Cảnh báo: Những sai lầm khi trị rôm sảy của mẹ khiến trẻ bị nhiễm trùng da nặng

Những sai lầm trong việc điều trị rôm sảy cho trẻ của mẹ có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trong như nhiễm trùng da nặng. Mẹ cần hiểu rõ về vấn đề này để kịp thời điều trị và ngăn ngừa các triệu chứng rôm sảy khi con yêu mắc phải.

>> Chăm sóc trẻ bị rôm sảy như thế nào và những điều mẹ cần tránh

>> Có nên trị rôm sảy bằng phấn rôm cho trẻ?

Rôm sảy ở trẻ nhỏ là bệnh lành tính hay gặp nhất vào mùa hè. Thông thường rôm sảy sẽ tự lặn sau một vài ngày khi thời tiết mát lên. Tuy nhiên, bệnh có thể trở nên nghiêm trọng và gây ra các biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng da nếu mẹ chăm sóc và điều trị rôm sảy cho trẻ sai cách.

Vậy những sai lầm đó là gì? Hãy cùng chúng tôi khám phá ngay sau đây.

Những sai lầm khi trị rôm sảy của mẹ khiến trẻ có nguy cơ nhiễm trùng nặng

  • Mẹ lạm dụng việc bôi phấn rôm cho trẻ

Khi trẻ bị rôm sảy, mẹ thường bôi phấn rôm lên da trẻ sau khi tắm để giúp trẻ đỡ ngứa, dịu các nốt rôm và giúp da khô thoáng. Tuy nhiên lạm dụng thứ bột này có thể gây ra nhiều nguy hiểm.

lạm dụng phấn rôm

Thành phần chính của phấn rôm là bột Talc, cùng với một số chất khác như muối canxi, muối kẽm, chất tạo mùi,… Bột talc có khả năng hút ẩm, nên thường được sử dụng để thoa vào các vùng da dễ bị hăm và ẩm ướt như cổ, nách, bẹn…

Phấn rôm tuy có thể trị rôm sảy nhưng nếu dùng sai cách và lạm dụng có thể gây bít lỗ chân lông, khiến tình trạng rôm sảy nặng hơn. Ngoài ra, nếu trẻ không may hít phải phấn rôm có thể bị ho, khó thở, nôn và phù phổi. Đối với bé gái, nếu phấn rôm không may bay vào vùng kín như âm hộ,… có thể bị u ác tính, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản sau này! Vậy nên mẹ tuyệt đối không bôi phấn rôm vào vùng mặt, cổ và vùng kín của trẻ, không bôi phấn rôm cho trẻ ở nơi có gió.

Nếu trường hợp vùng da bị rôm sảy của trẻ trầy xước thì  không dùng phấn rôm để tránh gây nhiễm trùng và kích ứng da. Mẹ nên chọn mua các sản phẩm từ các thương hiệu lớn và uy tín, tránh mua những sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ.

  • Mẹ tự ý dùng thuốc trị rôm sảy cho trẻ mà không hỏi ý kiến bác sĩ

Do rôm sảy là bệnh nhẹ, không nguy hiểm gì đến tính mạng của trẻ nên rất nhiều bà mẹ chủ quan, không thèm tham khảo qua ý kiến của bác sĩ mà tư đi mua thuốc về bôi cho con. Trẻ còn nhỏ, da vẫn chưa hoàn thiện và còn rất nhạy cảm, nếu mẹ tự ý bôi thuốc sai cách có thể khiến bệnh rôm sảy trở nên trầm trọng hơn, thậm chí để lại những biến chứng trên da.

Thêm vào đó, mẹ cũng cần lưu ý nếu trẻ bị rôm sảy kéo dài, từ 7-10 ngày và thường bị tái phát thì mẹ không được chần chừ mà phải đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ thăm khám và đưa ra phương pháp điều trị rôm sảy thích hợp, kịp thời.

  • Mẹ tắm chanh cho trẻ                                                          

Theo ý kiến của các chuyên gia y tế, tắm chanh để trị rôm sảy cho trẻ là một SAI LẦM ngớ ngẩn! Và từ trước đến nay cũng chưa có bất kỳ nghiên cứu khoa học nào khẳng định việc nhỏ nước chanh vào nước tắm hay thậm chí lấy vỏ chanh để chà xát có thể giúp hạ nhiệt cơ thể mùa hè cho trẻ.

Trên thực tế, axit có trong chanh có tác dụng sát trùng rất tốt, có thể dùng gội đầu, tắm ở người lớn nhưng với da trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, chanh lại không hề có lợi!

Khi mẹ kỳ cọ, chất axit có trong chanh có thể làm bong tróc các mảng da non, gây xót và tẩy mạnh, làm ảnh hưởng đến quá trình lên da non, nhất là nếu pha quá nhiều chanh vào chậu nước tắm. Hơn nữa trẻ nhỏ thường hay dụi mắt, mặt, đầu, nếu móng tay trẻ sắc gây xước da, tắm chanh đặc sẽ khiến da trẻ bị đau.

Ngoài ra, da trẻ nhỏ vốn cực kỳ mỏng manh và chưa phát triển hoàn thiện hệ thống mô da và các hệ thống lỗ chân lông chính nên khi sử dụng chanh để tắm, các hoạt chất axit có trong chanh sẽ thẩm thấu dễ dàng qua da, làm mỏng da của trẻ. Chưa hết, việc dễ dàng bị các chất bên ngoài thẩm thấu do tác động của axit chanh sẽ khiến các nguồn gây hại như thuốc trừ sâu và vi khuẩn chưa được xử lý hết trên chanh cũng dễ dàng thâm nhập vào cơ thể trẻ dẫn tới các bệnh không tốt như nhiễm trùng da, đôi khi còn gây nguy hiểm đến tính mạng!

  • Mẹ dùng sữa tắm trị rôm sảy sai cách

tắm cho trẻ

Nhiều mẹ thường tận dụng luôn sữa tắm người lớn, thậm chí cả dung dịch phụ nữ đem pha loãng để tắm cho trẻ. Mẹ nên nhớ rằng, sữa tắm người lớn thường có hoạt chất tẩy rửa mạnh hơn sữa tắm trẻ em rất nhiều, chúng chứa độ kiềm cao, vì vậy khi đem tắm cho làn da non nớt, nhạy cảm và chưa hoàn thiện của trẻ có thể gây khô, kích ứng, làm suy yếu hàng rào bảo vệ và tăng nguy cơ nhiễm khuẩn da.

Vì vậy, để trị rôm sảy cho trẻ, mẹ chỉ nên dùng các loại sữa tắm chuyên dụng cho trẻ nhỏ, có thành phần kháng khuẩn và hoạt chất tẩy rửa dịu nhẹ!

  • Mẹ massage bằng tinh dầu cho trẻ

Massge bằng tinh dầu cho trẻ mang đến nhiều công dụng tốt nhưng massage vào mùa hè nóng bức và nhất là khi trẻ đang bị rôm sảy lại là việc làm không không ngoan chút nào! Massge cho trẻ bằng các loại tinh dầu như dầu dừa, dầu oliu lúc này có thể khiến làn da trẻ bị nhờn rít, gây bít tắc lỗ chân lông, khiến tình trạng rôm sảy thêm nặng và có thể dẫn tới việc trẻ bị nhiễm trùng da.

Mẹ nên làm những gì khi trẻ bị rôm sảy?

Để trẻ mau thoát khỏi rôm sảy mà không gặp phải bất kỳ biến chứng nguy hiểm nào thì mẹ chỉ cần tuân thủ thật kỹ những điều sau đây là được:

 mẹ làm gì khi trẻ bị rôm sảy

  • Giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ: Mẹ tắm và giặt giũ quần áo thường xuyên cho trẻ. Khi giặt xong quần áo, mẹ nhớ phơi ở những nơi khô ráo, thoáng mát, tránh những nơi có khói, bụi.
  • Cắt hết móng tay, móng chân của trẻ nếu dài để tránh trường hợp trẻ ngứa nên vươn tay gãu gây trầy xước, nhiễm trùng da.
  • Bổ sung Vitamin C cho trẻ
  • Tắm cho trẻ bằng nước ấm
  • Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, có chất liệu bằng cotton giúp thấm hút mồ hôi tốt.
  • Nếu trẻ bị rôm sảy ở háng hoặc mông thì mẹ không nên đóng tã cho trẻ.
  • Tránh sử dụng các loại kem dưỡng da hoặc dung dich dưỡng ẩm da có chứa nhiều dầu cho trẻ vì chúng có thể làm tắc nghẽn các lỗ chân lông, khiến tình trang rôm sảy trầm trọng hơn.
  • Không nên ủ ấm, quấn quá chặt trẻ dễ làm da mẩn ngứa, nổi rôm sảy, lâu ngày dẫn đến chứng viêm da.
  • Hạn chế để trẻ đi ra nắng, tốt nhất không nên ra đường từ 11h trưa đến 4h chiều, vì đây là khoảng thời gian ánh nắng mặt trời chứa nhiều tia cực tím nhất, bên cạnh đó trẻ cần được uống đủ nước.

Mách mẹ những mẹo giúp phòng tránh rôm sảy hiệu quả cho trẻ vào mùa hè

Chỉ cần mẹ làm theo những  điều sau đây thì đảm bảo trẻ sẽ chẳng bao giờ bị rôm sảy tấn công nữa!

  • Vào mùa hè, mẹ tránh dẫn trẻ đến những nơi đông người cũng như tham gia vào các hoạt động thể thao mất nhiều sức, ra nhiều mồ hôi,…
  • Trong thời tiết nóng bức, hãy sử dụng quạt, điều hòa và tắm nước lạnh để làm mát cơ thể, giữ cho da trẻ luôn được khô thoáng.
  • Mặc quần áo thoáng mát cho trẻ, không nên cho trẻ mặc quá nhiều quần áo, tầng tầng lớp lớp, gây bí bách, không cho trẻ mặc những bộ đồ có sợi vải nylon vì nóng, khó thoát mồ hôi.
  • Cho trẻ ăn nhiều thực phẩm thanh mát, giải nhiệt cho cơ thể như: bột đậu xanh, bột sắn,…, các loại hoa quả giàu vitamin như: cam, dâu tây, thanh long,…., hạn chế cho trẻ ăn các loại hoa quả nóng như: xoài, nhãn, mít,…, và đồ ngọt như bánh, kẹo, chocolate,…

Tìm hiểu thêm: Cách trị rôm sảy cho bé hiệu quả mẹ không cần lo lắng

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo