Những lưu ý sống còn khi tắm lá trị rôm sảy cho trẻ mẹ cần nhớ kỹ!
Tắm lá trị rôm sảy là một trong những phương pháp dân gian rất hữu hiệu được cha ông ta truyền lại từ bao đời nay. Phương pháp này tuy đơn giản, ít tốn kém nhưng lại đem đến công dụng trị rôm sảy tuyệt vời. Tuy nhiên khi thực hiện, bố mẹ cần lưu ý kỹ một số điều nếu không muốn trẻ gặp phải những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe.
>>> Có nên trị rôm sảy bằng phấn rôm cho trẻ?
>>> Có thể mẹ chưa biết: Những nguyên nhân không ngờ khiến trẻ bị rôm sảy!
Những loại lá nào có thể dùng để tắm trị rôm sảy
Mẹ có thể tắm cho trẻ bằng những loại lá nào?
Để trị rôm sảy cho trẻ, mẹ có thể dùng một số loại lá rất quen thuộc với cuộc sống hàng ngày của người Việt như: lá kinh giới, lá tía tô, lá mảnh bát, lá khế, lá dâu tằm,… Đặc điểm chung của các loại lá này là đều có tính mát, giúp thanh nhiệt, giải độc tốt, và có khả năng chống, tiêu viêm.
Xem thêm: Trẻ bị rôm sảy tắm gì?
Cần lưu ý những gì khi thực hiện phương pháp tắm lá trị rôm sảy cho trẻ
Nếu không muốn trẻ gặp phải bất kỳ vấn đề nguy hiểm gì về sức khỏe khi áp dụng phương pháp tắm lá trị rôm sảy, bố mẹ cần ghi nhớ và thực hiện kỹ những điều sau đây:
-
Rửa lá thật sạch
Để đảm bảo an toàn khi sử dụng phương pháp tắm lá trị rôm sảy cho trẻ, các bậc phụ huynh cần lưu ý rửa thật sạch các loại lá tắm. Đem lá ngâm nước muối hoặc thuốc tím để loại bỏ hết những vi khuẩn gây hại và các loại lông tơ có thể gây kích ứng da cho trẻ. Sau khi rửa lá thật sạch mới được đem đi nghiền, lọc hoặc nấu nước tắm. Tốt nhất mẹ nên tự trồng hoặc mua ở những nguồn đảm bảo chất lượng.
-
Kiểm tra xem trẻ có bị dị ứng
Trước khi áp dụng phương pháp tắm lá trị rôm sảy cho trẻ, mẹ cần xác định da trẻ thuộc loại gì, có nên tắm lá không, có bị dị ứng với loại lá mẹ định chọn để tắm không để lựa chọn được loại lá tắm cho phù hợp. Tốt nhất, trước khi tắm lá, mẹ nên bôi một ít nước lá ra cổ tay trẻ rồi để khoảng 30 phút xem có phản ứng gì không, nếu không thì mẹ mới nên tắm cho trẻ.
Trước khi tắm lá, mẹ nên kiểm tra xem trẻ có bị dị ứng không
Ngoài ra, bố mẹ không nên vắt chanh vào nước tắm lá của trẻ bởi trong chanh có chứa nhiều acid citric, nếu dùng chanh chà trực tiếp lên da trẻ hoặc pha vào nước tắm có thể khiến da trẻ bị xót, bị kích ứng và tổn thương. Khi nấu nước lá tắm cho trẻ, bố mẹ cũng không nên nấu quá đặc vì lượng tinh bột của lá có thể đọng lại trên da, gây nhiễm khuẩn, viêm da, dị ứng cho trẻ.
-
Tắm lại cho trẻ sau khi tắm lá
Mặc dù các loại lá có thể giúp làm mát, làm dịu da của trẻ hoặc cung cấp kháng sinh tự nhiên giúp trị rôm sảy nhưng chúng lại không thể hòa tan được những chất nhờn trên da. Do đó, trước khi tắm lá, mẹ cần tắm sạch cho bé bằng sữa tắm, sau đó mới tắm qua nước lá. Sau khi tắm nước lá xong, các mẹ cũng cần tắm sơ qua cho trẻ bằng nước ấm để rửa trôi lượng bột của lá có thể đọng trên da, gây nhiễm khuẩn.
-
Không tắm lá khi da bị trầy xước, mưng mủ
Mẹ tuyệt đối không sử dụng phương pháp tắm lá trị rôm sảy cho trẻ trong trường hợp da trẻ bị trầy xước, viêm mủ hoặc bé có những viêm nhiễm ở vùng gần hệ thần kinh, mạch máu. Bởi khi bị tổn thương, da bé có thể đã bị mất lớp màng bảo vệ.
Mẹ tuyệt đối không cho trẻ tắm lá khi da đang bị trầy xước, mưng mủ
Việc tắm nước lá dù đã qua đun nấu cũng có thể tăng nguy cơ vi khuẩn xâm nhập, làm tình trạng nhiễm trùng tăng lên, đôi khi gây những biến chứng không ngờ. Còn trong trường hợp trẻ bị viêm nhiễm ở vùng gần hệ thần kinh, mạch máu như mặt, cổ, đầu, nếu mẹ vẫn cho tắm nước lá mà không được điều trị kịp thời có thể gây viêm tắc tĩnh mạch não và để lại di chứng suốt đời.
-
Dừng ngay việc tắm lá nếu không thấy có hiệu quả
Nếu mẹ đã áp dụng các biện pháp tắm lá trị rôm sảy cho trẻ mà sau 2-3 lần tắm vẫn không thấy tình trang rôm sảy được cải thiện chút nào hoặc xuất hiện thêm mụn nhọt to hơn, sưng tấy,… thì cần dừng ngay việc tắm lá và đưa ngay trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.
Mẹ nên dừng việc tắm lá cho trẻ nếu không thấy hiệu quả
Ngoài ra, nếu đang tắm lá cho trẻ thì mẹ cần nhớ không nên tùy tiện dùng bất cứ kem hay loại thuốc bôi nào sử dụng lên da của trẻ. Nếu sử dụng, hãy chắc chắn rằng đã được sự chỉ định từ các bác sĩ chuyên khoa.
Trên đây là một số lưu ý sống còn mẹ cần tuyệt đối tuân thủ khi áp dụng phương pháp tắm lá trị rôm sảy cho trẻ. Để đảm bảo an toàn tuyệt đối, mẹ nên nhớ nếu có bất kỳ dấu hiệu lạ nào xuất hiện trên da trẻ sau khi tắm lá thì mẹ cần dừng ngay việc tắm lại và đưa trẻ đi khám ngay nhé. Qua bài viết này, chúng tôi hy vọng rằng mẹ đã có thêm những kiến thức bổ ích và cần thiết trong việc phòng và điều trị rôm sảy cho trẻ.
Mẹ có thể xem thêm: Cách trị rôm sảy cho trẻ
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!