Phòng ngừa và điều trị bệnh rôm sảy cho bà bầu hiệu quả

Không chỉ xảy ra ở trẻ nhỏ, bệnh rôm sảy cũng xảy ở những bà bầu, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý của họ. Mặc dù không đau đớn nhưng rôm sảy gây ra cảm giác ngứa ngáy vô cùng khó chịu. Nếu rôm sảy để bệnh nặng có thể dẫn đến nhiễm trùng. Do đó, việc điều trị trị bệnh rôm sảy ở bà bầu vô cùng quan trọng.

Rôm sảy ở bà bầu có đặc điểm là một số vùng da trên cơ thể bị mẩn đỏ, nổi mụn li ti, bên trong mụn thường có nước; gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu như kiến cắn. Bệnh rôm sảy thường xảy ra nhiều hơn vào mùa hè, khi thời tiết nóng bức.

Nguyên nhân khiến bà bầu bị rôm sảy

Khi mang bầu, thân nhiệt của các bà mẹ đều tăng lên cao hơn so với bình thường. Bên cạnh đó, làn da ẩm ướt do hoạt động hay nếp gấp giữa hai vùng da nhưng lại không được giải phóng, tuyến mồ hôi  tắc nghẽn là nguyên nhân gây bệnh rôm sảy.

Con người có hai tuyến mồ hôi là tuyến đầu tiết và ngoại tiết. Tuyến ngoại tiết có ở hầu hết các bề mặt da. Tuyến đầu tiết chỉ phát triển ở những vùng có nhiều nang lông như: đầu, nách…Khi thân nhiệt của bà bầu tăng, hệ thần kinh sẽ điều khiển cả tuyến đầu tiết và ngoại tiết bài tiết mồ hôi để làm mát cơ thể.

Khi mồ hôi không được giải phóng bởi những tác nhân bên ngoài, bị tắc nghẽn ứ đọng lại ở bề mặt da thành những mụn đỏ được gọi là rôm sảy.

Rôm sảy cũng có thể bắt nguồn từ sự kích ứng da của bà bầu với chất liệu vải may quần áo hay với chất trong các mỹ phẩm chăm sóc da.

=>> Tham khảo thêm: Nguyên nhân gây rôm sảy

Những vùng da nổi rôm sảy chủ yếu ở đùi trong, bụng dưới, cánh tay, cổ và lưng.

Cách điều trị rôm sảy cho bà bầu

1. Dùng thuốc bôi

Thuốc bôi chứa thành phần là Calamine được coi là an toàn và có tác dụng làm dịu vùng da bị tấy đỏ. Tuy nhiên, một số trường hợp bị dị ứng với thành phần của thuốc này, do đó bà bầu cần cân nhắc rất kĩ và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Các loại kem bôi chứa anhyduos lanolin cũng giúp ngăn ngừa hiện tượng bít các ống tuyến mồ hôi và giảm các nốt mẩn đỏ.

Các loại thuô’c chứa steroid chỉ dùng trong trường hợp bà bầu bị rôm sảy rất nặng bởi chất này có thể gây những kích ứng phụ khi điều trị.

=>> Xem tham khảo: Các loại thuốc bôi rôm sảy

2. Dùng phấn rôm

Phấn rôm là loại bột màu trắng, có nhiều công thức hóa học cấu thành nhưng chủ yếu vẫn là bột Talc. Talc là một khoáng chất, có cấu tạo là Silicate Magnesium ngậm nước. Bột này còn được sử dụng trong công nghiệp mỹ phẩm, làm thức ăn cho vật nuôi và trong cả điều chế thuốc mà không gây phản ứng phụ.

Bà bầu có thể dùng phấn rôm loại dành cho trẻ em để điều trị bệnh rôm sảy. Phấn rôm với dạng phấn mịn, có tác dụng ngăn tuyến mồ hôi bài tiết mồ hôi và làm da thông thoáng. Nhiều khảo sát đã ghi nhận, các bà bầu cảm thấy cơn ngứa của họ dịu đi sau khi xoa phấn rôm lên vùng da bị rôm sảy.

Phấn rôm có khá nhiều loại đồng thời được sử dụng cho cả trẻ nhỏ; không gây kích ứng da nên phù hợp để các bà bầu sử dụng. Sau khi tắm xong, bà bầu dùng khăn bông thấm nhẹ nước trên da rồi xoa phấn rôm, bệnh rôm sảy sẽ dần dần thuyên giảm.

3. Sử dụng các phương pháp tự nhiên điều trị rôm sảy

Ngoài các loại thuốc bôi, phấn rôm, thì các phương pháp tự nhiên như tắm lá, đắp bột yến mạch,… thường được các bà bầu ưu tiên lựa chọn hơn để điều trị rôm sảy do không những rẻ tiền mà còn lành tính, không gây các phản ứng phụ hay dị ứng ở da.

Trị rôm sảy bằng mướp đắng

Mướp đắng hay khổ qua là một loại quả thường được dùng trong chế biến món ăn bổ, mát bởi quả có tính hàn, vị đắng, tác dụng thanh nhiệt giải độc. Dùng mướp đắng tươi, giã nát rồi lọc nước cốt để pha nước tắm sẽ giúp cho làn da của bà bầu mịn màng, sớm khỏi bệnh rôm sảy.

=>> Chi tiết: Điều trị rôm sảy bằng mướp đắng

Video hướng dẫn làm nước mướp đắng để điều trị rôm

Trị rôm sảy bằng lá kinh giới

Rau kinh giới thông thường được sử dụng như một loại rau ăn kèm. Tuy nhiên, đây cũng là một bài thuốc dân gian quý có thể giúp các bà bầu chiến thắng bệnh rôm sảy.

Lấy một mớ lá kinh giới, rửa sạch rồi vò nát để pha nước tắm. Dùng lá kinh giới chà nhẹ lên những vùng da bị rôm sảy, các vết sưng đỏ, mụn nhọt sẽ nhanh chóng biến mất.

=>> Chi tiết: Cách trị rôm sảy bằng lá tía tô

Video hướng dẫn điều trị rôm sảy bằng lá kinh giới

Trị rôm sảy bằng bột yến mạch 

Trong bột yến mạch có chứa chất Avenanthramide, là chất chống khuẩn, kháng viêm tự nhiên, giúp các vết rôm sảy không bị viêm nhiễm, mau lành. Ngoài ra, bột yến mạch còn giúp làm dịu ngứa và lấy đi dầu thừa ở lỗ chân lông.

bột yến mạch

Cách trị rôm sảy cho bà bầu bằng bột yến mạch rất đơn giản: Chỉ cần pha một ít bột yến mạch vào sữa lạnh để tạo thành một hỗn hợp sệt , sau đó đắp lên vùng bị rôm sảy từ 15-20 phút rồi rửa sạch lại với nước. Áp dụng cách này thường xuyên đến khi nào hết rôm sảy

Trị rôm sảy bằng dưa chuột

Giống như lô hội, dưa chuột ó tá dụng trị rôm sảy ở bầu rất tốt. Dưa chuột có đến 90% thành phần là nước cùng với nhiều loại vitamin như C, B1, B2,… nên có thể làm mát da rất tốt, làm dịu vùng da nhiễm bệnh và cũng giúp giảm ngứa.

dưa chuột

Bà bầu bị rôm sảy chỉ cần dùng dưa chuột tươi để xát lên vùng da bị rôm sảy, sau đó để nguyên trong nửa giờ rồi dùng nước mát để rửa lại là được. Thực hiện cách này hàng ngày để đạt được kết quả tốt nhất!

Cách phòng tránh bệnh rôm sảy cho bà bầu

Người xưa vẫn có câu “Phòng bệnh hơn điều trị bệnh”. Mặc dù bệnh rôm sảy đa số tự khỏi sau một đến hai tuần; việc điều trị cũng không quá phức tạp nhưng không vì thế mà xem nhẹ bệnh, nhất là ở những bà bầu.

  • Đắp khăn mát lên vùng da bị rôm sảy nếu cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu. Tuyệt đối không gãi, làm chảy nước các nốt mụn vì như vậy làm tăng cao khả năng nhiễm trùng.
  • Mặc trang phục thoáng mát, thấm mồ hôi như chất liệt vải lanh, cotton…
  • Tránh các yếu tố dễ gây kích ứng da như nước hoa, mỹ phẩm, kem dưỡng da…
  • Nên tắm bằng nước mát hoặc các loại lá thảo dược, không nên tắm quá lâu
  • Tăng cường các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất như rau củ quả, tránh các loại quả nóng như: xoài, vải, mít… Những loại này chỉ nên ăn một lượng vừa phải.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ và điều trị theo chỉ định nếu những biện pháp điều trị bệnh rôm sảy ở nhà không đạt hiệu quả.

=>> Xem thêm: Mẹo phòng ngừa rôm sảy cho mẹ bầu

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo