Chàm môi: Triệu chứng, nguyên nhân và cách trị bệnh chàm môi

Bệnh chàm môi là gì? Nó khác gì với môi khô nứt nẻ thường gặp vào mùa đông? Nguyên nhân và cách chữa chàm môi thế nào hiệu quả nhấtlà gì? Tất cả những thắc mắc này sẽ được bác sĩ chuyên khoa đầu ngành giải đáp chi tiết và đầy đủ trong nội dung sau. Bài viết cũng đặc biệt gửi tới người bệnh và bạn đọc quan tâm liệu pháp chữa chàm môi hoàn chỉnh từ thảo dược tự nhiên là xu hướng trị bệnh hiệu quả và an toàn số 1 hiện nay.

“Chào mọi người, em hiện nay đang bị khô môi, cảm giác ngứa và đau rát, không những thế da môi còn bị nứt, bong tróc thành từng lớp, kéo dài được mấy tháng nay rồi. Bây giờ em đang rất khổ sở với nó, vừa đau ngứa lại đi đâu cũng mất tự tin không dám giao tiếp nhiều. Liệu em có bị bệnh chàm môi không ạ? Chữa chàm môi có khó không? Em xin cảm ơn ạ!”.

Thúy Vy (24 tuổi, Thái Bình)

Theo những dấu hiệu mà ban miêu tả, có thể bạn đã bị bệnh chàm môi. Đây là bệnh da liễu tương đối phổ biến hiện nay. Bạn nên điều trị kịp thời trước khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng và khó chữa hơn. Cẩm nang da liễu xin giải đáp những thắc mắc của bạn về bệnh chàm môi như sau:

Bệnh chàm môi là gì? Có lây không?

Chàm môi có tên tiếng Anh là Cheilite Simple. Đây là hiện tượng viêm nhiễm mãn tính với các triệu chứng khô, bong tróc, nổi mụn nước xuất hiện trên môi và xung da quanh miệng. Bệnh có xu hướng tiến triển nặng và tái phát dai dẳng nếu không được điều trị hiệu quả.

Một số hình ảnh bệnh chàm môi

Tính đến nay bài thuốc Thanh bì dưỡng can thang đã giúp đông đảo người bệnh thoát chàm eczema, phục hồi da và hạn chế bệnh quay lại...

Một số hình ảnh bệnh chàm môi

Các biểu hiện ngoài da do chàm khiến nhiều người lo lắng bệnh có thể lây lan khi tiếp xúc với vùng da bị bệnh. Thực tế, chàm môi không có khả năng lây từ người này sang người khác. Trường hợp chàm ở môi nặng vùng da bị bệnh có thể lan rộng dẫn đến tổn thương nghiêm trọng hơn. Bệnh chàm cũng có tính di truyền từ cha mẹ sang con cái. Chàm khởi phát ở trẻ em chiếm tỷ lệ cao. 
Tổn thương do chàm dễ xảy ra biến chứng bội nhiễm do môi và vùng miệng có da mỏng, nhạy cảm. Tiếp xúc với nước bọt và thức ăn hàng ngày nên dễ nhiễm khuẩn. Việc ăn uống, nói chuyện có thể gặp khó khăn, bất tiện đối với người bệnh.

Triệu chứng chàm môi dễ nhầm lẫn với tình trạng khô môi

Theo trang HealthLine, bạn có thể xác định chàm môi dựa trên các triệu chứng sau:

  • Môi đỏ bất thường
  • Khô
  • Nứt nẻ
  • Ngứa

Biểu hiện của bệnh tương đối rõ rệt gồm:

– Giai đoạn đầu chàm môi nhẹ: Môi có hiện tượng khô, bong tróc thành từng mảng, đau và ngứa. Triệu chứng này giống như khô môi thông thường về mùa đông nên nhiều người khá chủ quan.

– Khi bệnh chàm môi nặng hơn: Các khu vực môi, mép xuất hiện vết lở, thậm chí có kèm theo mụn nước nhỏ chứa dịch bên trong mọc xung quanh miệng. Môi khô nứt nẻ có khi chảy máu. Các vết lở lâu dần sẽ bị nứt toác ra, gây khó khăn trong ăn uống và giao tiếp.

Nguyên nhân bị chàm môi

Theo Heal Cure, nguyên nhân gây chàm môi không được xác định rõ nhưng liên quan mật thiết giữa yếu tố bên trong và bên ngoài. Trong đó, các yếu tố bên ngoài có thể gây ra bệnh chàm môi gồm:

  • Nước bọt
  • Các chất độc hại có trong các sản phẩm môi như son môi, kem chống nắng môi, xăm môi
  • Phụ gia thực phẩm
  • Phấn hoa
  • Kem đánh răng
  • Điều trị nha khoa
  • Món ăn
  • Thuốc trị mụn trứng cá

Bệnh chàm môi còn do một số nguyên nhân nội giới như:

  • Tiền sử gia đình có bệnh chàm, dị ứng và hen suyễn.
  • Các thương tổn trên da cho phép các hóa chất dễ dàng đi vào và làm bệnh bùng phát.
  • Công việc liên quan đến liên tục chạm môi vào vật liệu, đặc biệt là những người có cơ địa dị ứng.
  • Căng thẳng tột độ.
  • Cảm lạnh hoặc cúm.
  • Nhạy cảm với thời tiết nóng hoặc lạnh.
  • Thay đổi nồng độ hoóc môn, thường ở phụ nữ.
  • Rối loạn hệ thần kinh, rối loạn hệ tiêu hóa.

Nguyên nhân gây chàm môi

Cách điều trị chàm môi thường được áp dụng

The Livestrong, hiện chưa có phương pháp chữa dứt điểm bệnh chàm môi. Việc điều trị nhằm kiểm soát các triệu chứng kết hợp tránh các chất gây dị ứng. Các phương pháp điều trị gồm:

Sử dụng thuốc bôi trị chàm môi

Khi bệnh chàm ở môi có dấu hiệu nhiễm khuẩn, tại cơ sở y tế chuyên khoa, người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng các loại thuốc như:

Dùng Hydrocortisone: Kem steroid là phương pháp điều trị chính cho bệnh eczema, chàm môi . Dùng kem hydrocortisone 1% để bôi lên vùng da tổn thương, kiểm soát các triệu chứng như đỏ, viêm và ngứa.

Bị chàm môi bôi kem hydrocortisone

Kem bôi chàm môi

Thuốc kháng histamin: Chàm môi gây ngứa và tình trạng gãi ngứa khiến bệnh nghiêm trọng hơn. Việc này không chỉ khiến hỏng da môi mà còn dễ bị nhiễm khuẩn. Vì thế trong trường hợp ngứa nhiều có thể dùng thuốc kháng histamin (theo đơn bác sĩ).

Thuốc kháng sinh: Trong trường hợp bị nhiễm trùng nghiêm trọng có dấu hiệu sốt bệnh nhân sẽ phải uống thuốc kháng sinh chống nhiễm khuẩn.

Theo Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan – Giám đốc chuyên môn, Trưởng khoa Da Liễu Trung tâm Thuốc dân tộc: “Việc sử dụng thuốc bôi và uống chữa chàm môi giúp giảm nhanh triệu chứng. Tuy nhiên, thuốc không thể điều trị bệnh triệt để được do chàm liên quan đến cơ địa dị ứng. Các triệu chứng tái phát ngay khi gặp các tác nhân bên ngoài. Người bệnh nên sử dụng theo chỉ định của bác sĩ để tránh tác dụng phụ gây hại cho môi và vùng da quanh miệng”.

Chữa chàm môi tại nhà giảm nhẹ triệu chứng

Một số cách chữa trị tại nhà người bệnh áp dụng bao gồm:

  • Dưỡng ẩm: Chàm môi gây khô da, nứt nẻ trên môi và vùng xung quanh miệng vì thế nguyên tắc đầu tiên là giữ ẩm. Có thể dùng một số loại tinh dầu dưỡng ẩm như dầu dừa, dầu oliu, dầu hạt hướng dương… Nên sử dụng tinh dầu dưỡng ẩm trong vòng 3 phút sau khi vệ sinh vùng môi.
  • Thay thế sản phẩm làm sạch: Nên thay thế bằng xà phòng, sữa rửa mặt bằng các sản phẩm dịu nhẹ. Sau khi rửa mặt cần làm sạch vùng môi kỹ hơn bằng nước sạch. Ngoài các cách trên, bệnh nhân có thể dùng một số cách chữa trị bằng thiên nhiên rất hữu dụng như: Chữa chàm môi bằng mật ong, tỏi, lá trầu không, lá ổi…

Lưu ý: Việc sử dụng các cách chữa tại nhà cần hết sức thận trọng. Áp dụng đúng cách giúp giảm nhẹ triệu chứng. Nhưng điều trị sai cách có thể gây tổn thương môi nghiêm trọng hơn.

Điều trị chàm môi hiệu quả bằng Đông y

Nếu Tây y chú trọng điều trị phần ngọn của bệnh thì Đông y tập trung điều trị từ gốc và từ đó loại bỏ triệu chứng. Các bài thuốc Đông y nguồn gốc thảo dược đi sâu giải quyết căn nguyên gây chàm môi cả trong lẫn ngoài, ổn định cơ địa. Nhờ vậy, Đông y cho hiệu quả cao, lâu dài và ngăn tái phát, không gây tác dụng phụ.

Một trong những bài thuốc Đông y được người bệnh lựa chọn, chuyên gia khuyên dùng bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang. Bài thuốc độc quyền của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc. Thanh bì Dưỡng can thang sở hữu những ưu điểm đặc biệt, khác biệt so với các phương pháp khác:

Kết hợp tinh hoa YHCT và nghiên cứu bài bản

Thanh bì Dưỡng can thang kế thừa hàng chục bài thuốc cổ (lấy bài Trợ tạng bì của Hải Thượng Lãn Ông và bài thuốc bí truyền của dân tộc Tày làm nền tảng) trong công trình nghiên cứu bài bản. Công trình được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ YHCT đầu ngành tại Trung tâm Thuốc dân tộc. Sự kết hợp này mang lại hiệu quả toàn diện, điều trị chàm môi và nhiều bệnh da liễu theo công thức bài bản. [Ký sự hoàn thiện bài thuốc xem TẠI ĐÂY]

Thanh bì Dưỡng can thang trong uống ngoài bôi

Đây là bài thuốc quý có công thức thuốc đặc biệt kết hợp “3 trong 1” – trong uống ngoài bôi cho hiệu quả cao, lâu dài và ngăn tái phát.

  • Bài thuốc uống: Đặc trị chàm, viêm da cơ địa từ bên trong cơ thể, ổn định cơ địa, tăng cường chức năng giải độc, tăng sức đề kháng, cung cấp dưỡng chất đến da, ngăn tái phát.
  • Bài thuốc ngâm rửa: Chế phẩm ngâm rửa với tinh chất kháng sinh Đông y, nhẹ nhàng làm sạch, sát khuẩn vùng môi bị chàm, chống viêm, loại bỏ tình trạng bong tróc, giảm nhanh các triệu chứng ngứa, rát.
  • Tinh chất bôi: Tinh chất thảo dược dưỡng môi, dưỡng da, làm lành mọi tổn thương, tái tạo tế bào da, giúp môi căng mịn.

>>> ĐỌC NGAY: Thanh bì dưỡng can thang XỬ LÝ chàm – eczema CHUYÊN SÂU chỉ sau LIỆU TRÌNH ĐẦU

Thanh bì Dưỡng can thang đẩy lùi bệnh hiệu quả
Thanh bì Dưỡng can thang đẩy lùi bệnh hiệu quả

Thanh bì Dưỡng can thang điều trị chàm môi bằng 30 dược liệu sạch chuẩn GACP-WHO

Bài thuốc sử dụng 100% dược liệu sạch đạt chuẩn GACP – WHO, được trồng, thu hái và sơ chế từ các vườn dược liệu sạch do Trung tâm phát triển. Thanh bì Dưỡng can thang được bào chế theo quy trình khép kín, được kiểm chứng trong phòng thí nghiệm và thực tế. Vì vậy, bài thuốc dễ hấp thu, phù hợp với mọi đối tượng, an toàn, không tác dụng phụ.

Hiệu quả lên đến 95% sau liệu trình đầu

83% hồi phục sau 2 tháng, 12% hồi phục sau 3 tháng, 100% không tác dụng phụ là kết quả mà bài thuốc đạt được khi điều trị trên 100 bệnh nhân.

>>> NÊN ĐỌC: Thanh bì Dưỡng can thang được đông đảo bệnh nhân ĐÁNH GIÁ CAO, chuyên gia KHUYÊN DÙNG

Tại Trung tâm Thuốc dân tộc – đơn vị khám chữa bệnh bằng YHCT hàng đầu, bạn sẽ được tư vấn và khám chữa bởi các bác sĩ YHCT đầu ngành. Dịch vụ sắc thuốc và giao thuốc tận nhà của Trung tâm giúp người bệnh sử dụng Thanh bì Dưỡng can thang tiện lợi, dễ dàng.

Với cơ chế tác động toàn diện, đem lại hiệu quả chuyên sâu, Thanh bì Dưỡng can thang được VTV2 Sống khoẻ mỗi ngày đưa tin đánh giá cao. Trong số phát sóng ngày 16/11/2019, chương trình nhận định bài thuốc là giải pháp vàng trong điều trị bệnh chàm và viêm da tự miễn, đáp ứng xu hướng trị bệnh thế kỷ 21.

Mời quý khán giả theo dõi chương trình TẠI ĐÂY (phần giới thiệu bài thuốc ở phút 19:14) hoặc theo dõi qua video bên dưới:

Bị chàm môi kiêng ăn gì và nên ăn gì?

Để hỗ trợ điều trị và phòng tránh tái phát, người bệnh nên thực hiện những tư vấn về chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt phù hợp. Một số lưu ý được đội ngũ bác sĩ Trung tâm Thuốc dân tộc luôn hướng dẫn người bệnh thực hiện bao gồm:

  • Khi môi có dấu hiệu bị khô tuyệt đối không được liếm môi, thay vào đó nên uống nhiều nước để cơ thể duy trì được độ ẩm cần thiết.
  • Bổ sung thêm nhiều vitamin có lợi cho cơ thể như B2, B6, B12, E, ăn nhiều rau xanh và hoa quả cũng như tránh những thực phẩm dễ gây dị ứng.
  • Khi bị chàm môi không được ăn đồ cay, nóng, nhiều dầu mỡ và hạn chế đồ ăn có gia vị vì có thể làm môi bị sưng tấy, đau, xót.
  • Xem xét các nguồn thực phẩm có khả năng gây bệnh chàm môi qua đường dị ứng thực phẩm.
  • Hạn chế cười đùa, nói chuyện khi môi bị căng vì sẽ làm các vết nứt sẽ bị sâu và rộng hơn.
  • Luôn giữ da môi được sạch và đủ độ ẩm; hạn chế sử dụng những loại son môi có chứa nhiều chất độc hại; thường xuyên chăm sóc, tẩy tế bào chết và dưỡng ẩm cho môi với các tinh chất từ thiên nhiên như dầu dừa, dầu olive,…nhất là trong mùa đông.
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ.

Bệnh chàm môi cũng như các bệnh chàm và các bệnh da liễu khác cần có cách chữa kịp thời, đồng thời phải tuân thủ các nguyên tắc phòng tránh và hạn chế tình trạng bệnh nặng hơn. Nếu làm được điều này, chàm môi sẽ sớm bị loại bỏ và trả lại bờ môi mềm mịn trong thời gian ngắn!

Để có giải pháp điều trị chàm môi hiệu quả, bạn vui lòng liên hệ với Trung tâm Thuốc dân tộc ngay hôm nay. Thông tin liên hệ:

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc

  • Đơn vị khám chữa bệnh hàng đầu bằng YHCT
  • Sưu tầm và lưu giữ hơn 100 bài thuốc cổ phương
  • Sở hữu hàng chục ha dược liệu sạch đạt chuẩn GACP-WHO  và cam kết sử dụng dược liệu sạch trong trị liệu.
  • Dịch vụ y tế chất lượng cao, được vinh danh bằng nhiều giải thưởng danh giá: TOP 20 thương hiệu vàng Việt Nam 2019, TOP 50 thương hiệu, nhãn hiệu nổi tiếng 2017 và 2018… (Xem thêm chi tiết)
  • Trung tâm được nhân dân tin tưởng với hàng trăm lượt bệnh nhân thăm khám mỗi ngày.
Hình ảnh giải thưởng của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng thuốc dân tộc
Hình ảnh giải thưởng của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng thuốc dân tộc

Thanh bì Dưỡng can thang là bài thuốc độc quyền của Trung tâm Thuốc dân tộc, chỉ được kê đơn bởi bác sĩ của Trung tâm. Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc

Quỳnh Nguyễn (tổng hợp)

HỮU ÍCH:

Bình luận (9)

  1. Nguyễn thị ngọc says: Trả lời

    Nhập nội dung bình luậnbguyeemôi của tôi nó bị khô rát và đóng vẩy đen viền môi mỗi khi ăn mặm là nó sót cho tôi hỏi nguyên nhân tại sao

  2. Hồ thị thảo says: Trả lời

    Nhập nội dung bình luận

    xin chào mọi người! Môi của mjh có hiện tượng khô,rát, đỏ và bong tróc từng lớp giéo dài khoảng vài tháng rồi, mình có dùng giem dưỡng ẩm nhưng vẫn không có hiệu quả,mjh rất khó chịu khi giao tiếp và khi làm việc.vậy mn giúp mjh xem đây có phải triệu chứng của chàm môi không ạ? Và có cách nào giúp cho môi không bị khô rát nữa không ạ? 

     

     

    1. Nguyễn xuân độ says: Trả lời

      B đã chữa được hiện tượng khô môi chưa ạ

  3. Phan thị khuyen says: Trả lời

    em bị chàm môi đã đi da liễu nhưng không khỏi. xin bs hướng dẫn e cách chữa

    1. Nguyễn Minh Hưng says: Trả lời

      2213213

  4. Minh Hiền says: Trả lời

    Xin chào moi người! Cho em hỏi môi em thường khô, bong tróc da, nổi mụn li ti và dinh dinh như chay nhựa vậy có phải bị chàm môi không

  5. Trần Thanh Hoa says: Trả lời

    Con trai e 12 tuổi. Cach đây 2 tháng môi con e nổi những mụn nhỏ li ti và vỡ ra chảy nước vàng dính, sau đó đóng vẩy thành từng mảng nứt nẻ và rớm máu. Như vậy con e có bị chàm ko và cho e xin phương pháp điều trị với ạ. E xin cảm ơn!

  6. Pham hoa says: Trả lời

    e chào mn . Cho e hoi chút ạ sau khi sinh e bé môi e thuong bị kho bong tróc da cho e hoi co Phuong pháp nào để đo hon kg ạ

  7. Trần Hồng Nhung says: Trả lời

    E chào mn, môi e cũng bị bong tróc và ngứa mấy tháng rồi k khỏi, rất khó chịu mong bs chỉ e cách chữa trị ạ ????

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo