Bệnh rôm sảy thường bị nhầm với những bệnh nào?
Bệnh rôm sảy ở trẻ có bề ngoài khá giống với một số bệnh ngoài da thường gặp khác như dị ứng, hăm tã, sốt phát ban,… nên thường khiến mẹ nhầm lẫn, từ đó dẫn đến việc sai lầm trong cách cách điều trị bệnh. Vậy làm thế nào để phân biệt được những căn bệnh này?
>>> Làm thế nào để hạn chế trẻ đổ mồ hôi nhiều khi điều trị rôm sảy?
>>> Bệnh rôm sảy ở trẻ có lây không?
Sau đây hãy cùng chúng tôi điểm qua những căn bệnh thường bị nhầm với bệnh rôm sảy cùng với những triệu chứng, biểu hiện của chúng nhé!
Cách phân biệt Rôm sảy và các bệnh da liễu thường gặp:
-
Bệnh rôm sảy
+ Nguyên nhân gây bệnh: Do thời tiết nóng bức, trẻ ra nhiều mồ hôi nhưng tuyến mồ hôi lại bị tắc nghẽn nên mồ hôi không thoát ra được, gặp phải bụi bẩn thì hình thành nên rôm sảy. Một số nguyên nhân gây bệnh rôm sảy khác như mẹ cho trẻ mặc quá nhiều quần áo, trẻ bị sốt cao,…
+ Triệu chứng bệnh: Da trẻ xuất hiện những nốt sẩn màu đỏ hồng, trên có mụn nước nhỏ, đôi khi có mụn mủ trắng xen lẫn.
+ Vị trí nổi bệnh: Rôm sảy mọc thành từng đám, mảng lớn ở các vùng như nách, ngực, lưng, trán, bẹn, mặt, da đầu, cổ,…
+ Tiến triển bệnh: Rôm sảy thường tự khỏi sau khi thời tiết mát mẻ lên. Khi hết bệnh, da trở lại bình thường, không để lại sẹo.
+ Biểu hiện khác của bệnh: Khi thời tiết nóng bức, rôm sảy có thể xuất hiện trở lại.
+ Cách điều trị bệnh: Dùng các loại thuốc bôi trị rôm sảy, phấn rôm hoặc áp dụng các phương pháp dân gian như tắm lá,…
Xem thêm: Phương pháp trị rôm sảy
-
Bệnh dị ứng
+ Nguyên nhân gây bệnh: Do những sai lầm của hệ thống miễn dịch trong cơ thể con người. Nguyên nhân được cho là do sự kết hợp của các yếu tố chủ thể (như tuổi, giới, chủng tộc, di truyền) với yếu tố môi trường.
+ Triệu chứng bệnh: Làn da nổi sần phù có màu hồng.
+ Vị trí nổi bệnh: Dị ứng có thể xuất hiện ở bất kỳ vùng nào trên cơ thể người bị
+ Tiến triển bệnh: Bệnh dị ứng thường tự lặn mất sau vài giờ, không để lại bất kỳ dấu vết gì.
+ Biểu hiện khác của bệnh: Khi bị dị ứng người bị sẽ rất khó chịu, ngứa ngáy điên cuồng. Những nốt sần phù có thể lặn chỗ này rồi nổi lên ở chỗ khác.
+ Cách điều trị bệnh: Dùng các loại kem bôi ngoài da, kết hợp tắm rửa vệ sinh sạch sẽ và ăn các loại thực phẩm có tính mát.
-
Bệnh hăm tã
+ Nguyên nhân gây bệnh: Do độ ẩm của vùng da tiếp xúc với tã. Ngoài ra còn do một số yếu tố khác như: tã thô ráp chà xát lên vùng da nhạy cảm của trẻ, hóa chất trong bột giặt và chất làm mềm vải có thể ảnh hưởng đến làn da nhạy cảm của trẻ,…
+ Triệu chứng bệnh: Vùng bọc tã nổi mẩn nhẹ
+ Vị trí nổi bệnh: Ở vùng bọc tã, mông, phần trên đùi,…
+ Tiến triển bệnh: Nếu trẻ bị hăm tã nặng có thể xuất hiện các mụn rộp, mụn mủ.
+ Biểu hiện khác: Vùng da bọc tã bị đau rát và nóng, có thể thấy các mảng da khô, dễ bong tróc.
+ Cách điều trị bệnh: Giữ trẻ khô thoáng bằng cách thay tã thường xuyên, sử dụng các loại tã thấm hút tốt, thỉnh thoảng không mang tã để da trẻ tiếp xúc với không khí, rửa sạch vùng mông, bẹn sau mỗi lần trẻ đi vệ sinh.
-
Bệnh sốt phát ban
+ Nguyên nhân gây bệnh: Hầu hết là do nhiễm virus, trong đó virút đường hô hấp luôn chiếm đa số bao gồm virút sởi, virút gây bệnh rubella, adeno virút, echo virút, nhóm enterovirus…
+ Triệu chứng bệnh: Da nổi hồng ban dạng mịn và sáng.
+ Vị trí nổi bệnh: Ít gồ lên mặt da, nổi đồng loạt khắp cơ thể
+ Tiến triển bệnh: Khi hết bệnh không để lại dấu vết trên da
+ Cách điều trị bệnh: Nếu trẻ sốt từ 380C cho trẻ uống thuốc hạ sốt paracetamol loại đơn chất với liều 10 - 15mg/kg cân nặng, 4 - 6 giờ một lần. Lau mát cho trẻ bằng nước ấm khi cần, để tránh biến chứng sốt cao co giật ở trẻ. Nếu trẻ sốt cao không hạ sau khi phát ban, ngủ li bì, hôn mê co giật thì phải đưa trẻ đến bệnh viện ngay.
Qua những thông tin trên, chắc hẳn mẹ đã có cái nhìn rõ hơn về bệnh rôm sảy nói riêng và những loại bệnh da liễu con thường gặp nói chung. Khi trẻ bị rôm sảy, mẹ cần xác định rõ xem đây có đúng là căn bệnh rôm sảy không hay là bệnh khác, từ đó có phương pháp điều trị bệnh thích hợp và đúng cách. Ngoài ra mẹ có thể chủ động phòng tránh trước rôm sảy cho trẻ nếu áp dụng chế độ sinh hoạt và ăn uống đúng cách cho trẻ.
Cách phòng tránh rôm sảy cho trẻ
- Để tránh bị bệnh rôm sảy, hãy tránh những tình huống có thể dẫn đến chảy mồ hôi nhiều chẳng hạn như: Hoạt động thể thao quá sức hay lao động nặng dưới trời nắng nóng…
- Trong thời tiết nóng bức, hãy sử dụng quạt, điều hòa và tắm nước lạnh để làm mát cơ thể, giữ cho da luôn khô thoáng.
- Mặc quần áo nhẹ, mỏng và thoáng, chất liệu mềm, mát, nhẹ như lanh, lụa…Tránh những chất liệu nóng, gây bí, khó thấm mồ hôi như polyester, mẹ nhớ thay quần áo cho trẻ thường xuyên.
- Tắm với xà phòng được làm từ các chất tự nhiên, không gây kích ứng cho da. Sau khi tắm, hãy để cho da tự khô thay vì dùng khăn lau
- Tránh sử dụng các loại mỹ phẩm, kem bôi, thuốc mỡ có thành phần chứa dầu hay dầu khoáng vì chúng có thể gây tắc nghẽn lỗ chân lông, khiến mồ hôi không thoát ra được.
- Tăng cường những thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất trong rau quả; nhất là những thực phẩm có tác dụng thanh nhiệt, giải độc như: đỗ đen, cam, táo, rau xanh…
Đọc ngay: Những loại thảo dược giúp trị rôm sảy cho trẻ hiệu quả
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!