Trẻ bị rôm sảy nên ăn gì? Những lưu ý về chế độ dinh dưỡng

Làn da quá mỏng manh, nhạy cảm khiến trẻ dễ bị rôm sảy tấn công trong những ngày nóng bức, oi ả. Để khắc phục rôm sảy, bố mẹ có thể cho trẻ bôi thuốc, tắm lá hoặc bổ sung những thực phẩm có tính mát giúp trẻ giải nhiệt cơ thể. Vậy, trẻ bị rôm sảy nên ăn gì?

Những tác hại của bệnh rôm sảy

Thông thường, rôm sảy nếu ở mức nhẹ thì sẽ tự lặn sau 7-8 ngày, nhưng nếu không giải quyết kịp thời mà chuyển sang thể nặng (rôm sảy có mủ) thì có thể ảnh hưởng đến sự phát triển làn da của trẻ.

Với các vết rôm sảy có mủ,  sẽ khó điều trị, cần dùng các thuốc điều trị và khi lành sẽ để lại sẹo trên làn da của trẻ. Rôm sảy khi nhiễm trùng quá nặng có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ.

Tìm hiểu chi tiết hơn về rôm sảy ở trẻ sơ sinh

Trẻ bị rôm sảy nên ăn gì?

Rôm sảy chủ yếu do cơ thể bị nóng trong, mồ hôi nhiều vì thế việc bổ sung các thực phẩm có tính mát và chế độ ăn dinh dưỡng hàng ngày đóng vai trò rất quan trọng trong việc phòng và hỗ trợ trị rôm sảy cho bé.

Dưới đây là những thực phẩm có công dụng giải nhiệt, rất tốt cho sức khỏe, mẹ nên cho trẻ ăn để thanh lọc, làm mát cơ thể:

  • Các loại nước uống

+ Nước rau má: Rau má là loại thực phẩm có tính hàn, giúp giải nhiệt, tăng nước, trị táo bón không chỉ ở trẻ em mà còn cho cả người lớn. Vào mùa hè nóng nực, mỗi tuần mẹ làm một cốc nước ép rau má cho trẻ uống sẽ giảm thiểu tích cực tình trạng rôm sảy.

+ Nước râu ngô: Nước râu ngô cũng là thức uống vừa rẻ, lành tính và cực hiệu quả cho trẻ bị rôm sẩy, giúp giải nhiệt, trị ngứa cho cả người lớn.

+ Bột sắn dây: Bột sắn dây được lưu truyền trong dân gian là phương thuốc giải nhiệt, trị rôm rất tốt cho cả nhà. Uống bột sắn dây hàng ngày có sẽ có tác dụng thanh mát, làm dịu cơ thể cho trẻ.

Lưu ý: Vì hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt, mẹ không nên pha bột sắn dây với nước lạnh, thay vào đó, mẹ có thể pha với nước đun sôi ấm, hoặc có thể đun thành dạng bột sệt sệt cho trẻ.

>>Video: Cách pha bột sắn dây giải nhiệt cho trẻ

+ Nước lọc: Trẻ uống đủ nước sẽ bớt rôm sảy, trao đổi chất tốt hơn, từ đó hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn và nhanh lớn hơn. Vì vậy cần cho trẻ uống đủ nước với khoảng 100ml/ 1kg cân nặng hàng ngày.

  • Các loại trái cây

+ Quả cam: Trong cam có tới 90% thành phần chính là nước và rất giàu vitamin C. Mẹ có thể cho con ăn cam hoặc uống nước cam vừa giải khát, chống mất nước rất tốt, hạ nhiệt cơ thể, tăng sức đề kháng và trị rôm sảy.

+ Dâu tây:  Đây là loại quả giàu chất chống oxy hóa và thành phần chính có tới 92% là nước. Với dâu tây, mẹ có thể cho trẻ dùng bằng nhiều cách: ăn trực tiếp, pha sinh tố dâu tây hoặc trộn dâu tây với sữa chua,…

+ Dưa leo: Có tới 96% thành phần chính là nước, nhờ đó, sau khi con hoạt động ngoài trời, mẹ có thể cho con ăn loại quả thanh nhiệt này vào những ngày nắng nóng, giúp hạ nhiệt và chống mất nước rất tốt. Hoặc mẹ cũng có thể chế biến dưa leo thành món salad trộn, ép lấy nước cho trẻ uống hoặc làm món sữa chua trộn dưa leo giúp bé ăn ngon miệng hơn.

  • Các loại rau củ

+ Đậu xanh: Là loại ngũ cốc có công năng thanh nhiệt, giải độc tốt, lại có vị ngọt nên rất hợp với khẩu vị của trẻ nhỏ. Mẹ có thể dùng chế biến thành các món: nấu cháo, nấu chè hoặc ủ thành giá đỗ… cho bé ăn hàng ngày.

+ Rau dền: Đây là loại rau không chỉ giúp thanh nhiệt, triệt rôm sẩy mà còn đặc biệt có lợi cho đại tràng. Ngoài ra, rau dền còn chứa nhiều dưỡng chất có lợi khác như sắt, canxi, vitamin C và nhiều Lysine rất tốt cho sự phát triển thể chất và trí não của trẻ.

+ Khoai lang: có vị ngọt, thơm, không độc, tính mát. Khoai lang giúp giải nhiệt, nhuận tràng, có khả năng sát khuẩn… Vào mùa hè, mỗi ngày mẹ cho trẻ ăn thêm khoai lang sẽ rất có lợi cho tiêu hóa và phòng chống rôm sẩy tốt.

Trẻ bị rôm sảy không nên ăn gì?

Khi trẻ bị rôm sảy, mẹ nên nhớ cho con ăn hạn chế những thực phẩm sau đây:

  • Các thức ăn cay như: ớt, tỏi, tiêu,…
  • Hoa quả có tính nóng như: mít, dứa, xoài, nhãn, vải,…
  • Các thực phẩm lạnh hoặc để quá lâu trong tủ lạnh.
  • Không nên cho nhiều đường vào đồ ăn, nước uống của trẻ.

Lưu ý về chế độ dinh dưỡng hàng ngày giúp phòng tránh rôm sảy

Theo các chuyên gia y tế, những trẻ bị suy dinh dưỡng, thiếu dinh dưỡng sẽ dễ bị rôm sảy, mụn nhọt, nhiễm khuẩn hơn. Nên ngoài những thực phẩm thanh mát, giải nhiệt kể trên; để tăng cường sức đề kháng, phòng tránh rôm sảy tốt, mẹ nên bổ sung thêm nhiều chất đạm, sắt mỗi bữa cho trẻ.

Những chất này có nhiều trong cá, thịt gà, thịt bò, tôm, cua, trứng, và nên có mặt trong 1-2 bữa ăn hàng ngày.

>> Video: Ăn gì để phòng tránh rôm sảy

Hy vọng những thông tin trong bài viết “Trẻ bị rôm sảy nên ăn gì” này giúp ích cho các bạn!

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo