Phương pháp và cách trị rôm sảy mọi người cần biết
Rôm sảy là căn bệnh thường gặp nhất mỗi khi thời tiết nóng nực khó chịu. Bệnh này tuy không nguy hiểm hay đe dọa gì đến tính mạng nhưng lại gây ra những cơn ngứa ngáy kinh hoàng cho người bị. Vậy làm thế nào để điều trị rôm sảy? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu dưới đây nhé!
Bệnh rôm sảy là gì?
Rôm sảy hay nhiệt gai, là những nốt ban đỏ nhỏ gây ra bởi tắc nghẽn tuyến mồ hôi hoặc tuyến mồ hội hoạt động nhiều hơn bình thường. Mồ hôi làm cho các tế bào da và vi khuẩn trên da bị tổn thương, ngăn cản và gây tắc nghẽn tuyến mồ hôi. Khi bùng nổ, chúng hình thành các nốt đỏ và có cảm giác gai, ngứa ngáy, khó chịu.
Xem chi tiết để hiểu hơn rôm sảy là gì
Các cách trị rôm sảy
Trị rôm sảy bằng Tây y
- Sử dụng phấn rôm
Phấn rôm có tác dụng làm mát da và dịu cơn ngứa, làm cho da khô thoáng. Tuy nhiên cần chọn lựa loại phấn rôm dịu nhẹ, không gây kích ứng cho da và có tem mác, xuất xứ rõ ràng.
Thành phần chính của phấn rôm: Bột talc, muối canxi, muối kẽm, chất béo và một số chất tạo mùi thơm.
Xem thêm chi tiết: Cách trị rôm sảy bằng phấn rôm
- Sử dụng thuốc bôi
Các loại thuốc bôi chứa thành phần Calamine hay kem Hydrocotisone cũng có thể làm giảm ngứa và kích ứng trên những vùng da bị rôm sảy.
Bên cạnh đó, các loại kem bôi chứa anhyduos lanolin cũng giúp ngăn ngừa hiện tượng bít các ống tuyến mồ hôi và giảm các nốt mẩn đỏ. Các loại thuốc chứa steroid chỉ dùng trong trường hợp bị rôm sảy rất nặng bởi chất này có thể gây những kích ứng phụ khi điều trị.
Tham khảo các loại thuốc bôi rôm sảy cho bé
Lưu ý: Không nên bôi các loại thuốc mỡ vì sẽ khiến cho lỗ chân lông thêm bít, khó thoát mồ hôi, còn có thể gây kích ứng da.
Trị rôm sảy bằng Đông y
Ngoài bôi thuốc và dùng phấn rôm, bạn có thể trị rôm sảy hiệu qủa bởi các bài thuốc đông y đơn giản, dễ thực hiện sau đây:
- Lá kinh giới
Nếu có sẵn lá kinh giới tươi, bạn chỉ cần rửa sạch rồi giã nát, chắt nước pha vào chậu nước tắm. Nước lá kinh giới giúp rôm sảy biến mất nhanh chóng và trả lại làn da mịn màng.
- Lá sài đất, ngải cứu và lá nhài
Lấy 20g lá sài đất, 30g lá ngải, 50g lá nhài đem rửa sạch, sắc kĩ lấy nước uống, ngày 1 thang. Chia uống 2-3 lần/ngày, uống liên tục 3-5 ngày.
- Mướp đắng
Lấy 1-2 quả mướp đắng, thái nhỏ rồi cho vào máy xay nhuyễn cùng nước đun sôi để nguội sau đó lọc bỏ bã, lấy nước hoà vào nước tắm. Mướp đắng rất mát, lành tính, lại có màu xanh đẹp mắt và mùi thơm nhè nhẹ. Khi tắm, tinh chất của loại quả này sẽ thẩm thấu vào da làm dịu những vết rôm sảy và kích ứng da.
Chi tiết: Cách trị rôm sảy bằng mướp đắng
>> Video: Hướng dẫn cách làm nước tắm mướp đắng trị rôm sảy
- Bột yến mạch
Bạn xay nhuyễn yến mạch thành bột sau đó hoà vào nước tắm và ngâm mình trong nước, lặp lại vài lần trong ngày. Chất avenanthramide trong bột yến mạch có tính chất kháng viêm tự nhiên, sẽ giúp các vết rôm sảy mau lành.
- Dưa chuột hoặc lô hội
Lá lô hội có đặc tính kháng viêm, dịu mát, xoa một vài lát lá lô hội trên vùng da bị rôm sảy của sẽ giúp những vết ban đỏ nhanh chóng lặn. Tương tự với dưa chuột, bạn có thể xay nhuyễn hoặc thái lát dưa chuột để đắp lên vùng da bị ban đỏ. Nước và các vitamin trong dưa giúp cung cấp nước cho các tế bào da và làm da dịu mát hơn.
- Rau sam và lá tía tô
Ram sam tươi và lá tía tô giã nát lọc lấy nước tắm có thể giúp ngừa rôm sảy.
Chit iết: Cách trị rôm sảy bằng lá tía tô
- Lá mảnh bát
Lá mảnh bát rửa thật sạch, cho vào nổi, đổ xăm xắp nước và đun sôi. Khi lá bắt đầu chuyển sang màu vàng và có mùi thơm nhẹ, chờ cho nước nguội bớt, đem lọc bã rồi pha nước tắm. Tắm lá mảnh bát 1-2 lần 1 tuần sẽ giúp da láng mịn, mát mẻ và hết hẳn rôm sảy.
Lưu ý: Khi tắm bằng các loại lá cần rửa sạch, kỹ, ngâm qua nước muối trước khi đun nước tắm vì các loại lá này có thể chứa nhiều vi khuẩn gây hại, thậm chí có thể có thuốc bảo vệ thực vật.
Trị rôm sảy bằng những thói quen sinh hoạt
Bạn có thể kiểm soát rôm sảy nếu áp dụng các biện pháp sau:
- Mặc quần áo rộng bằng vải, quần áo thoáng nhẹ, giúp da không bị ẩm;
- Ở trong các tòa nhà có máy lạnh càng lâu càng tốt;
- Hãy để cho da tự khô thay vì sử dụng khăn;
- Tắm với nước lạnh và xà phòng không gây khô, sau đó, để da tự khô thay vì lau bằng khăn;
- Sử dụng gạc lạnh hoặc calamin lotion để làm dịu cơn ngứa ở vùng da bị kích thích;
- Tránh sử dụng các loại kem và thuốc mỡ chứa dầu hoặc dầu khoáng vì những thứ này có thể làm nghẽn lỗ thoát mồ hôi;
- Sử dụng xà phòng kháng khuẩn hoặc nước rửa sát trùng để giúp giảm số lượng vi khuẩn trên da;
Xem thêm thông tin hữu ích: Chăm sóc trẻ bị rôm sảy
Chế độ ăn uống giúp ích cho việc trị rôm sảy
Để chống mệt mỏi và giải nhiệt cho cơ thể, khi đang trị rôm sảy bạn nên:
+ Uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây tươi như bơ, cam, chanh, quýt…
+ Ăn các món như chè đậu xanh, đậu đỏ cho ít đường, ăn bột sắn dây chín và uống thêm nước rau má sẽ làm giúp làm mát cơ thể.
+ Tuyệt đối không uống đá hoặc những trái cây để ở ngắn đá quá lạnh có thể bị viêm họng.
Xem thêm thông tin hữu ích: Trẻ bị rôm sảy ăn gì
Một số lưu ý khi trị rôm sảy cho bà bầu và trẻ em
-
Trị rôm sảy cho bà bầu
Sự tăng thân nhiệt khi mang thai, làn da ẩm ướt không thoát được mồ hôi khiến các bà bầu dễ mắc rôm sảy. Do đang trong thời kỳ nhạy cảm nên khi trị rôm sảy, bà bầu cần nhớ kỹ:
+ Có nhiều loại thuốc bôi có thể trị được chứng rôm sảy cho thai phụ nhưng những loại thuốc này có thể chứa chất hydrocortisone – chất chống chỉ định cho thai phụ, hoặc các thành phần chống ngứa (có khi kèm theo cả thuốc uống). Tốt nhất, trước khi muốn dùng một loại thuốc nào (bôi ngoài da hoặc uống), thai phụ nên hỏi ý kiến bác sĩ để đảm bảo chúng an toàn cho thai kỳ.
+ Thai phụ có thể trao đổi thêm với bác sĩ về việc dùng phấn rôm (loại dành cho các bé) để xoa lên vùng da bị rôm sảy. Nhiều người mẹ có kinh nghiệm cho biết, cơn ngứa sẽ được hạ nhiệt khi họ dùng phấn rôm của các bé.
Chi tiết: Cách trị rôm sảy ở bà bầu
-
Trị rôm sảy cho trẻ em
+ Nếu dùng phấn rôm, không bôi phấn cho trẻ ở nơi có nhiều quạt gió, không thoa vào vùng bị hăm, viêm nhiễm, không dùng ở các vùng gần mặt, mắt, vùng kín như âm hộ.
+ Nếu dùng thuốc bôi, không nên bôi trực tiếp cho trẻ mà nên dùng tăm bông chấm thuốc rồi bôi lên vùng da bị rôm sảy.
+ Không nên thoa quá nhiều kem hay phấn lên da trẻ vì sẽ bịt lại các lỗ chân lông, dễ khiến trẻ bị nổi rôm hơn.
Xem thêm chi tiết Cách trị rôm sảy ở trẻ em
Nếu tình trạng rôm sảy kéo dài trên 7-10 ngày, lan ra diện rộng, tái phát nhiều lần hoặc có những biểu hiện như nhiễm trùng da, sốt thì cần đến gặp ngay bác sĩ để được thăm khám và điều trị.
>> Lưu ý: Các phương pháp trị rôm sảy mang lại hiệu quả nhiều hay ít là còn tùy thuộc vào cơ địa của từng người!
Cách phòng tránh bệnh rôm sảy
- Để tránh bị rôm sảy, hãy tránh những tình huống có thể dẫn đến chảy mồ hôi nhiều chẳng hạn như: hoạt động thể thao quá sức hay lao động nặng dưới trời nắng nóng…
- Trong thời tiết nóng bức, hãy sử dụng quạt, điều hòa và tắm nước lạnh để làm mát cơ thể, giữ cho da luôn khô thoáng.
- Mặc quần áo nhẹ, mỏng và thoáng, chất liệu mềm, mát, nhẹ như lanh, lụa…Tránh những chất liệu nóng, gây bí, khó thấm mồ hôi như polyester.
- Tắm với xà phòng được làm từ các chất tự nhiên, không gây kích ứng cho da. Sau khi tắm, hãy để cho da tự khô thay vì dùng khăn lau
- Tránh sử dụng các loại mỹ phẩm, kem bôi, thuốc mỡ có thành phần chứa dầu hay dầu khoáng vì chúng có thể gây tắc nghẽn lỗ chân lông, khiến mồ hôi không thoát ra được.
- Tăng cường những thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất trong rau quả; nhất là những thực phẩm có tác dụng thanh nhiệt, giải độc như: đỗ đen, cam, táo, rau xanh.
Hy vọn những thông tin về cách trị rôm sảy trên giúp ích cho các bạn!
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!