Bệnh chàm: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Hiểu đúng về bệnh chàm, triệu chứng và nguyên nhân giúp người bệnh sớm tìm ra cách điều trị phù hợp nhất. Dưới đây là những thông tin quan trọng nhất, tổng quan nhất về bệnh chàm.
Theo Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan – Giám đốc chuyên môn, Trưởng khoa Da Liễu Trung tâm Thuốc dân tộc, bệnh chàm có tên gọi khác như eczema, viêm da cơ địa… Tại các phòng khám da liễu chàm chiếm tới 80% tổng số các bệnh da liễu. Đây là trạng thái viêm lớp thượng bì (lớp nông của da) ở thể cấp tính hay mạn tính.
Trẻ sơ sinh và trẻ em là hai đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất, nhưng eczema vẫn gặp ở người trưởng thành.
Triệu chứng chung của bệnh chàm
- Ngứa trên da
- Da đỏ
- Xuất hiện mụn nước
- Mụn nước đóng vảy
- Chàm hóa.
Một số hình ảnh về bệnh chàm
Bệnh chàm được chia làm hai loại là: chàm khô và chàm ướt.
Chàm khô: thường có biểu hiện nứt nẻ, xuất hiện ở bàn tay, bàn chân, nặng lên khi trời lạnh và khi tiếp xúc với hóa chất, xà phòng, chất tẩy rửa…
Chàm ướt: Khi thương tổn xuất hiện nhiều mụn nước, hoặc đang rỉ dịch. Rất ngứa.
Diễn biến của bệnh phát triển của bệnh chàm
Giai đoạn 1: Hồng ban (đỏ da)
Đây là biểu hiện ban đầu của bệnh chàm da rất dễ nhầm lẫn với các dấu hiệu bệnh lý ngoài da khác vì thế nhiều người bị bệnh thường bỏ qua không đi khám.
Giai đoạn 2: Mụn nước
Đây là một trong những đặc trưng cơ bản của bệnh, mụn nước tập trung thành từng đám, kích thước to từ 1-2mm. Vùng mụn nước phát triển đùn, từ dưới lên lên, lớp này đến lớp khác.
Giai đoạn 3: Chảy nước
Mụn nước có thể tự vỡ hoặc do giã nước làm chảy nước dịch nhày. Trong trường hợp bị bội nhiễm tổn thương có thể bị sưng phù nhiều dịch tiết hoặc có mủ.
Giai đoạn 4: Da nhẵn
Giai đoạn này là hiện tượng bong da và lên da non. Dịch nhày và huyết tương đóng khô, kèm hiện tượng da chết thành từng mảng, bong ra để lại bện dưới lớp da non nhẵn bóng.
Giai đoạn 5: Bong vảy da, Lichen hoá (hằn cổ trâu)
Bệnh chàm da tiến triển lâu ngày, da càng ngày càng sẫm màu, tăng nhiễm cộm, bề mặt xù xì thô ráp. Sờ nền cứng cộm, các hằn da nổi rõ, ở giữa các hằn da có các sẩn dẹt.
Các giai đoạn của bệnh thường xen kẽ nhau, triệu chứng ngứa xuyên suốt cả 5 giai đoạn và dai dẳng.
Các thể chàm thường gặp
– Chàm cấp: với biểu hiện là nền da đỏ, phù, có mụn nước chứa dịch bên trong, các mụn nước này rất dễ vỡ.
– Chàm bán cấp: Nền da đỏ, bớt sưng phù và mụn nước sau khi bị vỡ dần khô lại tạo thành mảng có màu hơi vàng.
– Chàm mạn: Đây là giai đoạn bệnh chàm chuyển sang kéo dài dai dẳng, khó chữa khỏi với biểu hiện da mẩn đỏ và có vảy ngứa, thỉnh thoảng sẽ tiết dịch nhầy ra như nước.
– Chàm bội nhiễm: Giai đoạn này là giai đoạn bệnh chàm vô cùng khó chữa, bởi nguyên nhân gây ra chàm bội nhiễm không phải từ dị ứng nữa mà do nhiễm các tạp khuẩn trong quá trình tiếp xúc hằng ngày. Biểu hiện của chàm bội nhiễm và những mụn nước mọc lấm tấm ở vùng da bị bệnh, thậm chí có cả mụn nước to chứa mủ, lở loét vô vùng nghiêm trọng.
– Chàm hóa: Chàm hóa là một thể của bệnh chàm do việc bôi thuốc không thích hợp gây nên tình trạng kích ứng cho da, ngoài những vết thương của bệnh cũ còn xuất hiện thêm những biểu hiện đặc trưng của bệnh chàm đó là mụn nước.
Nguyên nhân gây bệnh chàm
Theo BS Vân Anh, đến nay vẫn chưa tìm ra các nguyên nhân cụ thể nhưng có hai nguyên nhân liên quan gồm:
– Nguyên nhân từ bên trong cơ thể
- Các yếu tố di truyền: Nếu trong gia đình có bố mẹ bị bệnh chàm thì tỷ lệ con cái mắc bệnh cao hơn.
- Dị ứng: Liên quan đến sự phản ứng quá mức của hệ miễn dịch của những người có cơ địa dị ứng. Dẫn đến tình trạng giải phóng các chất trong da, gây tổn thương như sẩn đỏ, ngứa,…
– Nguyên nhân bên ngoài tác động
- Tiếp xúc với hóa chất
- Chế độ ăn uống không lành mạnh
- Stress
- Khí hậu
Xem thêm: Các Nguyên nhân bị bệnh chàm ít ai ngờ
Bệnh chàm và cách điều trị
Do chưa thể xác định rõ nguyên nhân gây bệnh nên việc điều trị cũng khó có thể trị dứt điểm, các phương pháp điều trị hiện nay kiểm soát các triệu chứng và phòng tránh bệnh tái phát. Cách điều trị chủ yếu là dùng cách thuốc bôi bên ngoài như thuốc chống viêm, dưỡng ẩm.
Điều trị bệnh chàm chủ yếu nhằm kiểm soát các cơn ngứa, giảm các biểu hiện viêm da, ngăn ngừa hoặc trị liệu tình trạng bội nhiễm (nếu có) và làm giảm thiểu sự xuất hiện của những thương tổn mới trên da. Bệnh được điều trị tùy theo độ tuổi và tình trạng của bệnh.
Các loại thuốc bôi tại chỗ gồm: dung dịch sát khuẩn mạnh như xanh metylen, milian…Hoặc dùng kháng sinh dạng mỡ như cream synalar-neomycin, cream celestoderm-neomycin.
Để chống ngứa có thể dụng một trong số các thuốc chống dị ứng như: sirô phenergan, sirô théralèn, chlorpheniramin…
Không dùng các loại thuốc mỡ chứa corticosteroid trong các trường hợp bị chàm nhiễm khuẩn.
Trong trường hợp chàm có viêm da mủ cần phải được điều trị chống bội nhiễm bằng cách cho uống kháng sinh, chống dị ứng (amoxicilin, cephalosporin…).
Do bệnh chàm là một bệnh mãn tính vì thế thời gian điều trị rất dai dẳng, vì thế ngoài các loại thuốc của y học hiện đại, các loại thuốc đông y cũng được áp dụng bởi độ lành tính, ít tác dụng phụ.
Bài thuốc Đông y đang được rất nhiều người tin tưởng sử dụng hiện nay là Thanh bì Dưỡng can thang. Đây là bài thuốc do Trung tâm Thuốc dân tộc bào chế, trải qua nghiên cứu chuyên sâu và chắt lọc tinh hoa từ bài Trợ tạng bì của đại danh y Hải Thượng Lãn Ông, cốt thuốc bí truyền của đồng bào Tày ở Bắc Kạn. [Ký sự hoàn thiện bài thuốc xem TẠI ĐÂY]
Thanh bì Dưỡng can thang được VTV2 Sống khoẻ mỗi ngày đưa tin đánh giá cao. Trong số phát sóng ngày 16/11/2019, chương trình nhận định bài thuốc là giải pháp vàng trong điều trị bệnh chàm và viêm da tự miễn, đáp ứng xu hướng trị bệnh thế kỷ 21.
Mời quý khán giả theo dõi chương trình TẠI ĐÂY (phần giới thiệu bài thuốc ở phút 19:14) hoặc theo dõi qua video bên dưới:
Bài thuốc gồm 3 chế phẩm:
- Thuốc ngâm rửa: Làm sạch, sát khuẩn da, hỗ trợ làm lành tổn thương tại vùng da bị chàm.
- Thuốc bôi ngoài: Sát khuẩn, phục hồi tổn thương da do chàm, kích thích tái tạo làn da mới.
- Thuốc uống trong: Giải độc, tiêu viêm, tán ứ, tăng cường chức năng can thận, tăng thể trạng và sức đề kháng cho cơ thể.
>>> ĐỌC NGAY: Thanh bì dưỡng can thang XỬ LÝ chàm – eczema CHUYÊN SÂU chỉ sau LIỆU TRÌNH ĐẦU
Với mục tiêu đặt sức khỏe bệnh nhân lên hàng đầu, Trung tâm Thuốc dân tộc chỉ sử dụng những thảo dược tốt nhất, thu hái trực tiếp tại vườn chuyên canh dược liệu sạch đạt tiêu chuẩn GACP-WHO để bào chế.
Thử nghiệm lâm sàng trên 100 bệnh nhân sử dụng Thanh bì Dưỡng can thang để điều trị bệnh chàm cho thấy: 83 người hết hẳn các triệu chứng bệnh sau 2 tháng điều trị, 12 người thuyên giảm rõ rệt sau 3 tháng, 5 người có tác dụng chậm do không tuân thủ đúng phác đồ điều trị.
Đông đảo bệnh nhân đã lựa chọn Thanh bì Dưỡng can thang và gửi về Trung tâm Thuốc dân tộc những phản hồi tích cực:
- Chị Nguyễn Thị Thỏa (Thanh Xuân, Hà Nội) về hành trình thoát khỏi căn bệnh chàm viêm da đeo bám suốt 7 năm nhờ sử dụng bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang.
- Anh Nguyễn Ngọc Tân (Hà Nội) tin tưởng lựa chọn bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang để điều trị căn bệnh chàm – viêm da cơ địa cho con trai, bé Trần Đức Trung.
>>> NÊN ĐỌC: Thanh bì Dưỡng can thang được đông đảo bệnh nhân ĐÁNH GIÁ CAO, chuyên gia KHUYÊN DÙNG
Thanh bì Dưỡng can thang không pha trộn các loại kháng sinh, chất chống viêm corticoid nên an toàn tuyệt đối, không gây tác dụng phụ. Bài thuốc có thể sử dụng cho cả trẻ nhỏ và phụ nữ sau sinh.
Người bệnh nên tới thăm khám trực tiếp tại Trung tâm để được các bác sĩ uy tín hàng đầu tư vấn về phác đồ điều trị cụ thể.
Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc
|
Xem thêm: 3 Cách trị bệnh chàm đang được dùng phổ biến hiện nay
Những lưu ý khi bị bệnh chàm da và điều trị bệnh chàm da
- Không nên bôi thuốc trên diện tích rộng và không bôi với lượng kem quá lớn tránh biến chứng do tác dụng phụ của thuốc.
- Khi tắm rửa, cần tránh cào gãi, chà xát, tránh rửa bằng xà phòng nơi bị chàm.
- Bệnh nhân bị bệnh chàm da nên tránh tiếp xúc với các nguyên nhân gây dị ứng như: xi măng, thuốc nhuộm, nguyên liệu làm cao su….
- Tránh lo lắng thái quá về tình trạng bệnh vì stress sẽ thúc đẩy bệnh nặng hơn.
- Tránh tắm nước nóng khi đang bị bệnh chàm, chỉ nên tắm nước ấm. Chỉ nên tắm 1 lần trong ngày, tránh tắm nhiều lần khiến da mất độ ẩm.
Tham khảo: Chữa bệnh chàm bằng thuốc nam rẻ mà hiệu quả hơn mong đợi
Phòng tránh bệnh chàm bằng cách tự chăm sóc da
Chuyên trang Skinsight dẫn nguồn từ nhiều tài liệu y khoa của Mỹ hướng dẫn tự chăm sóc ở nhà để phòng tránh bệnh chàm như sau:
- Nên duy trì thói quen dưỡng ẩm cho da. Dưỡng ẩm cho da sau khi tắm hàng ngày bằng các loại thuốc mỡ Aquaphor, kem Eucerin, kem CeraVev và kem Cetaphil
- Nên dùng các chất tẩy rửa, xà phòng có chứa dưỡng ẩm như Cetaphil, Dove.
- Không nên dùng các chất tẩy rửa có chứa hương liệu.
- Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với nhiệt độ cao, các chất tẩy rửa mạnh, hóa chất, căng thẳng.
- Nên giữ ẩm không khí bằng máy làm ẩm, đặc biệt trong phòng ngủ.
Theo Magforwomen, bệnh chàm tác động đến gần 17% dân số, gần 40-60% trẻ bị bệnh này, đặc biệt tỷ lệ này cao hơn ở những quốc gia, vùng nhiệt đới trong đó có Việt Nam. Vì thế thay vì khi có bệnh mới điều trị thì tốt nhất nên phòng bệnh chàm ngay trong cuộc sống thường ngày dựa trên những nguyên nhân mà chúng tôi đã nêu trên.
Quỳnh Nguyễn (tổng hợp)
HỮU ÍCH:
Be 2,5 tuổi bị nổi mụn nước nhỏ li ti dưới da. Rồi bị nứt ra giống như bị đứt tay vay do. Xưc thuốc thì kho lại rồi bong tróc da ra. Vay cho hỏi con tôi bị gì vay