Chăm sóc trẻ bị rôm sảy như thế nào? Và những điều mẹ cần tránh

Do có ống mồ hôi phát triển chưa hoàn thiện nên trẻ nhỏ thường bị bệnh rôm sảy, nhất là vào mùa nóng nực. Việc chăm sóc trẻ bình thường đã khó, chăm sóc trẻ bị rôm sảy còn khó khăn hơn nữa. Có rất nhiều thứ mà các bậc phụ huynh cần quan tâm.

Những yếu tố làm phát sinh rôm sảy ở trẻ

Trước hết, cha mẹ cần quan tâm tới những yếu tố làm tăng cao khả năng bị bệnh rôm sảy của trẻ để đề phòng như:

  • Thời tiết nóng, độ ẩm cao khiến tuyến mồ hôi làm việc quá sức
  • Trẻ hiếu động, thường xuyên đùa nghịch làm gia tăng việc bài tiết mồ hôi
  • Trẻ phải nằm lồng ấp, hay mặc quần áo dày, kín.
  • Trẻ được thoa quá nhiều kem, gây kích ứng da hay bít lỗ chân lông.

Xem thêm chi tiết: Bệnh rôm sảy ở trẻ em

Cách chăm sóc trẻ bị rôm sảy tại nhà

Vệ sinh – tắm rửa

Nếu trẻ bị rôm sảy, có thể đắp khăn mát ở vùng da bị tổn thương. Hãy tắm cho trẻ bằng nước mát, tránh tắm quá lâu dẫn đến cảm lạnh.

Làn da bình thường của trẻ vốn đã nhạy cảm, khi bị rôm sảy càng cần chú ý hơn. Loại sữa tắm thích hợp với trẻ nên có độ pH từ 4.5 đến 6.5.

Sau khi tắm xong, dùng khăn bông thấm nhẹ nước trên người bé; không chà mạnh nhất là trên các vùng da bị rôm sảy.

Nên cắt móng tay, móng chân cho trẻ thường xuyên. Nếu trẻ có thói quen cào chân, tay thì cần mang tất chân, tất tay để tránh việc trẻ cào cấu gây nghiêm trọng hơn vùng da vị rôm sảy.

Nếu trẻ bị rôm xảy ở đầu, nên cắt tóc ngắn cho trẻ, chải vuốt về phía sau, không để mái và cao trọc nếu là trẻ nhỏ.

Quần áo

Nên cho bé mặc những loại quần áo bằng chất liệu thấm hút mồ hôi, thoáng như cotton và tránh các chất liệu tổng hợp hay len, những loại vải bí và dễ kích ứng lên da.

Quần áo cho trẻ cũng nên chọn loại sáng màu, tránh những màu tối vì theo nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, những màu sắc tối sẽ hấp thụ nhiệt lượng nhiều hơn những màu sáng.

Giặt giũ, vệ sinh quần áo, chăn gối, thú bông của trẻ thường xuyên. Với trẻ em, cần chú ý các loại bột giặt, nước giặt hay nước xả để trẻ không dị ứng với các thành phần hóa học trong những thứ này.

Chế độ sinh hoạt

Nên đưa trẻ đi sưởi nắng nhưng chỉ vào buổi sáng sớm, khi ánh nắng chưa có nhiều tia cực tím. Không cho trẻ ra ngoài từ 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều.Nếu có đi ra ngoài, hãy đội nón rộng vành cho trẻ.

Chỗ ở của trẻ phải thông thoáng, có ánh sáng, tốt nhất là có điều hòa duy trì nhiệt độ ở mức 27 – 28 độ; nếu nhiệt thấp hơn sẽ gây viêm đường hô hấp của trẻ.

Ăn uống

Trẻ bị rôm sảy nên uống nhiều nước, tránh những đồ uống quá ngọt hoặc có cồn. Nên tăng cường các chất vitamin, khoáng chất có trong rau củ quả vào bữa ăn hằng ngày của trẻ.

Tắm nước lá

Dân gian từ xưa đã lưu truyền một số bài thuốc hay điều trị bệnh rôm xảy. Những bài thuốc nam này đều rất đơn giản, dễ kiếm và an toàn với các thành phần tự nhiên.
Trẻ bị rôm sảy, cha mẹ có thể cho tắm nước đun với mướp đắng, trà xanh, cây sài đất hay lá kinh giới. Mẹ có thể cho thêm một chút muối vào nước tắm để diệt khuẩn.

Một số thực phẩm rất tốt cho trẻ bị rôm sảy

+ Nước uống

  • Nước rau má: Rau má là loại thực phẩm có tính hàn, giúp giải nhiệt, tăng nước, chữa táo bón không chỉ ở trẻ em mà còn cho cả người lớn. Vào mùa hè nóng nực, mỗi tuần mẹ làm một cốc nước ép rau má cho bé uống sẽ giúp giảm thiểu tích cực tình trạng rôm sẩy của bé.
  • Nước râu ngô: Nước râu ngô cũng là thức uống vừa rẻ, lành tính và cực hiệu quả cho bé bị rôm sẩy, giúp giải nhiệt, chữa ngứa cho cả người lớn.
  • Bột sắn dây: Bột sắn dây là phương thuốc giải nhiệt, trị rôm rất tốt. Tuy nhiên, mẹ chú ý rằng, với hệ tiêu hóa non nớt của bé, không nên pha bột sắn dây với nước lạnh, mà nên pha với nước đun sôi ấm, hoặc có thể đun thành dạng bột sệt sệt nhé.

+ Hoa quả

  • Cam: Cam có tới 90% thành phần chính là nước và rất giàu vitamin C. Mẹ có thể cho con ăn cam hoặc uống nước cam vừa giải khát, chống mất nước rất tốt, hạ nhiệt cơ thể, tăng sức đề kháng và trị rôm sẩy.
  • Dâu tây: Là loại quả giàu chất chống oxy hóa và thành phần chính có tới 92% là nước, mẹ có thể cho bé ăn trực tiếp hoặc say sinh tố,…
  • Dưa leo: Có tới 96% thành phần chính là nước, nhờ đó, sau khi con hoạt động ngoài trời, mẹ có thể cho con ăn loại quả thanh nhiệt này vào những ngày nắng nóng, giúp hạ nhiệt và chống mất nước rất tốt.

+ Rau củ 

  • Đậu xanh: là loại ngũ cốc có công năng thanh nhiệt, giải độc tốt, lại có vị ngọt nên rất hợp với khẩu vị của trẻ nhỏ. Mẹ nên dùng đậu xanh để chế biến thành các món: nấu cháo, nấu chè hoặc ủ thành giá đỗ… cho bé ăn hàng ngày.
  • Rau Dền: Đây là loại rau không chỉ giúp thanh nhiệt, triệt rôm sẩy mà còn đặc biệt có lợi cho đại tràng. Ngoài ra, rau dền còn chứa nhiều dưỡng chất có lợi khác như sắt, canxi, vitamin C và nhiều Lysine rất tốt cho sự phát triển thể chất và trí não của bé.
  • Khoai lang: có vị ngọt, thơm, không độc, tính mát. Khoai lang giúp giải nhiệt, nhuận tràng, có khả năng sát khuẩn… Vào mùa hè, mỗi ngày mẹ cho bé ăn thêm khoai lang sẽ rất có lợi cho tiêu hóa và phòng chống rôm sẩy tốt.

Nên trị rôm sảy cho trẻ như thế nào?

  • Trị rôm sảy bằng phấn rôm

Phấn rôm có tác dụng làm mát da và dịu cơn ngứa, làm cho da bé khô thoáng. Tuy nhiên cần phải lựa chọn loại phấn rôm nhẹ dịu và không gây kích ứng da cho bé.

  • Trị rôm sảy bằng thuốc bôi 

Với những trẻ bị viêm da, rôm sảy lâu nên bôi kem có corticoid giúp kháng viêm kháng khuẩn.

Sử dụng cồn có chứa iod hữu cơ như batadin nếu xuất hiện các nốt mụn to, mụn mủ.

Lưu ý: Không dùng các loại thuốc mỡ để bôi lên da vì sẽ khiến da bé bị bít, khó thoát mồ hôi, gây kích ứng cho da bé.

Xem thêm chi tiết các loại thuốc trị rôm sảy cho trẻ sơ sinh

  • Trị rôm sảy bằng các bài thuốc dân gian

Ngoài dùng phấn rôm và bôi thuốc, mẹ có thể trị rôm sảy cho bé bằng những bài phương pháp dân gian như tắm nước kinh giới, nước mướp đắng, nước khế,… Những cách này không những đơn giản, hiệu quả mà còn không gây hại tới làn da non nớt của bé.

Xem thêm chi tiết Lá tắm trị rôm sảy cho bé

Những điều mẹ cần tránh khi trẻ bị rôm sảy

  • Massage cho trẻ để kích thích xúc giác là rất tốt. Tuy nhiên mùa hè nên tránh massage cho trẻ với dầu dừa, dầu oliu vì các tinh dầu này có thể làm bít lỗ chân lông; khiến tình trạng bệnh rôm sảy càng nặng hơn.
  • Không vắt nước chanh vào nước tắm hay vắt trực tiếp vào vùng da bị rôm sảy khiến da bé bị kích ứng vì độ acid trong chanh rất cao.
  • Nếu nấu các loại nước tắm bằng lá thảo dược, cha mẹ không nên nấu quá đặc vì lượng tinh bột có thể đọng trên da, gây bít lỗ chân lông của bé.
  • Không nên tắm nước lá khi da bé bị trầy xước, mưng mủ…Lúc này việc tắm nước lá dù đã đun xôi cũng có thể tăng nguy cơ vi trùng xâm nhập, làm tình trạng nhiễm trùng tăng lên.

Có những trẻ bị rôm sảy gần vùng cổ, đầu…nếu cha mẹ vẫn cho tắm nước lá mà không điều trị kịp thời có thể dẫn đến viêm tắc tĩnh mạch não và để lại di chứng suốt đời.

  • Không tắm sữa tắm người lớn cho bé. Sữa tắm người lớn có độ kiềm cao, dễ làm da bé khô, càng làm tình trạng bệnh rôm sảy, nhiễm trùng trở nên trầm trọng hơn.
  • Không tự ý mua thuốc và bôi cho bé khi chưa tham khảo ý kiến bác sĩ.
  • Khi bị rôm sảy, do ngứa ngáy khó chịu nên trẻ rất hay quấy khóc, nên để trẻ tránh những chỗ đông người và ở trong môi trường mát mẻ, thông thoáng.
  • Người mẹ cũng cần ăn uống điều độ, tránh những đồ ăn cay nóng; ăn nhiều đồ mát và uống nhiều nước nếu đang cho con bú.
  • Để chống mệt mỏi và giải nhiệt cho bé khi bị rôm sảy, các mẹ nên cho trẻ ăn nhiều đồ mát như: sắn dây, đậu xanh, đậu đỏ, cam quýt, uống nước rau má, ăn ít đường.
  • Không nên mặc nhiều quần áo cho trẻ trong mùa nóng

Khi nào cần đưa ngay trẻ bị rôm sảy đến gặp bác sĩ?

Chăm sóc tốt tại nhà thì rôm sảy thường tự hết trong 7-10 ngày.

Nên đi khám bác sỹ nếu rôm sảy có một trong các yếu tố sau:

  • Kéo dài trên 7- 10 ngày hay lan rộng nhiều.
  • Tái đi tái lại nhiều lần.
  • Bé khó chịu như ngứa, bứt rứt, quấy hay có biến chứng nhiễm trùng da, sốt.

Hy vọng những thông tin trên giúp ích cho các bạn!

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo