

  • Bài thuốc tuân theo cơ chế tác động kép của Đông y, điều trị từ trong ra ngoài, mang đến hiệu quả toàn diện và phòng tránh tái phát.
  • Thành phần 100% thảo dược sạch tự nhiên đạt tiêu chuẩn GACP, thu hái từ các vườn chuyên canh do Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc phát triển, đảm bảo chất lượng tốt nhất cho bài thuốc.
  • Cam kết không chứa corticoid, không pha trộn tân dược nên an toàn tuyệt đối của sức khỏe, không gây tác dụng phụ.
  • Có thể sử dụng cho cả trẻ nhỏ và phụ nữ đang cho con bú.
Thanh bì Dưỡng can thang sử dụng dược liệu sạch chữa vảy nến
Thanh bì Dưỡng can thang sử dụng dược liệu sạch chữa vảy nến

Để được tư vấn thêm về tình trạng bệnh và phác đồ điều trị bằng Thanh bì Dưỡng can thang phù hợp nhất, độc giả vui lòng liên hệ:

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc

Nguyên tắc phòng bệnh viêm da cơ địa ở mặt

Để có hiệu quả cao nhất, ngoài việc điều trị bệnh nhân cần có chế độ chăm sóc da phù hợp. Dưới đây là một số lưu ý do các chuyên gia Hiệp hội Eczema Hoa Kỳ tư vấn:

  • Vệ sinh da mặc sạch sẽ bằng nước sạch, bôi kem dưỡng ẩm phù hợp.
  • Không dùng mỹ phẩm một cách bừa bãi, tùy tiện, chỉ nên dùng các loại mỹ phẩm quen thuộc.
  • Hạn chế tiếp xúc với hóa chất, khói bụi, khói thuốc, phấn hoa và các dị nguyên gây dị ứng khác bằng cách đeo khẩu trang.
  • Không nên rửa mặt bằng nước nóng.
  • Không ăn những thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng hoặc các thực phẩm lạ.
  • Bổ sung vitamin D, dùng Axít béo omega -3.
  • Không dùng đồ len dạ tiếp xúc trực tiếp với da.
  • Hạn chế tình trạng căng thẳng, giữ tâm lý
  • Hạn chế cào gãi, làm tổn thương da.

Bệnh nhân bị viêm da cơ địa ở mặt cần đến gặp bác sĩ khi chăm sóc tại nhà không có hiệu quả, triệu chứng tồi tệ hơn đặc biệt có dấu hiệu nhiễm trùng như sốt, đỏ, đau. Việc điều trị cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ đồng thời loại trừ các chất gây dị ứng đã đề cập ở trên.

 Quỳnh Nguyễn (tổng hợp)

Click đọc ngay:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo