Dấu hiệu nhận biết triệu chứng viêm da tiếp xúc
Việc nhận biết triệu chứng viêm da tiếp xúc có thể giúp bệnh nhân tự chăm sóc và ngăn ngừa được biến chứng. Dưới đây là những triệu chứng nhận biết một số bệnh viêm da tiếp xúc.
Bài nên đọc:
Theo Tài liệu Hướng dẫn, chẩn đoán và điều trị bệnh Da liễu (Bộ Y tế, 2015) viêm da tiếp xúc là phản ứng viêm cấp hoặc mạn tính của da với một số yếu tố trong môi trường khi tiếp xúc với da.
Bệnh chiếm khoảng 1,5 – 5,4 dân số thế giới ở mọi lứa tuổi, mọi giới và mọi ngành nghề khác nhau.
Một số các thể viêm da tiếp xúc thường gặp: Viêm da tiếp xúc dị ứng và viêm da tiếp xúc kích ứng, viêm da tiếp xúc do côn trùng.
Triệu chứng của viêm da tiếp xúc kích ứng
Là phản ứng của da khi tiếp xúc với các chất có tính acid, bazơ mạnh, sơn và các loại dung môi như acetone, nhựa thông, dung môi tẩy rửa và chất nhũ hóa, vôi tôi, xi măng, thuô’c tẩy, tia cực tím… vì thế triệu chứng rất giống bị bỏng tùy theo cấp độ nặng nhẹ. Gồm có:
Hình ảnh viêm da, phỏng do tiếp xúc chất có tính axít mạnh.
- Da bị ửng đỏ
- Nóng rát
- Nổi phỏng nước
- Phỏng nước dễ vỡ
- Loét trợt da
- Hoại tử da
- Gây ngứa hoặc đau tùy mức độ, thời gian tiếp xúc với dị nguyên.
- Các triệu chứng này xảy ra chỉ vài phút hoặc vài giờ sau khi tiếp xúc với những dị nguyên.
Triệu chứng viêm da tiếp xúc dị ứng
Là phản ứng tăng nhạy cảm của da đối với các dị nguyên, thuô’c loại phản ứng quá mẫn chậm với một số dị nguyên thuộc họ kim loại, thuô’c bôi, chất dính, chất dẻo, cao su…
Biểu hiện lâm sàng dựa theo mức độ, vị trí và thời gian bị bệnh có thể cấp hoặc mạn tính, cụ thể như sau:
- Viêm da tiếp xúc dị ứng cấp tính: Dát đỏ, ranh giới rõ, phù nề, trên bề mặt có mụn nước, sẩn. Trong trường hợp phản ứng mạnh có bọng nước kết hợp lại với nhau thành mảnh. Bỏng nước vỡ sẽ để lại vết trợt, tiết dịch, đóng vảy tiết. Và ngứa.
- Viêm da tiếp xúc dị ứng bán cấp: Là những mảng dát đỏ nhẹ, kích thước nhỏ, trên có vảy da khô, đi kèm theo những đốm màu đỏ nhỏ hoặc những sẩn chắc, hình tròn.
- Viêm da tiếp xúc dị ứng mạn tính: Thường có lichen hóa, da dày, nếp da sâu thành những đường kẻ song song hoặc hình thoi, bong vảy da cùng các sẩn vệ sinh, nhỏ, chắc, hình tròn, phẳng, những vết trầy xước, dát đỏ và nhiễm sắc tố.
Biểu hiện lâm sàng đặc biệt theo vị trí:
- Ở mặt: Da đỏ nề, mụn nước, tiết dịch có thể do bôi mỹ phẩm, thuô’c , ánh nắng mặt trời.
- Ở da đầu: Da đỏ, bong vảy khô, đôi khi bong vảy phấn nhiều, rất ngứa.
- Ở mí mắt: Phù nề kết hợp với viêm kết mạc, thường do thuô’c nhỏ mắt gây nên.
- Ở dái tai: Biểu hiện khá giống chàm khô, đỏ da bong vảy nhẹ, khi thì có mụn nước, tiết dịch, bội nhiễm.
- Ở môi: Đỏ da, bong vảy khô, đôi khi nứt, tiết dịch, hiếm gặp phù nề, ngứa hoặc đau rát.
- Ở tay: Thường gặp nhất là ở mu tay, biểu hiện cấp tính như mụn nước, tiết dịch, ở giai đoạn mạn tính gây khô da, bong vảy da, có thể thương tổn móng.
- Ở bàn chân: Các biểu hiện giống ở tay.
- Ở bộ phận sinh dục: Gây phù nề như ở bìu, bao qui đầu đối với nam giới. Với nữ giới rất ngứa, thương tổn có mụn nước, tiết dịch, có lúc thì khô.
Triệu chứng viêm da tiếp xúc do côn trùng
Hình ảnh viêm da tiếp xúc với côn trùng ở mặt
Là phản ứng cấp tính của da đối với các chất kích thích từ côn trùng, thường gặp nhất là do Paederus còn gọi là kiến khoang.
- Tại vị trí côn trùng đốt và bị chà xát xuất hiện phản ứng viêm da. Ban đầu là có một hoặc vài đám da đỏ, dài như vết cào xước, hơi phù nề, kích thước bé. Sau vài giờ đến một ngày xuất hiện mụn nước, bọng nước, giữa dát đỏ.
- Nếu nhẹ: Chỉ cảm thấy rát, ngứa, nổi một vài vết đỏ lấm tấm kèm mụn nước, mụn mủ nhỏ. Sau 3-5 ngày, thương tổn khô, không thành phỏng nước, bọng mủ.
- Nếu nặng: Thương tổn rộng, bọng nước, bọng mủ nông lan rộng, có thể trợt loét, hoại tử.
– Các biểu hiện khác: bỏng rát, ngứa. Nếu bội nhiễm sẽ thấy đau nhức, khó chịu.
– Toàn thân: Một số trường hợp tổn thương lan rộng có thể gây đau nhức, sốt, mệt mỏi, nổi hạch cổ, nách, bẹn tùy vùng tổn thương.
Xem ngay: Các loại thuốc trị viêm da tiếp xúc hiệu quả nhanh nhất
Xem video Bác sĩ Phương Mai (Bệnh viện Da liễu Tp.HCM) chia sẻ về bệnh viêm da:
Các triệu chứng viêm da tiếp xúc thường tự khỏi trong vòng 2-4 tuần sau khi loại bỏ được căn nguyên, tuy nhiên thời gian cũng có thể kéo dài hơn. Vì vậy ngoài việc loại bỏcăn nguyên, bệnh nhân cũng nên điều trị triệu chứng và quan trọng nhất là phòng bệnh.
Quỳnh Nguyễn (tổng hợp)
TIN NÊN XEM:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!