Viêm da kích ứng ở mặt: Biến chứng & cách phòng tránh

Bệnh viêm da kích ứng ở mặt khi chuyển sang giai đoạn mãn tính gây ảnh hưởng tới trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người lớn. Vì vậy, việc tìm hiểu thông tin về tác nhân gây bệnh, triệu chứng nhận biết sẽ giúp người bệnh sớm có cách phòng ngừa được những biến chứng nguy hiểm của căn bệnh này.

>> Cách xử lý những triệu chứng viêm da mặt thường gặp

>> Bệnh viêm da kích ứng: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Viêm da kích ứng ở mặt do đâu?

Nguyên nhân gây viêm da kích ứng ở mặt là sự kết hợp của da khô bị kích thích, cùng với sự cố trong hệ thống miễn dịch của cơ thể khiến cho khả năng đề kháng của làn da bị kém đi. Ngoài ra, yếu tố tâm lí stress và rối loạn cảm xúc cũng khiến cho tình trạng bệnh thêm phức tạp.

Dấu hiệu nhận biết viêm da kích ứng ở mặt

Ngứa nhiều đặc biệt là vào ban đêm là dấu hiệu điển hình nhất của viêm da kích ứng ở mặt. Da mặt có vảy, bị nứt và rỉ chất lỏng khi bị trầy xước. Khi không hoạt động da mặt có thể bị khô, bong tróc nhẹ, có màu hồng, nhất là ở da đầu, vùng má, trán, xung quanh mắt.

Khi bệnh nặng hơn sẽ gây ảnh hưởng tới mặt vật lí và tâm lí, người bệnh bị ngứa từ nhẹ đến dữ dội, da mặt có màu đỏ đậm, da bị sưng phồng, đau và không đều màu, có thể bị chảy máu nhẹ. Bệnh viêm da dị ứng ở mặt có thể gây ảnh hưởng tới vùng da ở quanh mắt, có cả mí mắt, khi gãi gây sưng tấy ở mắt.

 Dấu hiệu nhận biết viêm da kích ứng ở mặt

Ngứa nhiều đặc biệt là vào ban đêm là dấu hiệu điển hình nhất của viêm da kích ứng ở mặt. 

Yếu tố khiến cho viêm da kích ứng ở mặt xấu đi

Người bị viêm da kích ứng ở mặt có vi khuẩn tụ cầu phát triển trên da, dễ dàng nhân lên và khiến cho các triệu chứng của bệnh thêm trầm trọng hơn. Vì vậy, người bệnh cần tránh làm những việc dưới đây để tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn:

  • Da bị bong tróc khô.
  • Thay đổi nhiệt độ đột ngột.
  • Độ ẩm trong phòng ngủ, làm việc thấp.
  • Tắm vòi hoa sen hoặc tắm với nước nóng.
  • Tiếp xúc với chất tẩy rửa, xà phòng, dung môi.
  • Dùng vải nhân tạo, quần áo lông cừu.
  • Khói thuốc lá, cát bụi.
  • Thực phẩm như lúa mì, sữa đậu nành, sữa, trứng.

Bên cạnh đó những nguyên nhân về mặt cảm xúc cũng có thể gây ảnh hưởng tới người bệnh như: Ngủ ít, đồ mồ hôi nhiều, thường xuyên căng thẳng stress…

Yếu tố khiến cho viêm da kích ứng ở mặt xấu đi

Người bệnh cần tránh thực phẩm như lúa mì, sữa đậu nành, sữa, trứng. 

Viêm da kích ứng ở mặt có nguy hiểm không?

Các biến chứng của viêm da kích ứng ở mặt bao gồm:

– Viêm da thần kinh (neurodermatitis): Ngứa và gãi nhiều gây bệnh viêm da thần kinh. Triệu chứng điển hình khi vùng da bị trầy xước và dày hơn. Vùng da bị nhiễm bệnh có màu đỏ, đậm hơn phần còn lại của da. Khi người bệnh gãi nhiều có thể làm đổi màu da hoặc gây sẹo vĩnh viễn.

– Gây nhiễm trùng da: Người bệnh gãi nhiều gây tình trạng lở loét và tạo nên những vết nứt gây nhiễm trùng. Dạng nhẹ hơn của nhiễm trùng là gây chốc lở do nhiễm tụ cầu.

– Biến chứng mắt: Đây là ảnh hưởng trầm trọng nhất của viêm da kích ứng ở mặt, có thể làm hỏng vĩnh viễn chức năng của mắt. Dấu hiệu nhận biết biến chứng ở mắt là viêm mí mắt, chảy nước mắt và viêm kết mạc. Do đó, nếu thấy có triệu chứng trên cần tới ngay cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám.

Phòng tránh và điều trị viêm da kích ứng ở mặt tại nhà

Để giảm tình trạng ngứa và làm dịu da do bị viêm, người bệnh cần chú ý các biện pháp chăm sóc da dưới đây:

– Trước hết cần xác định được vùng da bị viêm trên da mặt để tránh gây tổn thương vùng da đó. Tránh tiếp xúc với những sản phẩm chất liệu len như giường, thảm, quần áo, chất tẩy rửa.

– Dùng thuốc trị ngứa hoặc calamine lotion để điều trị tình trạng ngứa, dị ứng và làm dịu mát da, chống mẩn đỏ. Hoặc dùng kem hydrocortisone nonprescription để giảm ngứa. Thuốc kháng histamine dạng uống như diphenhydramine. Cần lưu ý việc dùng bất kì loại thuốc nào cần có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.

Phòng tránh và điều trị viêm da kích ứng ở mặt tại nhà

Dùng thuốc bôi giảm bớt triệu chứng ngứa do da bị kích ứng.

– Tắm nước ấm hoặc tắm cùng với bột yến mạch chưa nấu chín hay dạng keo bột yến mạch.

– Dưỡng ẩm da bằng dầu hoặc kem để duy trì độ ẩm cho da khi còn ẩm. Hoặc sử dụng máy tạo độ ẩm, vì không khí không nóng có thể khiến cho da mặt dễ nhạy cảm và ngứa, bong tróc.

– Hạn chế gãi và cắt móng tay, đeo găng tay vào ban đêm.

– Sử dụng xà phòng kháng khuẩn dùng trong y tế và không chứa hương liệu, chất phụ gia.

– Mặc quần áo thoáng mát, chất liệu mềm mịn như cotton. Không nên mặc quần áo quá chật, vải thô vì sẽ gây kích ứng da. Bên cạnh đó mặc quần áo phù hợp khi tập thể dục để tránh đồ mồ hôi nhiều.

– Ngoài các loại thuốc bôi Tây y kể trên, người bệnh có thể tham khảo các bài thuốc Đông y từ thảo dược giúp điều trị bệnh an toàn và hạn chế tái phát. Một trong những bài thuốc Đông y đang được đánh giá cao hiện nay là Thanh bì Dưỡng can thang. Bài thuốc do Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc bào chế gồm 3 chế phẩm: Thuốc ngâm rửa, Thuốc bôi ngoài và Thuốc uống trong.

Bài thuốc 3 trong 1 trị viêm da kích ứng hiệu quả

Thanh bì Dưỡng can thang được bào chế từ 100% thảo dược sạch tự nhiên thu hái từ các vườn chuyên canh do Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc phát triển tại Hòa Bình, Hà Giang, Hải Dương… đạt tiêu chuẩn GAP nghiêm ngặt.

Bài thuốc có thành phần gồm các thảo dược quý như: ích nhĩ tử, tang bạch bì, thiên mã hồ, kim ngân hoa, ké đầu ngựa… đi sâu vào giải độc, tiêu viêm, tăng sức đề kháng để loại bỏ căn nguyên gây bệnh từ bên trong, giúp phòng tránh tái phát hiệu quả.

Trong bài thuốc không chứa corticoid, không pha trộn tân dược nên an toàn cho cả trẻ nhỏ và phụ nữ đang cho con bú.

Để biết thêm chi tiết về bài thuốc và phác đồ điều trị viêm da kích ứng ở mặt phù hợp, độc giả nên tới thăm khám trực tiếp tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc theo địa chỉ:

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc

Cơ sở Hà Nội: Số 132 Ô Chợ Dừa, Đống Đa – SĐT, Zalo: (024) 7109 5599 –  0983 059 582

Cơ sở Quảng Ninh: Số 116 Văn Lang, Hồng Gai, Hạ Long – SĐT, Zalo:0972 606 773

Cơ sở Hồ Chí Minh: Số 145 Hoa Lan, P.2, Q.Phú Nhuận – SĐT, Zalo: (028) 7109 5599

Website: http://www.thuocdantoc.org

Fanpage: Trung tâm Thuốc dân tộc

Hy vọng với những thông tin tư vấn về bệnh viêm da kích ứng ở mặt ở trên sẽ giúp người bệnh hiểu rõ hơn về căn bệnh này và có cách phòng tránh hiệu quả. Ngay khi thấy xuất hiện các dấu hiệu bất thường trên da mặt, người bệnh hãy chủ động đến ngay cơ sở y tế để khám, điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa để bảo vệ tốt nhất cho “mặt tiền” của mình.

Xem thêm: Cách trị viêm da: Các phương pháp điều trị được Bác Sĩ khuyên dùng

TIN NÊN XEM:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo