Mách mẹ cách xử trí đúng nhất khi trẻ bị rôm sảy!
Khi trẻ bị rôm sảy, mẹ không nên quá lo lắng, chỉ cần bình tĩnh xử lý đúng cách là được!
Nguyên nhân nào khiến cứ đến hè là trẻ bị rôm sảy?
Rôm sảy là căn bệnh da liễu mà trẻ hay mắc phải nhất vào mùa hè. Bệnh có biểu hiện là những bốt ban đỏ nhỏ, thường xuất hiện ở cổ, ngực, nếp gấp khuỷu tay, khuỷu chân,…, khiến trẻ cực kỳ ngứa ngáy khó chịu.
Hình ảnh về bệnh rôm sảy ở trẻ nhỏ
Nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ bị rôm sảy là do mùa hè trời nắng nóng, cơ thể thường tiết ra nhiều mồ hôi. Mà thân nhiệt trẻ cao hơn so với người lớn nên luongj mồ hôi tiết ra càng nhiều hơn. Tuy nhiên, do ở trẻ, cấu trúc các tuyến mồ hôi chưa hoàn chỉnh nên dễ bị tắc nghẽn, mồ hôi không thoát ra được mà lưu giữ dưới da, khi gặp phải bụi bẩn, vi khuẩn hoặc tế bào chết thì hình thành nên các nốt rôm sảy.
Thông thường, rôm sảy ở trẻ nhỏ sẽ có những dạng dưới đây:
-
Rôm sảy dạng tinh thể:
Đây được xem như dạng nhẹ nhất của bệnh rôm sảy, chỉ có các ống mồ hôi trên cùng của da bị ảnh hưởng. Biểu hiện của dạng rôm sảy này là những mụn nước, hay những bóng nước dễ vỡ. Trẻ bị rôm sảy dạng này không cảm thấy ngứa, đau ở các nốt rôm.
-
Rôm sảy đỏ:
Dạng rôm sảy này nằm sâu trong da, khiến da xuất hiện những nốt mụn đỏ và cảm giác ngứa ngáy như kiến cắn.
-
Rôm sảy mủ:
Đây được xem là dạng nặng của rôm sảy thông thường. Lúc này các nốt rôm sảy sẽ xuất hiện với đốm trắng, có nước ở đầu nhọt. Khi trẻ bị rôm sảy mủ, mẹ cần đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh để lại những biến chứng nguy hiểm!
-
Rôm sảy sâu:
Đây là dạng rôm sảy ít gặp nhất so với 3 dạng rôm sảy kể trên. Rôm sảy sâu gây ảnh hưởng đến hạ bì – lớp sâu nhất của da. Mồ hôi xâm nhập vào trong da, gây nhiễm trùng và làm da có màu đỏ như da gà.
Xem thêm thông tin hữu ích: Bệnh rôm sảy
Mẹ xử trí thế nào là đúng nhất khi trẻ bị rôm sảy?
Rôm sảy chỉ là bệnh nhẹ và lành tính nên khi trẻ bị rôm sảy, mẹ không cần quá lo lắng hay cuống lên. Để các nốt rôm đáng ghét mau biến mất khỏi người con yêu thì mẹ cần xử trí đúng cách như sau:
- Trẻ bị rôm sảy là do nóng quá, ra mồ hôi nhiều mà mồ hôi lại không thoát được ra ngoài. Vì vậy mẹ cần cho trẻ ở trong một căn phòng rộng rãi, thoáng mát, có điều hòa là tốt nhất! Mẹ chỉnh nhiệt độ điều hòa xuống mức vừa phải để giúp trẻ giảm bớt thân nhiệt.
- Mẹ thay cho trẻ những bộ quần áo được may từ chất vải cotton mềm, rộng giúp cơ thể trẻ được thoáng mát và thấm hút mồ hôi.
- Khi trẻ bị rôm sảy, mẹ có thể cho trẻ bằng các loại lá như lá trà xanh hay tắm bằng mướp đắng,… sẽ cho công dụng kháng viêm, trị rôm sảy rất tốt. Tuy nhiên trước khi tắm cần rửa thật sạch các loại lá để loại bỏ các bụi bẩn, tạp chất hoặc thuốc trừ sâu có thể có. Để đề phòng dị ứng thì mẹ có thể bôi trước 1 ít nước tắm lên cổ tay trẻ rồi để tầm 30 phút. Nếu không thấy có bất kỳ phản ứng nào thì hãy tắm cho trẻ.
- Tắm xong, bạn hãy lau khô trẻ bằng khăn tắm mềm, mịn, được sản xuất bằng chất liệu cotton càng tốt, nó sẽ có tác dụng thấm hút tốt và không chà mạnh lên da trẻ khiến da của trẻ bị tổn thương.
- Về phía các mẹ, nếu mẹ đang cho con bú thì chính bản thân mẹ cũng cần ăn uống điều độ, tránh xa các thực phẩm cay nóng, ăn nhiều hoa quả, thực phẩm có tính mát và bổ sung lượng nước cần thiết cho cơ thể mỗi ngày.
- Về phía trẻ, ngoài việc cũng chú ý đến chế độ ăn uống cho trẻ như trên thì mẹ nên nhớ không cho trẻ uống đá, rất dễ bị viêm họng. Uống nước đá chỉ giúp cảm thấy mát tức thời chứ không thể làm giảm nhiệt ngay bên trong cơ thể của trẻ được!
- Nếu trẻ bị rôm sảy kéo dài từ 7-10 ngày hoặc có các dấu hiệu sốt, các nốt rôm sảy mưng mủ, ưng hạch vùng cổ, nách, bẹn,… thì mẹ không được chần chừ mà phải đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời, tránh các biến chứng xấu nhất có thể xảy ra!
Xem thêm thông tin hữu ích: Trẻ bị rôm sảy nên ăn gì?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!