Những nguyên nhân bị viêm da tiếp xúc thường gặp nhất

Cùng điểm danh những chất gây phản ứng là nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc mà bạn có thể đối mặt hàng ngày.

Bài nên đọc:

>> Cảnh báo nguy cơ lở loét, viêm nhiễm, viêm da tiếp xúc do bọ xít

>> Viêm da tiếp xúc dị ứng ở mặt: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Theo Tài liệu hướng dẫn, chẩn đoán & điều trị Bệnh Da liễu (Bộ Y tế), viêm da tiếp xúc là phản ứng viêm cấp, mạn tính của da với một số yếu tố trong môi trường khi tiếp xúc với da.

Thương tổn xảy ra là những dát đỏ, mụn nước, có khi loét trợt, hoại tử, ngứa.

Thanh bì Dưỡng can thang là giải pháp đột phá trong điều trị viêm da tiếp xúc. Bài thuốc được VTV2 Sống khỏe mỗi ngày ghi nhận hiệu quả, đưa tin giới thiệu vào ngày 16/11/2019.

Do đó bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, mọi giới, mọi ngành nghề. Theo thống kê của ngành Da liễu, có khoảng 1,5 – 5,4 % dân số thế giới mắc bệnh này.

Viêm da tiếp xúc thực chất là tình trạng do phản ứng với chất gây viêm mà da tiếp xúc phải. Chất gây  phản ứng có thể là một chất gây dị ứng (chất kích hoạt phản ứng dị ứng) hoặc chất kích thích (chất gây gại cho da). Trong đó các chất kích thích chiếm đến 80% gây viêm da tiếp xúc. Các thể viêm da tiếp xúc thường gặp gồm: viêm da tiếp xúc kích ứng, viêm da tiếp xúc dị ứng, viêm da tiếp xúc với côn trùng.

 Dưới đây là một số những chất là nguyên nhân gây viêm da phổ biến nhất:

1. Viêm da tiếp xúc kích ứng

Viêm da tiếp xúc kích ứng xảy ra khi da tiếp xúc trực tiếp với các chất kích thích vật lý, cơ học hoặc hóa học làm tổn thương hàng rào bảo vệ da. Trong đó bàn tay là vị trị bị ảnh hưởng nhiều của viêm da tiếp xúc kích ứng như:

  • Nước vôi
  • Nước chứa nhiều clo
  • Nước rửa chén
  • Xà phòng
  • Nước tẩy
  • Xăng dầu
  • Aceton
  • Acid
  • Kiềm
  • Xi măng…

Khi tiếp xúc với các chất kích thích mạnh như acid viêm da có thể xuất hiện sớm và tiến triển nhanh chóng. Nếu chất kích thích yếu được lặp đi lặp lại cũng gây viêm da.

Những đối tượng dễ mắc viêm da kích ứng cao hơn:

  • Người có làn da khô
  • Da trắng, da sáng màu.

2. Viêm da tiếp xúc dị ứng

Viêm da tiếp xúc dị ứng là phản ứng tăng nhạy cảm của da đối với dị nguyên, thuộc loại phản ứng quá mẫn chậm. Nguyên nhân là do da bị phơi nhiễm với các tác nhân hóa học, lý học. Và theo các nghiên cứu của ngành da liễu có tới trên 3.700 dị nguyên đã được xác định gây viêm da tiếp xúc dị ứng ở người.

Một số dị ứng nguyên chính:

  • Họ kim loại: Nickel, cobalt, chromates đồng
  • Họ thuô’c bôi: Chất màu, dung dịch dầu
  • Một số băng dính, chất dẻo, cao su
  • Thực vật
  • Ánh sáng

Một số nguyên nhân viêm da tiếp xúc dị ứng thường gặp:

  • Ở mặt: Thường do bôi trực tiếp vào da các thuô’c, mỹ phẩm, các dị nguyên trong môi trường làm việc và sinh hoạt hoặc bị viêm da tiếp xúc do ánh nắng.
  • Ở mí mắt: Thường liên quan đến thuô’c nhỏ mắt.
  • Ở dái tai: Do tiếp xúc với kim loại nickel ở khuyên tai.
  • Ở môi: Do son môi, thuô’c xăm môi.
  • Ở đầu ngón tay: Thường gặp ở đầu bếp, nha sĩ do tiếp xúc với thực phẩm, hóa chất.

3. Viêm da tiếp xúc do côn trùng

Viêm da tiếp xúc do côn trùng đơn thuần là phản ứng của da đối với các chất tiết côn trùng đang sống hoặc bị chết. Bệnh thường xảy ra vào mùa mưa.

Một số các loại côn trùng hay gây viêm da tiếp xúc bao gồm côn trùng cánh cứng, trong đó tại Việt Nam thường do côn trùng họ Paederus hay còn gọi là kiến khoang (kiến kim, kiến lác, kiến nhốt, kiếm cằm cặp, kiến cong đít…)

Loại côn trùng này có mình dài khoảng 7-10mm, mảnh, 3 đôi chân, cơ thể có 2 vòng đỏ, 3 vòng đen rtá điển hình. Chúng bay và chạy rất nhanh, thường ẩn nấu ở những nơi ẩm ướt, hoạt động chủ yếu vào ban đêm và rất thích ánh sáng đèn huỳnh quang. Khi bị chà xát, côn trùng bị dập nát và phóng tích chất dịch trong cơ thể chứa chất paederin gây viêm da tiếp xúc.

Lời khuyên

Mặc dù, các trường hợp, tự chăm sóc và điều trị bằng thuô’c có thể kiểm soát được các triệu chứng, tuy nhiên, cần tránh tuyệt đối các chất gây kích thích, dị ứng nếu xác định được.

Những người buộc phải làm việc liên quan đến các chất có khả năng gây viêm da tiếp xúc cần tạo thói quen chăm sóc tay như: không ngâm tay lâu trong nước, sử dụng găng tay bảo vệ khi làm việc với hóa chất, chất tẩy rửa. Sau dụng chất tẩy rửa an toàn cho da, lau khô tay thật kỹ sau khi rửa, dùng kem dưỡng ẩm thường xuyên.

Vào mùa mưa đề phòng côn trùng bằng cách diệt côn trùng, dọn dẹp môi trường sống.

Xem video Bác sĩ Phương Mai (Bệnh viện Da liễu Tp.HCM) chia sẻ về bệnh viêm da:

Hy vọng những thông tin về nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc thường gặp nêu trên có thể giúp ích được mọi người trong cách phòng tránh bệnh.

Xem ngay: Cách trị viêm da dị ứng và những điều cần lưu ý khi điều trị bệnh

Quỳnh Nguyễn (tổng hợp)

TIN NÊN XEM:

Có thành phần 100% thảo dược thiên nhiên, Thanh bì Dương can thang điều trị chuyên sâu viêm da tiếp xúc, cho hiệu quả lên đến 95% sau 1-3 tháng.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo