Chàm sữa ở trẻ em: Hiểu đúng bệnh để xử lý bệnh hiệu quả hơn
Theo báo cáo của ngành da liễu, chàm sữa ở trẻ em chiếm tỷ lệ từ 7-10% và có thể kéo dài đến tuổi trưởng thành. Tuy nhiên, nếu bệnh được phát hiện sớm và điều trị đúng cách có thể giúp ngăn ngừa được sự phát triển của bệnh và không gây ra biến chứng nguy hiểm.
Bài nên đọc:
>> Dấu hiệu chàm sữa ở trẻ em: Phát hiện sớm – dứt bệnh nhanh
>> Con bị chàm sữa mẹ hãy cẩn thận với 5 loại thực phẩm này để giúp con mau khỏi
Bệnh chàm ở trẻ em hay còn gọi là lác sữa, chàm thể tạng thường gặp nhất ở trẻ từ 2 tháng tuổi đến 2 tuổi. Đây là một bệnh da mạn tính, không lây, có yếu dố di truyền từ gia đình.
Triệu chứng và tiến triển của bệnh chàm sữa
Triệu chứng lâm sàng đặc trưng của chàm sữa gồm:
Chàm sữa là tình trạng bệnh viêm da gặp ở trẻ nhỏ từ 2 tháng đến 2 tuổi
- Đỏ da
- Ngứa
- Mụn nước
- Phù nề
- Dày da
- Vảy tiết
– Chàm sữa được phân loại thành 3 thể là 3 giai đoạn phát triển của bệnh, gồm:
+ Thể cấp tính có các biểu hiện như nổi hồng ban, mụn nước, bóng nước, rỉ dịch rồi đóng mày và ngứa thành từng cơn dữ dội khiến trẻ phải chà lên giường hoặc các đồ vật khác.
+ Thể bán cấp sang thương trung gian giữa thể cấp và mạn tính có các triệu chứng của cấp tính nhưng nhẹ hơn, da không phù nề, tiết dịch.
+ Thể mạn tính có các biểu hiện rát, mảng da dày, khô, ráp, tróc vảy với nhiều rãnh ngang – dọc (lichen hóa) kèm theo thay đổi sắc tố da sau viêm.
Nguyên nhân gây chàm sữa ở trẻ em
Bệnh chàm sữa gây ra bởi các nguyên nhân như:
+ Yếu tố di truyền: Khi có cha hoặc mẹ hoặc cả cha lẫn mẹ mắc các bệnh liên quan đến cơ địa dị ứng như viêm da cơ địa, hen suyễn, viêm mũi dị ứng thì tỷ lệ trẻ mặc bệnh rất cao.
Tỷ lệ này là 60% trẻ mắc bệnh nếu có bố hoặc mẹ bị một trong các bệnh trên, và 80% nếu cả bố và mẹ đều mắc bệnh.
+ Rối loạn hệ miễn dịch
+ Các yếu tố khiến bệnh nặng hơn gồm các dị ứng nguyên (thức ăn, sữa công thức, môi trường khói bụi, ô nhiễm không khí, tiếp xúc với thú nuôi, phấn hoa…), các chất kích ứng da (xà phòng, bột giặt, thuốc tẩy…), khi hậu (nóng, lạnh, khô), nhiễm trùng, da khô…
Chữa chữa chàm sữa cho trẻ mẹ cần nhớ
Bệnh chàm sữa nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách, bệnh phát triển sang mãn tính sẽ rất khó chữa, kéo dài dai dẳng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Chàm sữa không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, sự phát triển của trẻ mà bệnh có thể “bám theo” trẻ đến khi lớn và gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ làn da trẻ sau này.
Bệnh chàm sữa khởi đầu chỉ là hồng ban, sẩn, mụn nước, rịn nước, đóng mày ở các vị trí như hai má, cằm, da đầu, trán. Tuy nhiên, nếu không được điều trị có thể lan xuống mặt, dưới cánh tay, khuỷu, đầu, thâm mình. Dấu hiệu bị biến chứng sẽ bao gồm chốc hóa, viêm da mụn mủ dạng thủy đậu.
Theo Ths. Bs Nguyễn Đình Huấn (Bệnh viện Nhi Đồng I, Tp.HCM), xử lý và điều trị bệnh chàm sữa cho trẻ cần thực hiện theo các bước sau:
– Giữ ẩm cho da bằng các sản phẩm như Cetaphil, Physiogel, Physiogel AI, Ceradan. Việc này giữ giảm cơn bùng phát của bệnh, giảm triệu chứng khô, ngứa, giúp phục hồi hàng rào bảo vệ da. Đây cũng là bước điều trị căn bản trong mọi giai đoạn của bệnh.
– Nên thoa chất giữ ẩm tốt nhất cho trẻ trong vòng 3 phút sau khi tắm. Ngày bôi 2 – 4 lần hoặc nhiều hơn nếu cần thiết.
– Chống viêm bằng cách dùng thuốc corticoid thoa tại chỗ trong giai đoạn cấp hoạt tính yếu gồm ydrocortisone 1%, Clobetasol butyrate 0,05%. Chỉ thoa ngày 1-2 lần tùy tình trạng bệnh, thoa trong thời gian ngắn không quá 2 tuần.
– Chống bội nhiễm, rỉ dịch nhiều bằng cách bôi Milian ngày 2 lần.
– Kiểm soát ngứa bằng thuốc kháng histamin H1.
– Nghi ngờ nhiễm trùng dùng kháng sinh, ưu tiên chọn hoạt tính liên tụ cầu bàng như cephalelexin, Oxaciline, erythromycin.
Chăm sóc trẻ bị chàm sữa
Việc chăm sóc trẻ cũng rất quan trọng vừa có tác dụng hỗ trợ điều trị vừa giúp duy trì da ở trạng thái tối ưu nhất, dưới đây là một số lời khuyên của các chuyên gia da liễu trong điều trị bệnh chàm cho trẻ:
– Không tắm quá 2 lần/ngày, thời gian tắm không quá 15 phút, không tắm bằng nước nóng.
– Nên tắm cho trẻ bằng nước ấm, dùng sữa tắm dịu nhẹ độ pH trung tính hoặc acid nhẹ (pH= 4,5-6,5). Tốt nhất nên dùng sữa tắm dành riêng cho bệnh viêm da cơ địa (chàm).
– Thấm khô chứ không chà mạnh lên da của trẻ sau khi tắm xong. Và thoa chất giữ ẩm ngay sau khi tắm.
– Không để trẻ tiếp xúc trực tiếp với xà phòng, thuốc tẩy, nước hoa, phấn rôm hay bất cứ hương liệu hóa học nào.
– Mặc quần áo chất liệu 100% cotton, dễ thấm hút mồ hôi, thông thoáng, nhẹ. Không mặc đồ bằng chất liệu len, sợi tổng hợp hoặc đồ quá chật.
– Cắt ngắn móng tay của trẻ và đeo bao tay cho trẻ để tránh cào gãi đặc biệt là lúc ngủ.
– Giữ phòng ngủ, môi trường thông thoáng, không khói thuốc, không có thú nuôi… Và giữ nhiệt độ phòng vừa phải, độ ẩm cao.
– Đảm bảo chế độ ăn đủ dinh dưỡng cho trẻ, chỉ nên kiêng một số thực phẩm đã xác định hoặc nghi ngờ là thủ phạm khiến trẻ bị nặng hơn. Cho trẻ uống nhiều nước nếu trẻ không bú mẹ hoàn toàn.
– Vệ sinh mặt, miệng cho trẻ sau khi ăn và bú sữa.
Xem video chia sẻ của Bác sĩ Nguyễn Đình Huấn (BV Nhi Đồng I) về bệnh chàm sữa ở trẻ em:
Có khoảng 70% trẻ bị chàm sẽ khỏi khi lớn tuy nhiên, không nên quá chủ quan vì con bạn có thể nằm ở tỷ lệ 30% trẻ bị bệnh dai dẳng đến lúc trưởng thành. Vì thế hãy chăm sóc con thật tốt để bệnh chàm sữa ở trẻ em không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé về sau.
Mẹ nên tham khảo: 3 Cách điều trị chàm sữa hiệu quả nhất đang được áp dụng hiện nay
HỮU ÍCH:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!