Các loại thuốc trị viêm da cơ địa ở trẻ em mẹ nên biết
Thuốc trị viêm da cơ địa ở trẻ em gồm những thuốc nào? Tác dụng ra sao? Có tác dụng phụ gì không?…Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để có câu trả lời.
Bài nên đọc:
>> Viêm da cơ địa ở trẻ em: Các biểu hiện và cách điều trị bệnh
>> Cách chữa viêm da cơ địa cho trẻ sơ sinh an toàn, hiệu quả
Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh hay còn gọi là bệnh chàm (eczema) là một bệnh mạn tính xảy ra ở trẻ dưới 6 tháng tuổi, thường xuất hiện ở mặt, má, cằm, trán và da đầu. Các triệu chứng thường gặp gồm: đỏ da, ngứa, nhiều mụn nước, dễ vỡ, xuất tiết, đóng vảy, có thể bội nhiễm.
Nguyên nhân gây bệnh gồm 2 yếu tố: Di truyền và các yếu tố môi trường như dị ứng sữa, nhiễm trùng, mọc răng, tiếp xúc với bụi bẩn, lông thú…
Theo Hiệp hội Eczema (chàm) Hoa Kỳ, cách điều trị viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh gồm nhiều phương pháp như bôi thuốc đặc trị, thuốc uống ức chế miễn dịch hoặc quang trị liệu. Thuốc điều trị viêm da cơ địa ở trẻ em bao gồm các loại thuốc dưới đây:
1. Thuốc đặc trị Steroids
Thuốc được dùng theo toa để kiểm soát các triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa (eczema). Đây là một trong những loại thuốc được kê toa nhiều nhất để làm giảm các triệu chứng đỏ, giảm viêm, ngứa và làm lành da chỉ sau corticosteroid.
Steroid được bào chế dưới nhiều dạng khác nhau như thuốc mỡ, kem, kem dưỡng, dạng xịt với nhiều mức độ từ 1-7. Tùy mức độ tổn thương của bệnh bác sĩ sẽ kê đơn từng loại thuốc với mức độ khác nhau.
Lưu ý khi dùng steroid tại chỗ:
- Chỉ áp dụng steroids trên vùng da bị chàm do bác sĩ chỉ định.
- Steroids có hiệu quả nhất trong vòng 3 phút sau khi tắm.
- Chỉ dùng Steroids theo chỉ dẫn bởi thuốc có nguy cơ gây tác dụng phụ. Đối với nhiều loại Steroids bôi tại chỗ chỉ dùng 1 lần/ngày là đủ.
- Không dùng Steroids làm kem dưỡng ẩm.
- Sau khi áp dụng Steroids nên theo dõi, kết hợp với chất dưỡng ẩm.
- Tránh dùng một lượng lớn Steroids trong thời gian dài.
- Cẩn thận khi dùng Steroids ở những vị trí da nhạy cảm như mặt, bộ phận sinh dục, da mỏng, vùng dễ bị chà xát.
- Khi tình trạng viêm da được kiểm soát nên giảm dần nồng độ và ngưng hẳn.
Tác dụng phụ thường gặp của steroid bao gồm:
- Mỏng da (teo da)
- Da dày
- Căng da
- Tăng sắc tố da
Các phản ứng phụ nghiêm trọng hơn khi dùng ở vùng mặt, xung quanh miệng và đặc biệt khi dùng trong thời gian dài.
Tác dụng phụ ít gặp hơn nhưng khá nghiêm trọng khi dùng steroid bao gồm:
- Chứng tăng nhãn áp
- Đục thủy tinh thể
- Mụn trứng cá
- Vết xước đỏ trên da
- Ức chế thượng thận
Có thể xảy ra tác dụng phụ khi dùng steroid tại chỗ, tuy nhiên, thuốc vẫn an toàn nếu được sử dụng theo đúng quy định về cả số lượng lẫn thời gian.
2. Thuốc ức chế miễn dịch (immunosuppressant)
Là thuốc được kê khi bị chàm nặng giúp kiểm soát, ngăn chặn, ức chế miễn dịch làm chậm các triệu chứng viêm da cơ địa nghiêm trọng.
Các chất ức chế miễn dịch giúp ngăn ngừa chu kỳ ngứa của bệnh chàm, giúp da lành lại và giảm nguy cơ nhiễm trùng da.
3 loại thuốc được sử dụng phổ biến để điều trị bệnh chàm gồm:
- Cyclosporine
- Methotrexate
- Mycophenolate
Tác dụng phụ có thể gặp phải:
- Có nguy cơ nhiễm trùng.
- Buồn nôn hoặc nôn.
- Làm tăng nguy cơ bị một số loại ung thư nhất định.
- Tăng huyết áp.
- Nguy cơ tổn thương thận khi dùng cyclosporine và methotrexate.
- Nguy cơ tổn thương gan khi dùng methotrexate.
Lưu ý: Thuốc ức chế miễn dịch chỉ được sử dụng trong vài tháng để kiểm soát các triệu chứng viêm da cơ địa, sau đó giảm dần.
Trong quá trình dùng thuốc, cần theo dõi tình trạng bệnh của bé và báo lại cho bác sĩ để tìm ra phương pháp tối ưu nhất. Tránh cào gãi, làm trầy xước da dẫn đến bội nhiễm.
Xem video Bs. Phạm Thị Lan (Bệnh viện Da liễu Trung Ương) chia sẻ về bệnh Viêm da cơ địa, viêm da cơ địa ở tay:
Như đã nói ở trên, việc dùng thuốc trị viêm da cơ địa ở trẻ em tương đối phức tạp do da ở độ tuổi này rất nhạy cảm, vì vậy, các bậc phụ huynh tuyệt đối không được tự ý điều trị, bắt buộc phải theo chỉ định của bác sĩ.
Quỳnh Nguyễn (theo Nationaleczema)
Click đọc ngay:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!