Chàm sữa – Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị chàm sữa

Chàm sữa có nguy hiểm không? triệu chứng, nguyên nhân và cách chữa bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh như thế nào cho đúng? Tất cả sẽ có câu trả lời ở bài viết này!

Theo Thạc sĩ – Bác sĩ Nguyễn Đình Huấn (Bệnh viện Nhi đồng 1 – TP.HCM) cho biết, chàm sữa hay còn gọi là chàm thể tạng, viêm da cơ địa, viêm da thể tạng. Đây là một bệnh viêm da mãn tính, tái đi tái lại nhiều lần, không phải bệnh lây. Có thể hiểu đây là một bệnh rối loại hễ miễn dịch ở trẻ.

Lứa tuổi khởi phát bệnh từ 2 tháng tuổi – 2 tuổi.

Đây là một bệnh da rất phổ biến ở trẻ em. Theo số liệu thống kê tại Bệnh viện Nhi đồng 1 (Tp.HCM), mỗi năm bệnh viện khám từ 2.000 – 3.000 lượt khám và chữa bệnh.

Cơ chế, biểu hiện, giai đoạn phát triển của bệnh chàm sữa

1. Cơ chế sinh bệnh chính của chàm sữa

Liên quan đến rối loạn hệ miễn dịch của trẻ gây ra đột biến gen ảnh hưởng đến hàng rào bảo vệ da. Khi hàng rào bảo vệ da bị tổn thương khiến các dị ứng nguyên, vi khuẩn xâm nhập vào lại tiếp tục làm rối loạn hệ miễn dịch. Việc này làm da khô hơn, ngứa.

2. Biểu hiện của bệnh chàm sữa

Sang thương bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh ở thể cấp tính với các biểu hiện:

Tính đến nay bài thuốc Thanh bì dưỡng can thang đã giúp đông đảo người bệnh thoát chàm eczema, phục hồi da và hạn chế bệnh quay lại...
  • Ngứa nhiều
  • Nổi hồng ban
  • Mụn nước
  • Rỉ dịch
  • Đóng vảy
  • Bệnh khiến trẻ khó chịu, bứt rứt.

3. Giai đoạn phát triển bệnh

Bệnh có 2 giai đoạn phát triển gồm:

  • Giai đoạn khởi bệnh: Với những triệu chứng hồng ban đỏ, nổi mụn nước, rỉ dịch, đóng vảy
  • Giai đoạn 2: Bệnh có thể lan lên trán, xuống cằm hoặc nhiều chỗ khác. Tuy nhiên, vùng quanh mắt, quanh mũi, miệng thì không có. Một số trường hợp nặng có thể lan lên các vùng duỗi cánh tay, khuỷu đầu gối và toàn thân.

Trẻ bị chàm sữa (ảnh minh họa)

Nguyên nhân gây bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh

Theo bác sĩ Nguyễn Đình Huấn, những yếu tố khiến bệnh chàm nặng hơn bao gồm:

1. Tiếp xúc với dị ứng nguyên

Bệnh nhân tiếp xúc với dị ứng nguyên nhiều như thức ăn, cơ địa dị ứng sữa bò, môi trường ô nhiễm, tiếp xúc với thú nuôi, chăn ga gối.

Trong đó, có các nguồn như nấm mốc, bụi… ở chăn, gối, nệm, khăn trải giường…Ngoài ra, còn có các thức ăn như sữa, trứng hoặc cách cho con bú, nhiễm nhuẩn…đều có thể gây ra bệnh chàm sữa.

Theo thống kê có đến 30-40% trẻ bị chàm sữa có liên quan đến dị ứng đạm bò (thường gặp ở trẻ bú sữa công thức hoặc mẹ có ăn thức ăn chứa nhiều đạm bò như thịt bò, phô mai, sữa.)

2. Yếu tố di truyền

Đây cũng là một trong những khả năng gây bệnh chàm sữa, cụ thể, bố mẹ có bệnh hen suyễn, mề đay, dị ứng… thì bé dễ bị mắc bệnh hơn.

3. Chăm sóc da không đúng

Nhiều bậc phụ huynh nghĩ rằng những triệu chứng của chàm là do mất vệ sinh nên trong lúc tắm liên tục kỳ cọ hoặc dùng sữa tắm, chất tẩy rửa có độ kiềm cao cũng làm bệnh chàm nặng hơn.

4. Thời tiết

Vào mùa đông khô, lạnh hoặc lạm dụng điều hòa cũng khiến khô da, da mất nước.

Bé bị chàm sữa bôi thuốc gì? Cách điều trị bệnh chàm sữa

Điều trị bệnh chàm sữa khỏi hẳn rất khó, mục đích điều trị là nhằm bình thường hóa làn da, hạn chế tái phát. Vì vậy, ngay ở giai đoạn đầu bị chàm sữa cần hạn chế tiếp xúc với nguồn bệnh. Chăm sóc da bằng cách sản phẩm đặc biệt cho trẻ bị bệnh chàm ở giai đoạn đầu, hạn chế tối đa nguy cơ phải chữa trị bằng thuốc.

Trong trường hợp bé bị tổn thương nặng như nổi đỏ, chảy dịch có thể bôi các loại thuốc dung dịch mang tính sát khuẩn nhẹ như thuốc tím 0,001%, hồ nước…

Sau khi vùng da tổn thương có dấu hiệu khô, đỏ, tróc vảy có thể bôi các loại lm chứa orticoid nồng độ thấp. Thời gian bôi thuốc chỉ được thực hiện trong thời gian ngắn (7-10 ngày).

Nếu tổn thương có dấu hiệu dày sừng nhiều có thể dùng các loại thuốc mỡ chứa corticoid hoặc phối hợp chất tiêu sừng như salicylic acid.

Ngoài ra, cần phải bôi kem giữ ẩm da cho trẻ như cetaphil, ceradan, physioge…

Cách thoa: Sau khi tắm thoa chất giữ ẩm trong vòng 3 phút, sau đó thoa kem bổ sung ngày 2-4 lần mỗi lần cách nhau 3-4 tiếng. Bôi lượng kem mỏng vừa phải lên vùng da bị tổn thương.

Tuyệt đối không sử dụng dung dịch có acid boric cho trẻ em.

Chàm sữa thông thường không dùng thuốc kháng sinh, trừ khi bị bội nhiễm.

Kháng sinh chỉ được dùng khi nghi ngờ bị nhiễm trùng, tạo mủ, sốt. Ưu tiên chọn khangs sinh có hoạt tính lên tụ cầu vàng như cephalexin, cefadroxyl, oxacillin, erythromycin. Tất cả đều cần có sự chỉ định của bác sĩ.

Đây chỉ là thông tin tham khảo từ bác sĩ, tùy từng tình trạng bệnh, cơ địa của bé bác sĩ sẽ kê đơn cụ thể hơn. Các bậc phụ huynh không tự ý mua thuốc về bôi vì đã có nhiều trường hợp tự ý bôi co trẻ nhiều loại thuốc, trong đó có corticoid đã gây tác dụng phụ.

Bạn nên đọcCách chữa bệnh chàm sữa hiệu quả nhất hiện nay

Chăm sóc bé bị chàm sữa tại nhà

Foxnews dẫn lời từ Tiến sĩ Megha M. Tollefson ( Chuyên khoa Nhi) cho biết, chăm sóc trẻ bị chàm sữa tại nhà cần lưu ý:

Vệ sinh, tắm rửa sạch sẽ

Làm sạch da có thể loại bỏ sự phát triển quá mức của vi khuẩn tụ cầu, đây là nguy cơ gây bùng phát eczema. Cách tắm đúng là dùng nước ấm 1-2 lần/ngày, thời gian tắm chỉ dưới 15 phút. Chỉ dùng sữa tắm dịu nhẹ, độ PH trung tính, nhẹ, thích hợp riêng cho da bị chàm.

Sau khi tắm xong nên lau khô bằng khăn mềm, mịn, không chà mạnh lên da.

Thoa kem dưỡng ẩm

Thoa chất giữ ẩm cho trẻ trong vòng 3 phút ngay sau khi tắm. Ngày thoa 3-4 lần.

Nên đeo găng tay cho trẻ để tránh cào gãi.

Tham khảo thêmChàm sữa ở trẻ em: Hiểu đúng bệnh để trị bệnh hiệu quả hơn

Phòng tránh bệnh như thế nào cho đúng?

Để việc điều trị có hiệu quả, các bậc phụ huynh cần phải lưu ý trong cách chăm sóc cho bé kể từ việc ăn uống, vệ sinh cá nhân đến môi trường xung quanh.

1. Chế độ dinh dưỡng

Nên duy trì việc bú sữa mẹ trong thời gian lâu nhất có thể, tối đa là 2 năm. Chỉ đa dạng thức ăn cho trẻ từ 6 tháng trở lên.

Nếu nghi ngờ trẻ bị dị ứng đạm sữa, các mẹ nên đổi sữa sang sữa thủy phân đạm 2-3 tuần sau đó lại thử lại. Đồng thời mẹ cũng nên theo dõi trẻ dị ứng với loại thức ăn nào thì nên tránh loại thực ăn đó để thay đổi khẩu phần ăn của trẻ.

2. Vệ sinh cơ thể

Không nên cho trẻ tắm trong nước xà phòng, hoặc sữa tắm lạ, nên tắm bằng nước ấm để giảm ngứa. Chỉ dùng sữa tắm dành riêng cho từng độ tuổi của trẻ gồm 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng và 1 tuổi.

Tránh mắc quần áo bằng chất liệu len, sợi tổng hợp gây bí da trẻ. Nên mặc những loại quần áo mềm, chất liệu bông, cotton dễ thấm hút mồ hôi. Giữ da bé luôn khô ráo, tránh để cơ thể đổ mồ hôi ẩm ướt, thay tã lót cho trẻ thường xuyên.

3. Môi trường xung quanh

Giữ cho nhiệt độ phòng không thay đổi quá đột ngột. Nơi ở phải thoáng mát, đủ độ ẩm cần thiết.

Tránh cho trẻ tiếp xúc với chó, mèo tốt nhất là không nên nuôi các loại vật nuôi trong nhà trong giai đoạn trẻ dễ mắc bệnh này.

Theo khuyến cáo từ các chuyên gia da liễu, trẻ bị chàm sữa ở giai đoạn đầu và giai đoạn cấp không nên nhập viện vì môi trường bệnh viên dễ làm bé nhiễm trùng hơn. Vào mùa thủy đậu cũng nên lưu ý vì dấu hiệu dễ nhẫm lần. Vì thế không cần quá lo lắng khi trẻ bị chàm sữa, chỉ cần tuân thủ cách phòng tránh, điều trị thích hợp bệnh chàm sẽ không quá nguy hiểm.

Quỳnh Nguyễn (tổng hợp)

HỮU ÍCH:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo