Trị rôm sảy bằng lá tía tô cho trẻ: Cách làm hiệu quả, an toàn các mẹ nên biết
Trị rôm sảy bằng lá tía tô là phương pháp dân gian được lưu truyền từ bao đời nay và đến tận bây giờ vẫn được các mẹ ưa chuộng, áp dụng cho trẻ. Tuy nhiên, dùng lá tía tô trị rôm sảy như thế nào đúng cách và cho hiệu quả cao thì không phải mẹ nào cũng biết.
>> Trẻ bị rôm sảy nên tắm gì và những lưu ý khi tắm cho trẻ
>> Bé bị rôm sảy nên ăn gì? Những lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bé?
>> Những lưu ý khi tắm lá cho trẻ các mẹ cần nhớ
Lá tía tô có tác dụng gì?
Lá tía tô thường được coi là một thứ rau thơm trong nhiều món ăn quen thuộc của người Việt như: bún, cháo,… Tuy nhiên, ngoài tác dụng làm gia vị, lá tía tô còn là một dược liệu rất quý trong việc điều trị một số loại bệnh như sốt, ho, rôm sảy.
Lá tía tô không những giải cảm mà còn có công dụng trị rôm sảy hiệu quả
Theo Đông y, hương vị của tía tô được đánh giá là sự pha trộn giữa hồi hương, cam thảo, quế và bạc hà sát khuẩn. Chính vì vậy, tía tô được xếp vào loại giải biểu, thuộc nhóm phát tán phong hàn, trị bệnh bằng cách cho ra mồ hôi, giải cảm, giải sốt, khi cộng với hành sẽ có tác dụng giải cảm cho người bị cảm.
Không những vậy, lá tía tô cũng là một loại lá giải nhiệt, làm mát rất tốt, có tác dụng trị rôm sảy ở trẻ hiệu quả, lại còn an toàn và không gây kích ứng da.
Trị rôm sảy bằng lá tía tô thế nào cho đúng cách?
Trị rôm sảy bằng lá tía tô là cách vừa đơn giản, an toàn lại không mất nhiều thời gian, mẹ có thể dễ dàng thực hiện. Có nhiều cách sử dụng lá tía tô để chữa rôm sảy, trong đó cách phổ biến nhất là đun nước tắm cho trẻ hoặc cho trẻ ăn. Vậy tắm như nào, ăn như nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu sau đây:
Hướng dẫn cách tắm bằng lá tía tô
Tắm bằng lá tía tô đúng cách sẽ giúp bé đánh bay rôm sảy
- Bước 1: Đem lá tía tô nhặt lấy lá tươi. Sau đó đem ngân lá tía tô khoảng 10 phút với muối để loại bỏ thuốc trừ sâu. Vớt lá tía tô để ráo, cho vào máy xay cùng 100ml nước, sau đó lọc lấy nước trong.
- Bước 2: Pha 1 thau nước ấm, cho nước tía tô vào. Các mẹ nhớ thử lại độ ấm trước khi cho trẻ vào tắm để tránh làm con bị bỏng. Da trẻ nhạy cảm và yếu hơn da người lớn rất nhiều nên cần đặc biệt cẩn thận khi tắm cho con.
- Bước 3: Tắm cho trẻ trong khoảng 3-5 phút, sau đó tắm lại 1 lượt bằng sữa tắm và lau khô mình mẩy cho con, mặc vào cho bé quần áo rộng rãi, thoáng mát.
Ngoài ra mẹ còn có thể tắm cho trẻ với lá tía tô theo cách sau:
– Lấy lá tía tô rửa sạch, cho vào cối giã nát để lấy nước cốt chấm lên toàn bộ vùng lưng bị rôm sảy vài lần mỗi ngày.
– Để nước lá tía tô trong khoảng 10-15 phút cho bề mặt khô rồi đi tắm hoặc lau lại bằng nước ấm cho con là ổn
Mẹ nhớ nên tắm cho trẻ liên tục với tía tô 2-3 lần mỗi ngày và điều trị trong 1 tuần. Sau khi lá tía tô trên da con khô đi thì bạn cho con tắm hoặc lau sạch bằng nước ấm để da bé luôn thoáng mát, sạch sẽ.
Ngoài lá tía tô, còn một số loại lá khác khi tắm cũng cho hiệu quả trị rôm sảy cao như lá khế, lá mảnh bát, lá nha đam,…
Ăn lá tía tô trị rôm sảy
Mẹ có thể cho bé ăn canh hoặc cháo tía tô, vừa ngon vừa giúp trị rôm sảy
Ngoài cách tắm, để trị rôm sảy bằng lá tía tô cho trẻ, mẹ có thể giã lá tía tô rồi đem nấu sôi với 1 ít nước. Chắt lấy nước pha với chút đường cho con uống hoặc dùng nấu canh hoặc nấu cháo cho con ăn vừa ngăn cảm cúm lại có tác dụng trị rôm sảy cho con.
Ngoài lá tía tô, mẹ có thể cho trẻ ăn một số thực phẩm khác như dưa chuột, bột sắn,… có thể giúp bổ sung vitamin, làm mát cơ thể, giúp điều trị rôm sảy tích cực.
Lưu ý: Hiệu quả của cách trị rôm sảy bằng lá tía tô còn tùy thuộc vào cơ địa của trẻ.
Những lưu ý khi tắm lá tía tô cho trẻ
-
Chọn lá tía tô
Khi mua, các mẹ chú ý chọn những lá còn tươi, không nên mua các bó rau đã bị héo hay già. Sau khi nhặt xong mẹ nhớ ngâm với muối để loại trừ thuốc trừ sâu có thể có trên lá.
-
Khi nấu nước lá
Các mẹ nhớ không nấu nước lá quá đặc, không phải cứ càng nhiều lá tía tô thì công dụng càng tốt. Chỉ pha một lượng lá vừa đủ! Dùng nhiều lá sẽ làm tinh bột trên lá đọng lại trên da, dễ gây viêm da, nhiễm khuẩn da cho trẻ.
-
Lưu ý khi tắm
Để đảm bảo an toàn cho trẻ, khi tắm bằng lá tía tô mẹ cần lưu ý một số điều
+ Trước khi tắm bằng lá tía tô, mẹ cần xác định xem con có thuộc loại da nhạy cảm hay không. Để tránh trường hợp da bé dị ứng với lá tía tô, mẹ có thể thử bằng cách đun trước một cốc nước lá nhỏ rồi bôi lên 1 vùng nhỏ trên tay của bé để theo dõi xem da bé có phản ứng lạ không. Nếu không, mẹ mới bắt đầu tắm cho trẻ. Ngoài ra cũng không nên vắt thêm chanh vào nước tắm.
+ Lá tía tô không làm sạch được chất nhờn trên da, vì vậy sau khi tắm lá vẫn nên tắm lại bằng sữa tắm, loại dùng riêng cho trẻ sơ sinh.
+ Không tắm lá tía tô cho trẻ khi trẻ đang bị các bệnh ngoài da như ghẻ lở, viêm da, trầy xước da,… để tránh làm nhiễm trùng da trẻ.
Trị rôm sảy bằng lá tía tô vừa đơn giản lại an toàn cho trẻ nhỏ. Hy vọng với những thông tin hữu ích trên, mẹ có thể áp dụng thành công cho trẻ, giúp trẻ đánh bay những cơn ngứa ngáy, khó chịu!
Tìm hiểu ngay: Cách trị rôm sảy cho bé nhanh chóng, hiệu quả ngay mẹ không cần lo lắng
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!