Trẻ bị rôm sảy nên dùng thuốc gì? Những lưu ý khi bôi thuốc

Trẻ bị rôm sảy cần uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây như cam, quýt,…và các món đồ mát bổ dưỡng như đậu xanh, đậu đỏ, sắn dây…Bên cạnh đó, việc sử dụng các loại thuốc để điều trị rôm sảy luôn được các bà mẹ quan tâm. Nên và không nên dùng loại thuốc nào, có tác dụng phụ nào không?

Rôm sảy thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ trong thời tiết nóng bức. Những nốt mẩn đỏ, bên trong có thể chứa nước và mọc thành từng đám tập trung ở những vùng da có nhiều mồ hôi như: cổ, vai, ngực, trán…

Xem chi tiết hơn về nguyên nhân gây bệnh rôm sảy

Các loại thuốc bôi phổ biến

Calamine

Thông thường, khi trẻ bị rôm sảy, các bác sĩ sẽ khuyên dùng các loại thuốc bôi có thành phần calamine. Calamine được dùng để giảm ngứa, đau hay cảm giác khó chịu khi da bị kích ứng. Thuốc cũng làm khô vết rỉ và chảy nước của những mụn mủ.

Calamine chỉ được sử dụng ngoài da, không được nuốt hay làm dính vào niêm mạc bên trong như miệng, mũi, bộ phận sinh dục hay hậu môn. Khi sử dụng calamine dạng sữa dưỡng da cần lưu ý:

  • Lắc kỹ trước khi dùng
  • Thấm ướt bông gạc với dung dịch calamine
  • Sử dụng bông gạc chấm nhẹ dung dịch calamine vào vùng da bị rôm sảy
  • Để thuốc khô tự nhiên

Thuốc bôi hay calamine dạng dung dịch đều cần được bảo quản ở nhiệt độ phòng, không để ở phòng tắm hay ngăn đá. Không để gần tầm tay trẻ em hay vật nuôi. Khi sử dụng calamine cho trẻ bị rôm sảy, nên đọc kĩ hướng dẫn và tham khảo ý kiến bác sĩ về liều dùng.

Kem dưỡng chứa Lanolin

Lanolin là thuốc mỡ có thành phần tự nhiên từ mỡ cừu. Loại chất này được sản sinh từ tuyến bã nhờn của cừu, có cấu tạo liqid gần như chất bã nhờn của người. Với tính chất thông thoáng, lanolin có tác dụng tạo một lớp màng bảo vệ, không cho da của trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng bên ngoài.

Chất Lanolin đồng thời ngăn việc tiết mồ hôi quá nhiều, khiến bệnh rôm sảy nặng hơn vì vậy chỉ nên bôi một lớp mỏng, không nên bôi quá dày gây bít lỗ chân lông.

Cha mẹ có thể chọn thuốc tổng hợp bao gồm cả Lanolin và Dexpathenol (tiền vitamin B5) nhằm thúc đẩy quá trình tái tạo ở vùng da bị tổn thương nhanh chóng. Thuốc mỡ tác động kép Lanolin và Dexpathenol thích hợp với mọi lứa tuổi, phù hợp với nhiều loại da và không gây kích ứng.

Thuốc bôi chứa Steroid

Steroid được dùng trong y học cho nhiều mục đích trị liệu khác nhau và có nhiều dạng bào chế nhưng thuốc bôi steroid là phổ biến nhất.

Corticosteroid là một dạng của steroid với đặc tính kháng viêm được dùng để chữa những rối loạn, kích ứng ở da như chàm, vẩy nến, rôm sảy…Kem thoa có chứa Steroid có tác dụng hiệu quả và điều trị nhanh hơn thuốc uống với bệnh rôm sảy vì kem được bôi trực tiếp lên vùng da tổn thương.

Thông thường khi kê đơn, các bác sĩ sẽ cho người bệnh dùng kem bôi có Steroid nồng độ thấp để thử phản ứng. Nếu sau đó bệnh rôm sảy không có nhiều dấu hiệu tích cực thì sẽ tăng dần nồng độ thuốc.

Kem chứa Steroid không nên sử dụng quá một tuần bởi nếu sử dụng Steroid một cách bừa bãi có thể dẫn đến làm mỏng da, rạn da, da đổi màu,…Trẻ nhỏ có làn da vô cùng mỏng manh, vì thế Steroid không phải là lựa chọn hàng đầu để điều trị bệnh rôm sảy.

Vì sao các loại thuốc bôi có tác dụng

Các loại thuốc bôi như ở trên mặc dù có nhiều công thức khác nhau nhưng đều chung những tính năng trong điều trị bệnh rôm sảy đó là: làm mát da, giảm viêm, giảm ngứa, chống nhiễm khuẩn và tái tạo tế bào mới.

Mặc dù vậy, mỗi khi sử dụng loại thuốc nào cũng cần hỏi ý kiến bác sĩ và chọn thuốc thích hợp với mức độ bệnh của trẻ. Thuốc mỡ chứa lanolin có thể gây bít lỗ chân lông, thuốc chứa Steroid có những phản ứng phụ, chỉ dùng khi bị rôm sảy nặng.

Nếu tùy tiện sử dụng thuốc, rất có thể sẽ khiến bệnh rôm sảy ở trẻ không thuyên giảm mà còn lan sang những vùng khác hoặc bị nhiễm trùng.

Chi tiết: Cách điều trị rôm sảy

Một số khi lưu ý bôi thuốc rôm sảy cho trẻ

  • Sau khi bôi thuốc, để trẻ ở trong môi trường thoáng mát, có điều hòa hoặc máy làm ẩm không khí để thuốc nhanh thẩm thấu vào trong da.
  • Không tự ý bôi thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
  • Nên dừng bôi thuốc nếu sau 1-2 tuần mà bệnh rôm sảy ở trẻ không có dấu hiệu thuyên giảm.

Đối với những vùng nhạy cảm như da mặt, nếu trẻ bị rôm sảy ở vùng mặt, khi bôi thuốc mẹ cần lưu ý những điều sau:

  • Không để thuốc dính vào niêm mạc mắt, mũi của trẻ.
  • Không dùng tay trực tiếp bôi lên vì trên da tay có thể chứa vi khuẩn, tiếp xúc với vùng da bị rôm sảy và khiến trẻ bị nhiễm trùng. Nên dùng tăm bông lấy thuốc và nhẹ nhàng chấm lên vùng da bị rôm sảy trên mặt.
  • Vệ sinh vùng da mặt của trẻ bằng nước muối sinh lý hoặc nước ấm pha chanh loãng. Không dùng chanh khi những vết rôm sảy bị hở.
  • Không tự ý sử dụng thuốc bôi lên mặt của trẻ khi chưa tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa.

Những biện pháp phòng tránh bệnh rôm sảy cho trẻ

  • Tắm cho trẻ bằng sữa tắm riêng, lau khô da bằng khăn bông mềm mại
  • Cho trẻ ở nơi thoáng mát, sạch sẽ, tránh nơi đông người. Nên có máy điều hòa và máy làm ẩm không khí tại nơi trẻ ở.
  • Hạn chế cho trẻ ra nắng từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều. Nếu có ra ngoài phải có mũ che chắn vì trong ánh nắng có tia UV rất nguy hiểm với làn da nhạy cảm, mỏng manh của trẻ. Tia UV mạnh có thể gây ung thư da.
  • Chọn quần áo cho bé bằng chất liệu thoáng mát, rộng rãi, tốt nhất là cotton. Tránh các loại sợi tổng hợp gây bí, khó thấm hút mồ hôi
  • Cho bé uống nhiều nước, ăn trái cây, rau củ nhiều vitamin để bù lượng nước đã mất trong quá trình thải nhiệt và tăng cường sức đề kháng.
  • Nếu có tắm các loại lá thảo dược cho bé, nên ngâm nước muối qua trước khi đun sôi. Không nên nấu nước lá tắm cho trẻ quá đặc vì lượng tinh bột trong lá có thể tồn đọng trên da, bít tắc lỗ chân lông và khiến bệnh rôm sảy nặng hơn.

Chi tiết: Bệnh rôm sảy ở trẻ sơ sinh

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo