Hỗ trợ chữa viêm da cơ địa với 5 loại lá cây dễ kiếm xung quanh nhà
Khi chưa có điều kiện khám chữa bệnh hiện đại trong dân gian đã tồn tại cách chữa bằng những loại cây cỏ quen thuộc dựa trên những kiến thức y học cổ truyền. Trong đó, chữa viêm da cơ địa bằng lá cây được áp dụng rộng rãi và nhận được nhiều phản hồi tốt trên nhiều diễn đàn. Cẩm nang bệnh da liễu đã tổng hợp một số loại lá được nhiều người chia sẻ, áp dụng và có hiệu quả, bạn đọc có thể tham khảo.
Bài nên đọc:
>> Chữa viêm da cơ địa bằng hành hoa siêu rẻ, siêu tốt
>> Chữa viêm da cơ địa bằng cây vòi voi – Bài thuốc quý của Đông y
1. Chữa viêm da cơ địa bằng lá lốt
Theo y học cổ truyền, lá lốt có vị cay thơm, tính ấm là vị thuốc trị phong thấp, ôn trung, tán hàn, hạ khí chỉ thống. Một số bài thuốc dùng từ lá lốt được ghi nhận gồm chữa đau lưng, đau khớp, phong thấp. Riêng với bệnh viêm da cơ địa, lá lốt có hai bài thuốc bao gồm uống, xông và ngâm được sử dụng phổ biến, cụ thể như sau:
– Lấy 30g lá lốt tươi đem rửa sạch, sau đõ giã nát, vắt lấy 1 bát nước đặc uống trong ngày. Phần bã còn lại cho vào nồi đun sôi, để nguội ngâm chân, tay có thể chà nhẹ lên vùng bị tổn thương để tẩy da chết.
– Lấy thân và rễ của lá lốt đem rửa sạch cho vào nồi khoảng 2 lít nước và một chút muối biển đun sôi trong vòng 5 phút. Sau đó, dùng nước này xông hơi vùng da bị viêm cho đến khi nước nguội, dùng nước này rửa vùng bị tổn thương.
>> Xem chi tiết chia sẻ của chị Phạm Phương Thảo (Hải Dương) về cách chữa viêm da cơ địa bằng lá lốt
2. Chữa viêm da cơ địa bằng lá khế
Tất cả các bộ phận của cây khế đều có thể làm thuốc, trong đó có lá khế với những bài thuốc đắp, rửa chữa mẩn ngứa, mề đay rất quen thuộc. Với viêm da cơ địa, lá khê cũng là thảo dược được áp dụng để điều trị do có đặc tính kháng khuẩn, trị viêm.
Cách dùng lá khế chữa viêm da cơ địa được thực hiện như sau:
Lấy một nắm lá khế khoảng 20-30g đem rửa sạch rồi cho vào nồi cùng 3 lít nước, nấu kĩ, sau đó để ấm rửa vùng da bị tổn thương. Khi dùng để ngâm chân, tay bị viêm da cơ địa nên để trong khỏag 15-20 phút, lấy phần bã chà nhẹ lên vùng da bị bệnh để làm sạch da, giảm ngứa.
3. Chữa viêm da cơ địa bằng lá ổi
Lá ổi có tính chát, vị đắng, chứa lượng tinh dầu lớn đặc biệt là lá ổi non có nhiều chất kháng khuẩn, chống viêm. Vì thế, lá ổi được dùng nhiều để chữa những bệnh ngoài da, thải độc. Chữa viêm da cơ địa bằng lá ổi không còn quá xa lạ, cách thực hiện được dùng như sau:
Chuẩn bị một nắm lá ổi khoảng 10-20g, rửa sạch, đun sôi từ 5-7 phút. Sau đó, chờ nguội bớt để ngâm vùng da bị tổn thương. Thời gian phù hợp nhất là trước khi đi ngủ vào buổi tối.
>> Tham khảo cách chữa viêm da cơ địa bằng lá ổi của chị Ngọc Mai (31 tuổi, Hưng Yên) tại đây.
4. Chữa viêm da cơ địa bằng lá trầu không
Theo y học cổ truyền, trầu không có tính cay, vị nồng có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm được dùng nhiều để chữa các bệnh ngoài da. Khoa học chứng mình 100g lá trầu chứa tới 2,4% tinh dầu. Với viêm da cơ địa, trầu không được dùng như sau:
– Chọn lá trầu không tươi, rửa sạch, vò nát chà nhẹ lên vùng da bị bệnh. Hoặc dùng nước lá đun sôi từ 15-20 phút để nguội ấm ngâm chân, tay. Ngoài ra, có thể dùng nước đun này pha loãng tắm hàng ngày.
5. Chữa viêm da cơ địa bằng lá đinh lăng
Bài thuốc chữa viêm da cơ địa bằng lá đinh lăng được kết hợp cùng với lá huyết dụ dựa trên đặc tính kháng viêm, giảm khô, phục hồi da của 2 vị thuốc lá này.
Cách thực hiện như sau: Chuẩn bị 30g lá đinh lăng, 15g lá huyết dụ, đem rửa sạch, sắc nhỏ lứa với nước dùng hằng ngày. Có thể dùng nước này đem ngâm chân, tay 15 phút trước khi ngủ.
Lưu ý: Chữa viêm da cơ địa bằng lá cây thường phụ thuộc vào cơ địa của bệnh nhân, tốt nhất bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng hỗ trợ điều trị. Trong trường hợp áp dụng các bài thuốc dân gian không có hiệu quả hoặc có dấu hiệu nặng hơn cần dừng ngay.
Bài thuốc từ lá trầu không có tác dụng đánh bay viêm da cơ địa
Thông thường các bài thuốc lá kể trên được đông đảo người bệnh viêm da cơ địa lựa chọn sử dụng. Tuy nhiên, các bài chữa mẹo này cũng tồn tại một số nhược điểm đáng kể như: khó kiếm được các loại lá đảm bảo vệ sinh; với những người bận rộn, việc đun sắc lách cách là một bài toán khó.
Để khắc phục những nhược điểm kể trên, các bác sĩ của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc đã bào chế ra bài thuốc Thanh bì dưỡng can thang: vừa tích hợp dược tính từ các loại lá là “khắc tinh” của viêm da cơ địa, vừa hỗ trợ chức năng gan thận, giúp cơ thể thải loại hoàn toàn độc tố.
Với bài thuốc này, người dùng chỉ việc sử dụng liệu trình theo dạng bốc thang qua sự chỉ dẫn của chuyên gia. Ngoài ra, so với việc sử dụng các bài chữa mẹo từ các loại lá kể trên, Thanh bì dưỡng can thang còn có ưu điểm vượt trội bởi nguồn nguyên liệu đạt chuẩn GACP-WHO và đã được các chuyên gia đầu ngành đánh giá cao.
Để biết thêm chi tiết về bài thuốc Đông y chữa viêm da cơ địa lành tính từ thảo dược này, mời quý độc giả liên hệ:
Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc * Cơ sở Hà Nội: Biệt thự B31 ngõ 70 Nguyễn Thị Định,Thanh Xuân – Điện thoại, Zalo: (024) 7109 6699 – 0983 059 582 * Cơ sở Hồ Chí Minh: Số 145 Hoa Lan, P.2, Q. Phú Nhuận – Điện thoại: (028) 7109 6699 – 0932 064 179 * Website: www.thuocdantoc.org/ Fanpage: Trung tâm Thuốc dân tộc |
CLICK ĐỌC NGAY:
Click đọc ngay:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!