\”Thuốc tiên\” cũng không chữa được nếu bị chàm bội nhiễm mà còn ăn những thức ăn này!
Chàm bội nhiễm kiêng ăn gì? Bị bệnh chàm bội nhiễm ăn gì thì tốt? Đây là tâm lý và thắc mắc chung của hầu hết mọi người bệnh. Để có câu trả lời, mời bạn đọc tham khảo bài viết sau đây.
>> Bệnh chàm bội nhiễm ở trẻ em: Biểu hiện, nguyên nhân và cách điều trị
>> 6 Nguyên nhân gây chàm bội nhiễm ở người lớn
Chàm bội nhiễm là bệnh gì?
Chàm bội nhiễm là một dạng của bệnh chàm hay còn gọi là eczema hay viêm da cơ địa. Đây là giai đoạn khó chữa của bệnh chàm bởi bệnh đã tái phát nhiều lần cộng thêm những vết lở loét, viêm nhiễm do những vết chàm bị tiếp xúc với vi khuẩn, tạp khuẩn.
Để điều trị chàm bội nhiễm, không chỉ phụ thuộc vào thuốc điều trị tốt mà người bệnh còn phải điều chỉnh ngay từ chế độ ăn uống dinh dưỡng hàng ngày khoa học, phù hợp nhất. Cùng tìm hiểu các loại thức ăn mà người bị chàm bội nhiễm cần tránh, cũng như những thực phẩm mà người bệnh cần bổ sung ngay sau đây.
Bệnh chàm bội nhiễm
Người bị chàm bội nhiễm kiêng ăn gì?
Mỗi người có thể trạng và cơ địa khác nhau, do đó, họ sẽ dị ứng với loại thức ăn khác nhau. Khi bị dị ứng với thức ăn, người bệnh sẽ có biểu hiện ngứa, phát ban, thậm chí là nôn mửa, khó thở… Các biểu hiện dị ứng với thức ăn thường xảy ra sau 2 tiếng, khi người bệnh hấp thụ loại thực phẩm đó vào trong cơ thể.
Người bệnh cần lưu ý xem mình dị ứng với loại thức ăn nào để có thể tránh không dùng nó. Sau đây là một số loại thức ăn mà người bị chàm bội nhiễm nên kiêng để kiểm soát tình trạng bệnh:
1. Thức ăn giàu đạm
Người bị chàm bội nhiễm nên kiêng các thực phẩm giàu đạm như: Thịt bò, thịt gà, tôm cua, trứng sữa, đồ hộp, lạp xưởng, sô cô la…
Những thực phẩm này có thể kích thích tế bào da phát triển, làm tăng sinh tế bào da, từ đó khiến cho tình trạng chàm bội nhiễm ngày càng tệ hơn.
2. Các loại hải sản, đồ tanh
Nếu như bạn bị chàm bội nhiễm thì nên hạn chế ăn hải sản như: Tôm, cua, cá, mực, bạch tuộc… cũng như các món ăn lạ khác.
Hải sản rất dễ gây dị ứng và nổi mẩn đỏ. Cộng thêm nữa, những bệnh nhân bị chàm bội nhiễm khi ăn hải sản rất dễ khiến cho vết chàm lan rộng ra toàn thân.
Nên tránh các loại hải sản, đồ tanh
3. Đồ ăn có nhiều dầu mỡ, đồ ngọt
Các thực phẩm nhiều dầu mỡ như đồ chiên, rán, xào… cùng với các loại thực phẩm có hàm lượng đường cao như: Bánh, kẹo, sữa, mật ong, hoa quả sấy, sô cô la, đường tinh… là những thức ăn mà người bị chàm bội nhiễm cần phải tránh.
Những thực phẩm trên có nguy cơ làm tăng cảm giác ngứa ngáy, làm cho tình trạng chàm bội nhiễm tệ hơn.
4. Các chất kích thích
Người bị chàm bội nhiễm cần tránh các thực phẩm gây kích thích như: café, thuốc lá, bia rượu…
Các loại thực phẩm trên có thể kích thích các mô phát triển, khiến cho các vết chàm bội nhiễm lan rộng.
5. Các loại thức ăn có nguy cơ gây dị ứng
Có rất nhiều thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng và làm tình trạng bệnh chàm bội nhiễm xấu đi như: Đậu phộng, lúa mì, đậu nành, ngô, sò, hến, thực phẩm có chất bảo quản…
Người bệnh nên lưu ý để tránh các loại thực phẩm có thể gây dị ứng da nói trên.
Nên tránh các loại đồ ăn có thể gây dị ứng
6. Kiểm soát lượng đường và muối
Người bệnh nên giảm lượng đường và muối trong các bữa ăn. Lí do là bởi, nếu lượng đường trong máu tăng cao sẽ dẫn đến các triệu chứng quá mẫn cảm. Bên cạnh đó, lượng muối mà người bệnh hấp thụ quá lớn sẽ làm kích ứng thần kinh ngoại biên. Hai yếu tố trên ảnh hưởng rất lớn tới quá trình chữa chàm và khiến cho tình trạng bội nhiễm ngày càng nặng hơn.
7. Cắt giảm các thức ăn nhiều nước
Khi chàm bội nhiễm làm cho da bị phù nề, rịn nước thì người bệnh cần giảm lượng nước hấp thụ vào cơ thể.
Theo đó, hạn chế ăn các loại thực phẩm có nhiểu nước như: cháo, súp, canh…
Người bị chàm bội nhiễm nên ăn gì?
Khi bị mắc chàm bội nhiễm, người bệnh nên bổ sung các loại thực phẩm có chứa vitamin và khoáng chất, chất béo. Chúng có tác dụng hỗ trợ đẩy lùi các triệu chứng dị ứng, tăng độ khỏe cho làn da.
Một số loại thực phẩm người bệnh nên ăn và bổ sung:
- Vitamin A, E, C
- Kẽm
- Các loại dầu: dầu cá, dầu hạt lanh, dầu anh thảo
- Bổ sung thêm nước để cải thiện tình trạng khô da.
Bị chàm bội nhiễm nên kiêng ăn 7 loại thực phẩm trên cũng như bổ sung một số loại thực phẩm khác để tăng sức đề kháng cho cơ thể, cải thiện tình trạng bệnh. Ngoài ra, người bệnh cũng cần có chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý thì các phương pháp chữa bệnh mới đạt hiệu quả cao nhất được.
Xem thêm: Chàm bội nhiễm: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!