Bệnh viêm da kích ứng: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Bệnh viêm da kích ứng phản ứng gây ra thường giống bị bỏng vì thế cần được sơ cứu và điều trị kịp thời. Vậy bệnh viêm da kích ứng là gì? Cách nhận biết triệu chứng, nguyên nhân và điều trị ra sao?
Bài nên đọc:
Theo Tài liệu hướng dẫn, chẩn đoán và điều trị Da liễu, bệnh viêm da kích ứng là một dạng viêm da tiếp xúc kích ứng do tiếp xúc với một số yếu tố trong môi trường. Là bệnh da thường gặp, chiếm khoảng 1,5-5,4 % dân số thế giới.
Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, mọi giới và mọi nghề nghiệp khác nhau.
Triệu chứng của viêm da kích ứng
Phản ứng gây ra rất giống bị bỏng theo cấp độ nặng, nhẹ gồm:
- Đỏ da
- Ngứa
- Nóng rát
- Nổi phỏng nước
- Mụn nước
- Loét trợt
- Hoại tử
- Có thể có cảm giác nhức nhối và đau nếu bệnh nặng.
- Thương tổn khu trú tại nơi tiếp xúc.
Cách triệu chứng xuất hiện trong vài phút đến vài giờ sau khi tiếp xúc.
Viêm da tiếp xúc kích ứng có liên quan mật thiết đến chất mà bệnh nhân đã và đang tiếp xúc, mức độ tùy thuộc vào chất tiếp xúc, thời gian tiếp xúc dài hay ngắn, đặc biệt tùy thuộc vào cơ địa của từng cá thể. Có thể chia viêm da kích ứng làm 3 giai đoạn sau:
- Giai đoạn cấp tính: Dát đỏ, ranh giới rõ, phù nề, trên mặt có mụn nước, sẩn, phản ứng mạnh có bọng nước kết hợp lại với nhau thành mảng. Bọng nước vỡ để lại vết trợt tiết dịch, đóng vảy tiết. Cơ thể có ngứa.
- Giai đoạn bán cấp: Những dát đỏ nhẹ, kích thước nhỏ, trên vảy da khô, đôi khi đi kèm những đốm đỏ nhỏ.
- Giai đoạn mạn tính: Thường xuất hiện lichen hóa (là những mảng khô rộng, có sọc ngang và dọc), da dày, nếp da sâu, bong vảy da, những vết trầy xước, dát đỏ, nhiễm sắc tố.
Nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc kích ứng
Nguyên nhân do trong sinh hoạt, làm việc tiếp xúc với với các chất sau:
- Chất có tính acid
- Chất kích ứng từ côn trùng
- Bazơ mạnh
- Sơn
- Các loại dung môi như acetone
- Nhựa thông,
- Dung môi tẩy rửa và chất nhũ hóa
- Vôi tôi
- Xi măng
- Xà phòng có độ kiềm cao
- Hoặc có chứa chất tẩy mạnh, thuốc tẩy, tia cực tím…
Cách điều trị viêm da kích ứng
Theo bác sĩ Hoa Tấn Dũng chia sẻ, phương pháp điều trị viêm da tiếp xúc gồm:
– Loại bỏ hoàn toàn chất gây viêm da.
– Điều trị tại chỗ: Tùy giai đoạn của bệnh dùng cách loại thuốc như sau:
- Với thương tổn nặng, cấp tính:
Dùng corticosteroide đường tiêm tĩnh mạch hoặc uống, liều trung bình và giảm dần trong thời gian ngắn (2-3 tuần) để chống viêm.
Nếu thương tổn tiết dịch nhiều và nhiễm khuẩn cần rửa bằng dung dịch thuốc tím 1/10.000 để làm săn da và sát khuẩn da.
Dùng corticosteroide dạng gel tại chỗ hoặc bôi hồ nước cho đến khi thương tổn khô. Sau khi thương tổn khô dịch mới bôi dạng corticosteroide cream.
Thuốc chống ngứa (nếu cần): Dùng loại kháng histamin đường uống, thường kết hợp thế hệ 1 với thế hệ 2.
Các thuốc kháng histamin thế hệ 1 (chlorpheniramine, hydroxyzine…) có thể gây buồn ngủ nên uống vào ban đêm, tránh dùng cho bệnh nhân là người lái xe, vận hành máy móc.
Các thuốc kháng histamin thế hệ 2 như cetirrizin, levocetirizin… ít gây buồn ngủ nên dùng được cả ngày và đêm.
Nếu có nhiễm khuẩn, nguye cơ nhiễm khuẩn có thể dùng kháng sinh tại chỗ uống. Trong trường hợp nhiễm trùng nặng có thể dùng kháng sinh dạng tiêm.
Nếu không có chống chỉ định có thể kết hợp uống các loại vitamin A, E, C và kẽm.
- Với thương tổn vừa và nhẹ không cấp tính
Dùng corticosteroide đường uống hoặc không (tùy vào lâm sàng), kết hợp với corticosteroide dạng kem hoặc mỡ bôi tại chỗ. Ngoài ra, có thể chống ngứa bằng histamin đường uống, các loại vitamin A,E,C và kẽm như trên.
Lưu ý: Các loại thuốc trên chỉ mang tính chất tham khảo, bệnh nhân không tự ý dùng thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
Phương pháp chữa lành viêm da kích ứng hoàn hảo từ Đông y
Khác với Tây y sử dụng các bài thuốc kháng sinh cùng với kem bôi để hạn chế những tổn thương do viêm da kích ứng gây ra. Đông y chủ trị đi sâu vào căn nguyên nguồn bệnh để “tống tiễn”các tác nhân gây bệnh, đồng thời “khoá chặt” những vùng tổn thương ngoài da, không để chúng có nguy cơ lan rộng.
Để làm được điều này, các bài thuốc Đông y sử dụng thành phần nguyên liệu từ thảo dược thiên nhiên lành tính để làm mát gan, tiêu độc, hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Một trong số những bài thuốc tận dụng được tinh hoa của YHCT trong điều trị viêm da kích ứng phải kể đến Thanh bì dưỡng can thang của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc.
Bài thuốc có sự kết hợp của 3 thành phần: thuốc ngâm rửa, thuốc bôi ngoài và thuốc uống trong, có tác dụng tổng hoà “trong uống ngoài bôi”, giúp thải loại hoàn toàn độc tố – nguyên nhân chủ yếu gây ra viêm da kích ứng.
Hiện nay, Thanh bì dưỡng can thang là sự lựa chọn đáng tin cậy hàng đầu cho bệnh nhân viêm da kích ứng bởi đảm bảo được độ an toàn, lành tính, không gây tác dụng phụ và hạn chế tái phát trong thời gian dài. Đồng thời, bài thuốc còn có thể sử dụng cho đối tượng nhạy cảm như trẻ em và phụ nữ đang cho con bú.
Để biết thêm thông tin chi tiết về Thanh bì dưỡng can thang, mời quý độc giả vui lòng liên hệ:
Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc
|
Các biện pháp phòng ngừa
Biện pháp tốt nhất là tránh tiếp xúc với chất chắc chắn là nguyên nhân gây viêm da cho bạn. Trong trường hợp nghi ngờ hoặc không thể né tránh được do tính chất công việc, nghề nghiệp thì nên áp dụng một số biện pháp dưới đây:
- Mặc quần áo bảo hộ lao động, mang găng tay dài, mặt nạ hoặc khẩu trang lọc không khí…để ngăn không cho tác nhân gây bệnh có cơ hội tiếp xúc với da.
- Dùng kem bảo vệ (như wonder glove, dermaffin, dermashild) cũng là một biện pháp phòng hữu hiệu. Mặc dù chỉ có khả năng bảo vệ da trong 4 giờ nhưng các loại kem này có tác dụng làm mềm da, ẩm, tránh da kho, nứt nẻ và cũng phòng được nguy cơ gây kích ứng da.
- Ngoài ra, không dùng bản chải để cọ rửa da khi tắm bởi cọ xát mạnh lên bề mặt da sẽ khiến da trở nên nhạy cảm, dễ bị kích ứng hơn.
Bệnh viêm da kích ứng có thể gặp ở bất kì ai vì thể để an toàn nên kết hợp cả hai phương pháp dùng đồ bảo hộ và bôi kem bảo vệ. Khi có dấu hiệu bị nặng, nghi ngờ nhiễm trùng cần tìm đến bác sĩ để được điều trị thích hợp.
Xem Thêm: Cách điều trị viêm da tiếp xúc hiệu quả nhất hiện nay
Quỳnh Nguyễn (tổng hợp)
TIN NÊN XEM:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!