Hỗ trợ chữa viêm da cơ địa: Nên chọn tây y, đông y hay dân gian?

Điều trị viêm da cơ địa không đúng cách không những không làm bệnh thuyên giảm mà có tiến triển dai dẳng, tái phát nhiêu, chi phí điều trị cao. Do đó để có kết quả tốt nhất cần điều trị đúng phương pháp, vậy các cách chữa viêm da cơ địa được áp dụng hiện nay như tây y, đông y, dân gian nên chọn cách nào có ưu và nhược điểm gì? Hãy cùng tham khảo đánh giá của các chuyên gia về 3 cách trị bệnh viêm da cơ địa này.

>> 5 cách chữa bệnh viêm da cơ địa bằng thuốc dân gian

>> 5 loại thuốc trị viêm da cơ địa 

Cách trị viêm da cơ địa dân gian

Dân gian gọi viêm da cơ địa là bệnh chàm và thường dùng những loại lá quen thuộc như lá trầu không, lá lốt, lá ổi, lá khế…để điều trị dựa trên những lời mách bảo. Cách thực hiện của những bài thuốc này đa phần là dùng ngoài để ngâm, rửa.

Trong số đó, cách chữa viêm da cơ địa bằng lá trầu không được nhiều người chia sẻ nhất với cách thực hiện như sau:

Chị Nguyễn Thị Thỏa (Nguyễn Xiển – Thanh Xuân – Hà Nội) bị viêm da cơ địa dai dẳng suốt 7 năm đã được hỗ trợ điều trị lành bệnh, phục hồi da nhờ bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang...

– Cách thứ nhất: Lấy lá trầu không rửa sạch, vò nát rồi nhẹ nhàng chà lên vùng da bị bệnh.

– Cách thứ 2: Cho lá trầu không đã rửa sạch vò nát vào nước đun sôi rồi để nguội, sau đó dùng rửa vùng da bị viêm.

– Cách thứ 3: Dùng lá trầu không đun sôi cùng 1 chút muối biển, sau đó pha loãng với nước sạch dùng để tắm hàng ngày. Phần bã trầu không được nấu chính có thể dùng chà nhẹ lên da để loại bỏ tế bào chết.

# Ưu điểm: Nguyên liệu dễ kiếm, lành tính, dễ thực hiện. Có thể có tác dụng với những trường hợp nhẹ hoặc hỗ trợ điều trị giúp rút ngắn thời gian điều trị.

# Nhược điểm: Chưa có tài liệu khoa học chứng minh hiệu quả. Quá trình thực hiện không đảm bảo vệ sinh dễ gây nhiễm trùng. Không áp dụng cho những trường hợp vừa và nặng vì dễ gây những biến chứng nguy hiểm.

Cách chữa viêm da cơ địa tây y

Theo TS. BS Nguyễn Duy Hưng (Tổng thư ký Hội Da liễu Việt Nam) để chữa bệnh viêm da cơ địa bệnh nhân cần trành chà xát, gãi đồng thời bôi thuốc, uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Trong đó, việc giữ ấm rất cần thiết để tránh ngứa, hạn chế tái phát bằng cách loại trừ các chất gây dị ứng.

Về phác đồ điều trị, bác sĩ Hưng cho biết, tùy theo giai đoạn bệnh cấp tính, bán cấp hay mãn tính mà có những loại thuốc bôi phù hợp. Liệu trình tham khảo như sau:

– Viêm da cơ địa cấp tính:

  • Đắp ẩm thương tổn
  • Bôi kem corticoid và kháng sinh
  • Cho uống kháng sinh để chống tụ cầu trùng vàng
  • Dùng thuốc kháng histamin chống dị ứng và chống ngứa.

– Viêm da bán cấp và mạn tính

  • Cần làm ẩm da bằng kem bôi dưỡng ẩm
  • Bôi thuốc corticosteroid theo chỉ định
  • Các thuốc chống viêm khác có thể thay thế corticosteroid dùng trong trường hợp lâu dài
  • Uống kháng histamin chống ngứa
  • Một số trường hợp nặng cần uống corticoid dưới sự chỉ định chặt chẽ của bác sĩ.

Ngoài ra, những trường hợp nặng không đáp ứng những loại thuốc trên cần được điều trị bằng ánh sáng UVA, UVB.

# Ưu điểm: Được bác sĩ chẩn đoán đúng giai đoạn của bệnh sẽ có những phác đồ thích hợp, thời gian điều trị ngắn, hiệu quả nhanh, thuốc dùng tiện lợi.

# Nhược điểm: Các loại thuốc đều có khả năng gây tác dụng phụ như kháng histamin có thể gây buồn ngủ không thích hợp cho đối tượng đòi hỏi sự tỉnh táo cao độ như lái xe, người điều khiển máy móc. Thuốc corticosteroid có nhiều tác dụng phụ nếu dùng sai liều lượng như teo da, giãn tĩnh mạch, sẫm da.

Những trường hợp mãn tính, bệnh kéo dài, hay tái phát cần phải sử dụng thuốc thay thế corticosteroid khá tốn kém.

Bệnh nhân cần tuân thủ tuyệt đối sự chỉ dẫn của bác sĩ do đó cần thường xuyên tái khám, điều chỉnh thuốc theo từng giai đoạn, vì vậy khá tốn thời gian.

Cách chữa bệnh viêm da cơ địa đông y

Viêm da cơ địa theo y học cổ truyền được xếp vào bệnh danh thấp chẩn, thấp sang nguyên nhân chủ yếu là do phong nhiệt. Viêm da cơ địa theo đông y cũng được chia thành 2 thể là cấp tính và mãn tính với những bài thuốc đặc trị riêng biệt.

Cụ thể, với viêm da cơ địa cấp tính loại thấp nhiệt dùng cách chữa “thanh nhiệt hóa thấp”, thể cấp tính lọa phong nhiệt dùng phép chữa “sơ phong thành nhiệt trừ thấp” và thể mãn tính dùng phép chữa “khu phong, dưỡng huyết nhuận táo”. Một số bài thuốc được áp dụng cho viêm da cơ địa như sau:

– Trị viêm da cơ địa cấp tính loại thấp nhiệt dùng bài thuốc Tiêu phong đạo xích thang với các dược liệu sau:

  • 12g ngưu bàng tử
  • 4g bạc hà
  • 12g hoàng liên
  • 12g mộc thông
  • 16g xa tiền
  • 12g khổ sâm
  • 16g sinh địa
  • 8g bạch tiễn bì
  • 12g hoàng bá
  • 8g phục linh
  • 8g thương truật

– Trị viêm da cơ địa cấp tính thể phong nhiệt dùng bài thuốc Long đởm tả can thang gia giảm với các dược liệu sau:

  • 12g sinh địa
  • 12g trạch tả
  • 8g hoàng cầm
  • 8g chi tử
  • 8g mộc thông
  • 8g long đởm thảo
  • 8g sài hồ
  • 8g xa tiền
  • 6g thuyền thoái
  • 4g cam thảo

– Trị viêm da cơ địa mạn tính dùng bài thuốc Tứ vật tiêu phong ẩm gia giản với những dược liệu sau:

  • Thục địa
  • Xuyên khung
  • Đương quy,
  • Sinh địa
  • Bạch thước
  • Phòng phong
  • Kinh giới
  • Khổ sâm…

Bài thuốc này có tác dụng dưỡng huyết trừ phong.

Cách sắc thuốc:

  • Sắc lần 1 cho 3 bát nước đun sôi lấy 1 bát
  • Sắc lần 2 cho 2 bát nước đun sôi lấy 1 bát
  • Sắc lần 3 cho 2 bát nước đun sôi lấy 1 bát

Sau đó, trộn đều 3 bát thuốc với nhau rồi chia làm 3 lần uống sau bữa ăn.

Ngoài ra, nên kết hợp với bài thuốc đắp như sau: Dùng 30g lá cây lược vàng giã nát với 1 vài hạt muối, đắp rồi để qua đêm. Bài thuốc này sẽ giúp tổn thương thu hẹp, giảm ngứa và tiêu viêm.

Theo Ths. Bs Phan Thị Hoa (Bệnh viện Tuệ Tĩnh – Học viện Y dược cổ truyền Việt Nam) cho biết, thực tế những bệnh nhân điều trị bệnh viêm da cơ địa bằng đông y đa phần ở giai đoạn mãn tính, bệnh tái phát nhiều lần, tiến triển dai dẳng. Đây là những trường hợp khó có thể dùng thuốc tân dược vì sẽ gây nhiều tác dụng phụ.

# Ưu điểm: Thuốc đông y ít tác dụng phụ phù hợp với bệnh nhân trị viêm da cơ địa mãn tính dùng lâu dài. Ngoài tác dụng điều trị, thuốc đông y còn giúp nâng cao sức khỏe, phòng tránh được bệnh tái phát.

# Nhược điểm: Thời gian điều trị lâu dài thông thường từ 3 tháng trở lên mới phát huy hiệu quả. Phương thức thực hiện khá phức tạp, mất thời gian. Khó áp dụng được cho trẻ nhỏ với dạng thuốc uống nước.

Nhìn chung, các cách chữa bệnh viêm da cơ địa dị ứng kể trên đều có ưu và nhược điểm riêng. Ngoài cách điều trị viêm da cơ địa bằng dân gian chưa được chứng minh hiệu quả, 2 phương pháp tây y và đông y bệnh nhân hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng dưới sự chẩn đoán, kê đơn của bác sĩ chuyên khoa. Các cách tham khảo kể trên dựa trên những trường hợp bệnh nhân cụ thể, do đó, người bệnh nên đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị chính xác nhất.

Quỳnh Nguyễn (TH)

Click đọc ngay:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo