3 cách điều trị chàm sữa hiệu quả nhất đang được áp dụng hiện nay

Bệnh chàm sữa là bệnh da dai dẳng có thể kéo dài khi trẻ đến tuổi trưởng thành nếu không được điều trị đúng cách. Nhiều phụ huynh đã tự ý mua thuốc bôi, uống hoặc đắp lá đã dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng. Để hiểu rõ hơn về chàm sữa và cách chữa, ưu nhược điểm của các phương pháp điều trị hiện nay hãy đọc bài viết dưới đây.

Bài nên đọc:

>> Chàm sữa bao lâu thì khỏi? Chữa bằng cách nào nhanh khỏi nhất?

>> 5 bài thuốc chữa chàm sữa bằng Đông y được chuyên gia khuyên dùng

Chàm sữa là tên gọi khác của chàm thể tạng, viêm da cơ địa ở trẻ từ 2 tháng đến 2 tuổi có liên quan đến yếu tố dị ứng. Bệnh thường có biểu hiện da khô, mụn nước, ngứa khiến trẻ khó chịu, mất ngủ, quấy khóc.

Nguyên tắc trị bệnh chàm ở trẻ em cũng như người lớn đó là phải tìm được dị ứng nguyên của bệnh và phòng tránh. Đồng thời kết hợp giữa chăm sóc và điều trị cụ thể nhằm hạn chế các triệu chứng, ngăn bệnh không nặng hơn. Hiện có nhiều cách chữa bệnh chàm ở trẻ như Tây y, Đông y và cả những phương pháp điều trị dân gian. Mỗi phương pháp có ưu và nhược điểm riêng, cụ thể hãy xem chi tiết dưới đây:

Tính đến nay bài thuốc Thanh bì dưỡng can thang đã giúp đông đảo người bệnh thoát chàm eczema, phục hồi da và hạn chế bệnh quay lại...

1. Điều trị chàm sữa bằng Tây y

– Trường hợp chàm cấp tính có mụn nước, rỉ dịch, đóng mày

Sau khi vệ sinh da sạch sẽ nếu vết chàm còn ướt nên dùng dung dịch sát khuẩn xanh như methylen tại chỗ da bị thương tổn ngày 2-3 lần. Bôi đến lúc khô thì có thể thuốc bôi có tính kháng khuẩn, kháng viêm như clobetason…

– Trrường hợp chàm mạn tính da khô, dày sừng nhiều

Dùng các loại thuốc mỡ chứa corticoid nồng độ thấp trong thời gian chỉ 7-10 ngày, phối hợp với các hợp chất tiêu sừng như salicylic acid.

Tuyệt đối không dùng dung dịch có acid boric cho trẻ em.

Lưu ý: Không dùng thuốc kháng sinh để trị chàm sữa chỉ trừ khi bị bội nhiễm. Thuốc corticoid có tác dụng phụ khi dùng dài ngày như nhiễm nấm, teo da, mất màu da… vì thế phụ huynh tuyệt đối không tự ý dùng thuốc này.

Ngoài việc uống thuốc và bôi thuốc theo chỉ định của bác sĩ, các bậc phụ huynh cần lưu ý những vấn đề sau:

– Để thuốc bôi được phát huy tác dụng, cách tốt nhất là bôi thuốc sau khi đã tắm cho trẻ và trước khi đi ngủ. Khi da được vệ sinh sạch sẽ, các thuốc bôi sẽ thấm vào da và phát huy tác dụng của chúng hiệu quả hơn.

– Bởi vì da của trẻ sơ sinh còn rất nhạy cảm nên việc điều trị bệnh cũng khó hơn so với người lớn. Do đó tuyệt đối không được tự ý bôi thuốc lên da của trẻ khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

– Trong giai đoạn bệnh chàm phát triển nặng hơn ở trẻ, bác sĩ có thể cho sử dụng thuốc mỡ steroid trong một thời gian ngắn kết hợp với thuốc kháng histamine hay steriod đường uống. Còn liệu trình và thuốc điều trị cụ thể cho trẻ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh.

  • Ưu điểm: Các triệu chứng giảm nhanh, phù hợp cho giai đoạn cấp tính.
  • Nhược điểm: Thuốc có thể gây nhiều tác dụng phụ, không phù hợp điều trị dài ngày.

2. Chữa chàm sữa bằng Đông y

Theo y học cổ truyền, chàm được chia làm 2 thể cấp tính và mạn tính do phong nhiệt, thấp nhiệt gây ra. Ở thể mạn tính chủ yếu là do phong nhiệt rồi sinh ra huyết táo kết hợp với nhau. Trong Đông y, chàm sữa ở trẻ cũng có những bài thuốc đặc trị riêng gồm dạng uống, dạng bôi, dạng ngâm rửa. Dưới đây là một số bài thuốc do Lương y Minh Chánh chia sẻ:

– Bài thuốc uống dành cho thể cấp tính (loại thấp nhiệt) gồm: Sài đất 100g, bồ công anh 200g, cỏ mần trầu 20g, ké đầu ngựa 20g, kim ngân hoa 20g, cam thảo đất 20g, kinh giới 20g, thổ phục linh 20g.

 

Các vị thuốc được sắc cùng 1 lít nước lấy còn 300ml cho trẻ uống 14-20ml, chỉ uống 1 lần/ngày.

– Bài thuốc rửa gồm lá vôi tươi (100g), lá kinh giới (100g) rửa sạch, đun sôi, để nguội. Lấy nước này rửa vùng tổn thương trước khi bôi thuốc.

– Bài thuốc bôi dạng mỡ gồm xuyên huỳnh liên 4g, hồng đơn 4g, chu sa 4g. Tất cả đem tán bột hòa cùng mỡ trăm bôi lên vết chàm hàng ngày.

  • Ưu điểm: Điều trị tận gốc từ bên trong, dùng dài ngày, tránh tái phát.
  • Nhược điểm: Tốn thời gian sắc thuốc, thời gian điều trị lâu dài.

3. Điều trị bằng các nguyên liệu thiên nhiên

– Chữa chàm bằng tinh dầu dừa

Cách thực hiện: cho vài giọt tinh dầu dừa vào lòng bàn tay rồi thoa đều lên vùng da bị bệnh của trẻ, massage nhẹ nhàng, thực hiện 2 lần/ngày và thực hiện liên tục. Lưu ý các mẹ phải rửa tay thật sạch trước khi thực hiện.

Bài thuốc này muốn đạt hiệu quả tốt thì nên áp dụng vào giai đoạn khi mụn nước xung quanh bề mặt da bị bệnh đã vỡ hoàn toàn và có dấu hiệu khô se lại. Tinh dầu dừa có tác dụng vừa tẩy tế bào chết cho da, chống khô da và chữa bệnh chàm tương đối tốt.

– Chữa chàm bằng dầu cám gạo

Cách thực hiện: các mẹ chuẩn bị một ít cám gạo, một cái chén nhỏ, một ít than và vài mẩu giấy A4. Dùng giấy bịt kín miệng chén lại, sau đó cho cám gạo lên trên vun thành hình chóp. Tiếp theo đặt hòn than nóng trên chóp cám gạo để cảm gạo được cháy từ từ. Chờ đến khi than cháy gần đến mặt giấy lót, phần dầu lọt xuống chén chính là dầu cám gạo. Dung dầu cám gạo nguội thoa lên vùng da bị chàm của con, kiên trì thực hiện sẽ thấy bệnh chàm thuyên giảm…

– Chữa chàm bằng khoai tây

Cách thực hiện: khoai tây rửa sạch, để cả vỏ thái ra, cho vào cối giã mịn. Sau đó pha thêm một chút nước lọc lấy nước cốt khoai tây rồi đem bôi trực tiếp lên vùng da bị chàm của trẻ.

Khoai tây có tác dụng loại bỏ các tế bào chết trên da, giúp da sản sinh thêm tế bào mới khỏe mạnh, loại bỏ bệnh chàm được dứt điểm.

  • Ưu điểm: Nguyên liệu dễ kiếm, rẻ tiền, có thể thực hiện tại nhà.
  • Nhược điểm: Quy trình thực hiện không đảm bảo vệ sinh, có thể gây phản tác dụng.

Có thể bạn quan tâmChàm sữa ở trẻ em: Hiểu đúng bệnh để trị bệnh hiệu quả hơn

Xem video chia sẻ của Bác sĩ Nguyễn Đình Huấn (BV Nhi Đồng I) về bệnh chàm sữa ở trẻ em:

Nếu phát triển con có triệu chứng và biểu hiện của bệnh chàm, các bậc phụ huynh tốt nhất nên đưa con đến các trung tâm, cơ sở y tế để được các bác sĩ chuyên khoa khám và kê thuốc điều trị. Phụ huynh nên thực hiện theo hướng dẫn cụ thể của bác sĩ vì da và sức đề kháng của trẻ còn non nớt tránh hậu quả đáng tiếc xảy ra. 

Có thể bạn quan tâm: 7 bệnh viện lớn chữa chàm ở Hà Nội được nhiều người bệnh tin tưởng

HỮU ÍCH:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo