Những mẹo bảo vệ trẻ khỏi rôm sảy các mẹ đều nên biết
Những mẹo sau đây có thể giúp mẹ bảo vệ trẻ không bị rôm sảy tấn công, khiến mùa hè không còn là mùa ác mộng của trẻ.
Tại sao trẻ cứ đến hè là trẻ lại bị rôm sảy?
Thời tiết nắng nóng làm giãn các mao mạch trên da, tạo điều kiện cho các vi khuẩn xâm nhập gây nên hiện tượng viêm da (hay rôm sảy). Ngoài ra, những ngày oi nóng thường khiến trẻ tiết mồ hôi nhiều hơn, nếu không thoát hết sẽ ứ đọng trong các ống bài tiết trên da, khi bị bụi hay chất cặn bã bịt kín, cũng làm da nổi các nốt viêm.
Trẻ nhỏ da rất mỏng manh và nhạy cảm, tuyến mồ hôi lại chưa phát triển hoàn chỉnh, khiến mồ hôi không có đường thoát ra mà lưu giữ lại dưới da nên dễ bị rôm sảy. Ở người lớn, lớp biểu bì dày hơn nên hiện tượng này ít đi.
Chi tiết: Các nguyên nhân gây rôm sảy ở trẻ sơ sinh
Những mẹo hữu ích giúp mẹ bảo vệ trẻ khỏi rôm sảy
-
Chọn lựa quần áo thoáng mát
Những bộ quần áo cho trẻ ngày hè phải luôn được thiết kế trên chất liệu cotton, thấm hút mồ hôi hiệu quả, tạo cho trẻ cảm giác thoáng mát. Mẹ nên bỏ hết những quần áo có chất liệu nylon do chúng không thấm hút được mồ hôi và bí bách, rất dễ tạo điều kiện cho rôm sảy phát triển. Ngoài ra, mẹ cũng không nên cho trẻ mặc quá nhiều quần áo, tầng tầng lớp lớp.
Bên cạnh đó, mẹ nên chọn lựa những bộ đồ có máu sáng cho trẻ mặc để hấp thụ nhiệt hiệu quả hơn.
-
Bảo vệ trẻ kỹ càng khi ra nắng
Việc bảo vệ trẻ khi ra nắng là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu để hạn chế tình trạng rôm sảy xuất hiện. Bên cạnh đó, nắng còn là nguyên nhân khiến cho da trẻ bị sạm đen.
Vì thế, bố mẹ nên thoa cho trẻ một lớp kem chống nắng (loại kem chống nắng dành cho trẻ nhỏ) trước khi cho trẻ ra ngoài. Bố mẹ cũng nên cho trẻ mặc thêm áo chống nắng, đội mũ rộng vành để hạn chế tốt nhất tác động của tia cực tím.
Ngoài ra, bố mẹ nên chú ý tránh cho trẻ ra ngoài vào thời điểm từ 11 giờ trưa đến 4 giờ chiều do đó là khoảng thời gian tia cực tím hoạt động mạnh mẽ nhất.
-
Chế độ sinh hoạt, ăn uống khoa học
Để trẻ không bao giờ bị rôm sảy thì mẹ cần xây dựng một chế độ sinh hoạt và ăn uống hàng ngày khoa học và hợp lý cho trẻ!
Vào những ngày hè nóng bức, mẹ nên hạn chế cho trẻ đến những nơi đông người, cũng như việc tham gia vào các hoạt động thể thao, vui chơi mất nhiều sức, ra nhiều mồ hôi. Còn về chế độ ăn uống thì mẹ nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày của trẻ những thực phẩm có tính mát giúp thanh nhiệt, giải độ như: bột sắn, đậu xanh,… Mẹ cho trẻ ăn nhiều loại trái cây giàu vitamin C như cam, dâu tây, thanh long,…
Xem thêm: Trẻ bị rôm sảy nên ăn gì?
Thời tiết oi ả, đến người lớn nhiều lúc còn không nuốt nổi cơm huống chi trẻ nhỏ. Vì thế, thay vì cố ép trẻ ăn những món dầu mỡ dế ngấy thì mẹ có thể thay đổi thực đơn, nấu cho trẻ những món cháo thanh mát, bổ dưỡng như: cháo đậu đỏ, cháo mồng tơi,… vừa dễ nuốt lại giàu dinh dưỡng.
Xem thêm: Những món cháo giúp phòng và trị rôm sảy
Bên cạnh đó, mẹ hạn chế cho trẻ ăn nhiều đồ ngọt như kẹo, chocolate,…, các loại hoa quả có tính nóng như: xoài, nhãn, mít,…
-
Cho trẻ uống đầy đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày
Nước không những giúp thanh lọc cơ thể hiệu quả mà còn có tác dụng giải nhiệt trong những ngày nắng hè nóng bức. Nếu thiếu nước, rôm sảy sẽ “viếng thăm” bé nhiều hơn. Ngoài nước lọc, ngày hè bạn có thể cho bé uống thêm các loại nước như sâm bí đao, nha đam đường phèn,….vừa ngon lại thanh mát, rất có lợi cho cơ thể của trẻ.
Xem thêm: Nước uống thanh mát, trị rôm sảy
-
Không massage cho trẻ bằng tinh dầu
Massage cho trẻ là tốt nhưng massage cho trẻ bằng tinh dầu vào ngày hè lại là một sai lầm do việc này sẽ khiến cho trẻ cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy và là nguyên nhân khiến trẻ mọc rôm sảy.
-
Sử dụng điều hòa hợp lý
Vào mùa hè, bố mẹ thường sử dụng điều hòa để trẻ cảm thấy mát mẻ, dễ chịu và thoải mái hơn. Nhưng bố mẹ cũng không nên quá lạm dụng bởi sử dụng điều hòa nhiều sẽ khiến trẻ bị khô mũi, khô họng, viêm phổi, giảm khả năng thích ứng của bé với môi trường bên ngoài. Và khi không ở trong môi trường điều hòa nữa thì rôm sảy sẽ tấn công trẻ một cách nhanh chóng và mạnh mẽ.
-
Kiểm tra xem giường chiếu của trẻ có bị bí bách
Cho dù mẹ có dùng cách nào để phòng tránh rôm sảy cho trẻ, nếu giường chiếu mà “ấm cúng” quá mức thì trẻ sẽ không bao giờ thoát khỏi rôm sảy! Cách tốt nhất là dải một chiếc chăn mỏng lên đệm và cho trẻ nằm ngủ lên trên.
Một số lưu ý khi trẻ bị rôm sảy mẹ cần nhớ
Khi trẻ đã bị rôm sảy, để bệnh mau khỏi và không gây ra biến chứng đáng tiếc nào thì mẹ cần đặc biệt lưu ý đến những điều sau đây:
- Tuyệt đối không nên ủ ấm, quấn quá chặt trẻ dễ làm da mẩn ngứa, nổi rôm sảy, lâu ngày dẫn đến chứng viêm da. Luôn giữ cho da bé được khô ráo và sạch sẽ.
- Tránh làm trầy xước các vết rôm sảy, bởi lẽ khi bị trầy xước da, dễ dẫn đến nhiễm trùng da
- Cắt móng tay cho trẻ, tránh trẻ ngứa nên thò tay gãi, gây trầy xước vùng da bị rôm
- Khi tắm bằng lá cho trẻ, không để nước lá quá đặc, dễ gây nên kích ứng da.
- Không sử dụng sữa tắm người lớn để tắm cho trẻ, vì trong sữa tắm người lớn chứa hàm lượng chất tây rửa khá cao.
- Không tự ý bôi hay sử dụng thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
- Không nặn những nốt rôm sảy trên người trẻ vì điều này sẽ làm các dịch trong nốt lan ra, gây lây lan bệnh, có thể gây viêm da cho trẻ.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!