Tư vấn phác đồ điều trị viêm da tiếp xúc hiệu quả
Việc tìm hiểu về phác đồ điều trị viêm da tiếp xúc sẽ giúp người bệnh nắm rõ hơn và có hướng chữa trị hiệu quả. Trong khuôn khổ của bài viết này, Camnangbenhdalieu.com xin giới thiệu với bạn đọc toàn bộ những thông tin quan trọng về vấn đề này.
Thông tin tham khảo:
Viêm da tiếp xúc là hiện tượng da bị viêm do tiếp xúc trực tiếp với các loại hóa chất, ví dụ như mĩ phẩm, xà phòng, đồ trang sức. Khiến cho làn da bị đỏ, ngứa phát ban tuy không gây ảnh hưởng tới tính mạng nhưng lại khiến người bệnh có cảm giác khó chịu.
Phác đồ điều trị viêm da tiếp xúc thành công là xác định nguyên nhân gây ra tình trạng viêm là gì. Từ đó phòng tránh được những tác nhân gây bệnh và tiến hành giải quyết trong vòng 2 – 4 tuần. Dùng kem chống ngứa, dưỡng ẩm giúp giảm viêm và làm dịu da.
Triệu chứng lâm sàng của viêm da do tiếp xúc
Triệu chứng bệnh viêm da do tiếp xúc được chia thành 2 dạng là 2 giai đoạn phát triển của bệnh: dạng cấp và dạng mạn.
Viêm da tiếp xúc dạng cấp
- Cảm giác đau rát như bị châm chích sau 1 – 2 phút và kéo dài khoảng 30 phút.
- Cơn đau thường xuất hiện sau khi tiếp xúc với chất dị ứng khoảng vài giây.
- Sang chấn thương ở da sau vài phút hoặc sau 24h. Sang thương không vượt quá vị trí tiếp xúc.
- Nổi mụn nước, bóng nước, phù nề và hồng ban.
- Hoại tử nặng, không nổi sẩn.
- Hình dạng kỳ dị hay theo đường thẳng, tùy theo vị trí tiếp xúc.
Nổi mụn nước, bóng nước, phù nề và hồng ban.
Diễn biến của viêm da tiếp xúc dạng cấp: Hồng ban phù nề → mụn nước (hoặc bóng nước) → trợt → mài và tróc vẩy hoặc hồng ban → hoại tử → loét → lành.
Đối với dạng cấp thời gian có thể kéo dài trong nhiều ngày hoặc vài tuần tùy theo mức độ tổn thương.
Viêm da tiếp xúc dạng mạn:
Phân loại:
- Viêm da kích ứng tích lũy: Đây là dạng thường gặp nhất, do tiếp xúc lâu dài với chất gây kích thích.
- Viêm da kích ứng phản ứng: Thường gặp ở bàn tay do tiếp xúc với môi trường ẩm ướt.
- Triệu chứng cơ năng: Đau bị vùng tổn thương bị nứt nẻ, sang thương da, cảm giác như bị châm chích, ngứa
Diễn biến: Khô → nứt → hồng ban → tăng sừng và tróc vẩy → nứt và đóng. Giới hạn gây bệnh thường không xác định rõ.
Lichen hóa: Vị trí thường ở bàn tay, bắt đầu từ kẽ ngón tay sau đó lan lên mặt và lưng bàn tay, lòng bàn tay. Khi bệnh mạn tính thường kéo dài có thể tới nhiều năm.
Xác định nguyên nhân viêm da tiếp xúc
Viêm da tiếp xúc được xác định do những chất gây kích ứng hoặc chất dị ứng như:
- Các sản phẩm tẩy rửa da, chất tẩy rửa mạnh hay xà phòng.
- Mỹ phẩm, đồ trang điểm, nước hoa, trang sức.
- Sản phẩm tẩy rửa gia dụng.
- Formaldehyde và các hóa chất khác.
- Cao su, kim loại như niken.
- Kim loại, như niken.
- Cỏ dại và cây trồng, đặc biệt là sồi độc ivy.
- Thuốc rửa, thuốc kháng sinh hay thuốc khử trùng.
Viêm da tiếp xúc được xác định do những chất gây kích ứng hoặc chất dị ứng.
Phác đồ điều trị viêm da tiếp xúc bằng Tây y
Phác đồ điều trị viêm da tiếp xúc bao gồm dạng cấp và dạng mạn đối với vùng da bị tổn thương tại chỗ hoặc toàn thân như sau:
Dạng cấp: Điều trị giúp nhận biết và loại bỏ nguyên nhân gây bệnh
Điều trị tại chỗ:
- Chọc dịch ối với bóng nước cỡ lớn.
- Đắp gạc ngâm trong thuốc tím pha với nước ấm hoặc dung dịch Burrow.
- Thoa dung dịch sát trùng tại chỗ ngày 2-3 lần như Milian, Eosin 2%. Hoặc thoa Glucocorticoid nhóm I.
Điều trị toàn thân:
- Nếu có bội nhiễm dùng kháng sinh toàn thân.
- Kháng Histamine nếu ngứa.
- Trường hợp nặng dùng Prednione 1mg/kg/ngày, giảm nhanh triệu chứng trong 2 tuần.
Dạng mạn: Nhận biết và loại bỏ tác nhân gây bệnh
Thoa dung dịch sát trùng tại chỗ ngày 2-3 lần.
Điều trị tại chỗ:
- Thoa Corticosteroid nhóm I-II hoặc mỡ giữ ẩm, kem khi các sang thương da lành.
- Với trường hợp bệnh kéo dài dai dẳng có thể dùng thuốc kháng viêm như: Tacrolimus, Pimecrolimus.
Điều trị toàn thân:
Dùng kháng Histamine nếu ngứa.
Liệu trình điều trị viêm da tiếp xúc bằng Đông y
Điều trị viêm da tiếp xúc bằng Tây y mang tới kết quả nhanh, nhưng thường dễ tái đi tái lại khi ngừng sử dụng thuốc hoặc gây ra những tác dụng phụ như bào mòn da, thuốc uống có thể gây chóng mặt, buồn nôn, sốt nhẹ,…chính vì điều này, liệu trình điều trị viêm da tiếp xúc bằng Đông y được ưu tiên hơn dù thời gian điều trị kéo dài hơn và cần sự kiên trì của bệnh nhân.
Đông y có những lợi thế riêng trong liệu trình điều trị viêm da tiếp xúc
Bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang là một trong số ít những bài thuốc Nam được bệnh nhân tin tưởng, lựa chọn sử dụng điều trị và đã có rất nhiều bệnh nhân điều trị thành công. Bài thuốc Nam lành tính này bao gồm 3 dạng: uống, bôi, ngâm rửa với thành phần và công dụng cụ thể như sau:
- Thuốc uống điều trị bên trong: Việc điều trị bệnh viêm da cơ địa uống bên trong quyết định nhiều đến hiệu quả điều trị,thành phần gồm: Bồ công anh, Tang bạch bì, Kim ngân hoa, Ké đầu ngựa, Đơn đỏ 1 số dược liệu quý… Giúp giải độc tiêu viêm, tăng cường công năng khử độc của gan và thải độc của thận, tránh tái phát.
- Thuốc ngâm rửa thành phần bao gồm: Dược liệu trầu không, ích nhĩ tử, ô liên rô, mò trắng có tác dụng: Sát khuẩn vùng tổn thương, làm mềm vùng tổn thương giúp thuốc bôi thẩm thấu vào tận lớp biểu bì, ngăn ngừa vùng tổn thương lan rộng.
- Thuốc bôi ngoài thành phần bao gồm: Tang bạch bì, mật ong, bí đao, thiên mã hồ… có tác dụng: Làm mềm, và loại bỏ vùng da bị bệnh, tái tạo tế bào dưới da, tăng cường sự đàn hồi của da, dưỡng da giúp da mịn màng khỏe mạnh như lúc chưa bị bệnh.
Tóm tắt về thành phần và công dụng của bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang
Tùy thuộc vào việc bác sĩ khám, chẩn đoán về tình trạng bệnh viêm da tiếp xúc của bệnh nhân như thế nào, bác sĩ sẽ đưa ra đơn thuốc phù hợp. Nếu tình trạng bệnh nặng, bệnh nhân có thể sẽ phải sử dụng thêm thuốc bôi và thuốc ngâm rửa để quá trình phục hồi tổn thương bên ngoài diễn ra nhanh hơn, hiệu quả hơn.
>> Thông tin về Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng thuốc dân tộc
Phòng ngừa viêm da tiếp xúc hiệu quả
Người bệnh cần tránh tiếp xúc với những chất dễ gây kích ứng hoặc gây cháy.
Nếu bắt buộc phải tiếp xúc, cần rửa tay bằng dung dịch trung tính yếu hoặc nước.
Thay đổi công việc nếu bị viêm da tiếp xúc do môi trường nghề nghiệp.
Mong rằng với những tư vấn về phác đồ điều trị viêm da tiếp xúc ở trên, sẽ giúp người bệnh hiểu rõ hơn về căn bệnh này và có cách điều trị cũng như phòng tránh hiệu quả nhất.
Quỳnh Nguyễn (T.h)
Thông tin tham khảo:
>> Điều trị viêm da tiếp xúc hiệu quả từ lời khuyên của chuyên gia
>> Triệu chứng và nguyên nhân của bệnh viêm da tiếp xúc bạn cần biết
TIN NÊN XEM:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!