Cách trị chàm môi nào đem lại hiệu quả nhanh nhất?

Cách chữa chàm môi tương đối khó hơn so với các vùng da khác vì đây là vùng da nhạy cảm, thường xuyên tiếp xúc với đồ ăn, thức uống. Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc bôi, thuốc uống trị bệnh chàm nói chung và bệnh chàm môi nói riêng. Cùng tìm hiểu một số phương pháp hiệu quả nhất đang được áp dụng phổ biến nhất.

Bạn nên đọc:

Chữa chàm môi bằng Đông y: Rẻ, nhanh mà không lo tái phát

Cách trị chàm môi nào đem lại hiệu quả nhanh nhất?

1. Trị chàm môi bằng phương pháp Tây y

Khi có các triệu chứng của bệnh, bạn cần đến các trung tâm y tế để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh mà bác sĩ có thể kê đơn thuốc cho bạn trị bệnh.

– Trường hợp bị chàm môi nhẹ, không bị bội nhiễm vi khuẩn và vi nấm, bác sĩ có thể kê cho bệnh nhân những thuốc bôi dạng kem hoặc dạng mỡ như hydrocortisone 1% có tác dụng đặc trị bệnh chàm môi. Thuốc này bôi trực tiếp lên vùng da môi bị bệnh theo chỉ định của bác sĩ.

– Trường hợp bị chàm môi mức độ nặng, đã bị bội nhiễm vi nấm và vi khuẩn, bệnh nhân phải sử dụng thêm các loại thuốc thoa diệt nấm như econazole hay thuốc diệt vi khuẩn như fucidine.

Khi sử dụng phương pháp trị bệnh chàm môi Tây y này, bệnh nhân nên kết hợp với cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể bằng cách bổ sung thêm vitamin B2, B3, B6, B12 và ăn thêm nhiều rau xanh, hoa quả.

Ngoài ra bệnh nhân cũng cần sử dụng thêm thuốc dưỡng ẩm cho môi, các sản phẩm nên chứa hương liệu thiên nhiên tốt cho da và dầu dừa, dầu olive,… giúp dưỡng ẩm và làm mềm da môi.

  • Ưu điểm: Điều trị nhanh các triệu chứng.
  • Nhược điểm: Dùng theo chỉ định, không dùng trong thời gian dài, có thể gây tác dụng phụ nếu dùng sai cách.

2. Chữa chàm môi bằng Đông y

Các bài thuốc chữa bệnh chàm môi chủ yếu được chiết xuất từ các thảo dược thiên nhiên dễ kiếm thân thuộc với người Việt như lá trà xanh, lá sim, lá ổi…

– Chữa chàm môi bằng lá trà xanh

Từ lâu lá trà xanh đã được chị em phụ nữ biết đến với nhiều lợi tích cho sức khỏe và làn da. Trong lá trà xanh có chứa nhiều chất kháng khuẩn, thanh lọc cơ thể và chống oxy hóa, là bài thuốc dân gian an toàn và hiệu quả trong điều trị bệnh chàm nói chung cũng như chàm môi nói riêng.

Cách thực hiện: lá trà xanh đem rửa sạch rồi nấu với nước khoảng 10-15 phút, sau đó lấy khăn mềm thấm nước lá trà xanh rồi thoa lên vùng môi. Thực hiện bài thuốc này liên tục không những có thể điều trị bệnh hoàn toàn mà còn mang lại cho bạn làn da môi căng mọng, tẩy tế bào chết trên da môi rất tốt.

– Chữa chàm môi bằng lá sim

Với tính năng sát khuẩn và phục hồi vết thương, lá sim có tác dụng trong điều trị bệnh chàm môi. Cách thực hiện: lá sim đem rửa sạch rồi nấu với chút nước cho đến khi cô đặc thành cao. Sử dụng cao này bôi lên môi hằng ngày, thực hiện 3 lần/ngày cho tới khi bệnh có dấu hiệu suy giảm.

– Chữa chàm môi bằng lá ổi

Theo y học cổ truyền, lá ổi có tác dụng trong chống nhiễm trùng da, được xem là bài thuốc dân gian chữa bệnh chàm môi khá hiệu quả. Tương tự như với lá trà xanh, bạn nấu nước lá ổi hơi đặc một chút, dùng bông gòn hay khăn mềm thấm nước rồi bôi lên vùng môi, thực hiện ngày 3-4 lần không những chữa trị được bệnh chàm môi mà còn loại bỏ được các di chứng sau khi hết bệnh.

  • Ưu điểm: Nguyên liệu dễ kiếm. An toàn nếu thực hiện đúng quy trình.
  • Nhược điểm: Nguyên liệu không qua xử lý vô khuẩn, không đảm bảo vệ sinh. Cách thực hiện phức tạp.

3. Chữa chàm môi với các nguyên liệu thiên nhiên

Bạn cũng có thể sử dụng biện pháp thiên nhiên dưới đây để đối phó với các triệu chứng khác nhau của chàm môi và có thể thực hiện tại nhà.

Chữa chàm môi bằng dầu dừa

Dầu dừa là nguyên liệu dưỡng ẩm cho môi hiệu quả nhất trong các nguyên liệu thiên nhiên, với chàm môi cũng không ngoại lệ. Không chỉ giúp dưỡng ẩm mà dầu dừa còn có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm hiệu quả. Cách làm đơn giản là dùng dầu dừa bôi lên môi mỗi tối trước khi đi ngủ hoặc có thể bôi bất cứ lúc nào khi môi bị khô.

Bơ hạt mỡ

Bơ hạt mỡ là cách hiệu quả để điều trị bệnh chàm môi cùng với môi khô vì đây là một trong những sản phẩm tự nhiên có tinh chất giữ ẩm cao.

Cách thực hiện đơn giản chỉ cần massage thường xuyên vào môi đặc biệt là trước khi ngủ, có thể để qua đêm và rửa bằng nước sạch sau khi thức dậy. Có thể bôi bơ hạt mỡ bất cứ lúc nào môi có dấu hiệu khô.

Dầu hạt lanh

Hạt lanh chứ nhiều axit béo omega 3, vì thế đây là nguyên liệu tuyệt vời cho chàm môi. Axit béo giúp cung cấp dinh dưỡng, ngăn chặn sự bùng phát của bệnh.

  • Ưu điểm: Điều trị tại nhà, an toàn, không tác dụng phụ. Hỗ trợ điều trị lâu dài.
  • Nhược điểm: Dược tính không cao, với những thể nặng có thể không có tác dụng.

Trên đây là những cách trị chàm môi đang được áp dụng phổ biến, tùy từng tình trạng bệnh sẽ có phác đồ điều trị riêng. Như đã nói ở trên, mỗi phương pháp đều có ưu và nhược điểm riêng, vì thế, trước khi áp dụng phương pháp nào, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của người có chuyên môn.

4. Chữa chàm môi bằng bài thuốc thảo dược Đông y

Chàm môi là một dạng của căn bệnh chàm da gây khô môi, nứt nẻ và đau rát. Để điều trị hiệu quả căn bệnh này, bên cạnh việc giữ ẩm và làm lành tổn thương da trên vùng môi, cần chú trọng điều trị cả bên trong cơ thể để loại bỏ căn nguyên gây bệnh. Phương pháp Đông y với cơ chế tác động kép là lựa chọn tối ưu để điều trị bệnh chàm môi tận gốc.

Bài thuốc chữa chàm môi bằng Đông y sử dụng hoàn toàn các thảo dược tự nhiên nên rất an toàn, không gây lo ngại khi sử dụng ở vùng da nhạy cảm như môi và không nguy hại nếu không may nuốt phải. Một trong những bài thuốc Đông y nhận được rất nhiều phản hồi tốt của bệnh nhân trong điều trị chứng chàm môi là Thanh bì Dưỡng can thang. Đây là bài thuốc do những chuyên gia hàng đầu của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc bào chế.

Để hiểu rõ hơn về thành phần, công dụng và cách chữa chàm môi bằng bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang, vui lòng tham khảo TẠI ĐÂY.

Xem thêm: Thuốc trị bệnh chàm khỏi hẳn không tái phát tốt nhất hiện nay

TIN NÊN XEM:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo