Bài nên đọc:
Chàm môi là tình trạng viêm của môi với các triệu chứng điển hình như đỏ và khô vì thế còn có thể gọi là viêm da môi. Môi được chia thành 3 vùng gồm da ngoài viền môi, da môi và niêm mạc môi. Trong đó viên ngoài môi và da môi là khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất.
Triệu chứng bệnh chàm môi
Tùy thuộc vào diễn biến của bệnh có biểu hiện khác nhau, tuy nhiên, thương tổn điển hình gồm:
- Da đỏ
- Da khô bong tróc vảy
- Nổi mụn nước
- Kèm ngứa
Bệnh thường tiến triển theo 5 giai đoạn chính, tương ứng với 5 giai đoạn này là các biểu hiện như sau:
- Giai đoạn 1: Da tấy đỏ, ngứa, trên bề mặt da môi xuất hiện những hạt nhỏ màu trắng nhưng chưa hình thành mụn nước.
- Giai đoạn 2: Mụn nước bắt đầu xuất hiện, có những mảng dày đặc.
- Giai đoạn 3: Mụn nước vỡ, rỉ dịch vì thế da sẽ rất dễ bị viêm nhiễm.
- Giai đoạn 4: Mụn nước vỡ, huyết thanh đọng lại trên bề mặt da thành những lớp vảy dày.
- Giai đoạn 5: Bong tróc vảy, đồng thời dày lên trông thấy và tăng các sắc tố do chàm.
Phân biệt chàm môi và khô môi, nứt nẻ thông thường
Nếu chàm môi dẫn đến đỏ, nứt, viêm và ngứa nặng ở nhiều thời điểm, kể cả mùa hè thì khô môi thông thường chỉ xuất hiện khi thời tiết hanh khô và dưỡng ẩm đầy đủ là có thể phục hồi luôn.
Trong khi chàm môi có thể lan rộng ra gây rách mép, vùng da ngoài cũng có thể bị biến đổi màu sắc, bong tróc thì khô môi thông thường chỉ bị ở da môi.
Biến chứng của bệnh chàm môi
Ở giai đoạn đầu môi chỉ xuất hiện nứt nẻ, lở loét, khô và sẽ bị tróc vảy.
Ở giai đoạn sau, vết nứt nặng hơn, toác ra, rớm máu, ngứa và đau rát dữ dội.
Khi ăn uống, nói chuyện rất đau đớn, ở giai đoạn mụn nước vỡ có khả năng bị nhiễm khuẩn cao vì vùng miệng có khá nhiều vi khuẩn. Nếu không được vệ sinh sạch sẽ, vùng da này có khả năng bị lây lan, loang rộng.
Chàm môi gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày rất lớn như gây cản trở ăn uống, giao tiếp, do đó, khi có triệu chứng bệnh chàm môi nên điều trị ngay để tránh những biến chứng.
Có thể bạn quan tâm: Cách trị chàm môi nào đem lại hiệu quả nhanh nhất?
Ngày đăng: Tháng Mười 20, 2017 | Tháng Một 07, 2019
Bài viết cùng chuyên mục
- Bệnh chàm cơ địa: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- Điều trị chàm ở trẻ: Tuyệt đối không được bỏ qua điều này!
- Bệnh Chàm sinh dục: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị!
- Cách điều trị bệnh chàm nhanh nhất, hiệu quả nhất
- Chàm bìu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- Bị chàm ở chân những dấu hiệu cần biết và cách điều trị
- Bệnh chàm ở trẻ em những lưu ý mẹ nên biết và cách điều trị
- Bệnh chàm ở tay: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
- Bệnh chàm ngứa - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- Chàm môi: Triệu chứng, nguyên nhân và cách trị bệnh chàm môi
Bình luận (0)