3 bệnh da liễu ở trẻ em dễ bị nhiễm trùng mẹ cần lưu ý cho con
Phát ban vùng tã lót, chàm và chốc lở là 3 bệnh da liễu dễ bị nhiễm trùng khá phổ biến, vậy làm thế nào để phát hiện triệu chứng, cách trị và phòng ngừa?
Làn da của trẻ thực sự rất mềm mại nhưng rất mỏng và nhạy cảm vì thế thường xuyên mắc những chứng ngứa ngứa, nổi sẩn…Dưới đây là lời khuyên của Chủ tịch Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ – Judith Palfrey về cách nhận biết triệu chứng, điều trị và phòng ngừa 3 loại bệnh da thường gặp nhất ở trẻ em.
1. Phát ban vùng tã lót (viêm da do tã lót)
Tình trạng phát ban ở vùng da này chủ yếu là do kích ứng từ tã không đạt chất lượng, hoặc không được thay đều đặn đặc biệt là với chất bẩn của trẻ. Vì thế đa số trẻ sơ sinh đều bị phát ban, nổi mụn nước ít nhất một lần vào một thời điểm nào đó. Nếu không được điều trị, phát ban ờ vùng tã lót có thể bị nhiễm trùng.
-
Triệu chứng của bệnh
Vùng mông, bộ phận sinh dục, bụng dưới của trẻ của trẻ xuất hiện da đỏ, hồng.
-
Điều trị
Khi phát hiện trẻ bị nổi mẫn, phát ban hãy dùng nước ấm vệ sinh sạch vùng da bị tổn thương. Sau đó, hàng ngày sau khi vệ sinh sạch nên bôi thuốc mỡ oxit kẽm hoặc Vaseline để dưỡng ẩm, làm dịu da.
-
Cách phòng ngừa
Thay tã cho trẻ thường xuyên bằng cách 15-20 phút kiểm tra tã lót cho trẻ 1 lần. Càng giữ trẻ sạch sẽ và khô thoáng thì nguy cơ phát ban vùng tã càng ít. Trong quá trình thay tã hay vệ sinh sạch sẽ, lau khô da hoàn toàn trước khi mặc tã.
Xem thêm 11 bệnh da liễu ở trẻ em thường gặp
2. Bệnh chàm (eczema)
Chàm thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh từ 2-6 tháng, đặc biệt phổ biến ở trẻ nhỏ có tiền sử gia đình bị chàm hoặc dị ứng. Mặc dù tỷ lệ trẻ bị chàm chỉ khoảng 10% ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ từ 2-3 tuổi nhưng nó lại gây các triệu chứng khó chịu như da khô có xu hướng kéo dài đến tuổi trưởng thành vì thế cũng nên lưu ý khi trẻ có dấu hiệu bị bệnh chàm. Nếu không được điều trị có thể dẫn đến nhiễm khuẩn hoặc nhiễm virut thứ phát.
-
Triệu chứng của bệnh chàm
Ngứa, đỏ, da khô ráp, bong vẩy ở má trán, da đầu và cánh tay.
-
Điều trị
Bác sĩ có thể kê toa gồm kem bôi cortisone. Trong trường hợp trẻ bị sốt, phát ban toàn thân hoặc nhiễm khuẩn (loét, rỉ dịch màu vàng) nên đưa trẻ đi gặp bác sĩ ngay.
-
Phòng ngừa
Nếu các thành viên khác trong gia đình bị chàm, nhiều khả năng trẻ bị chàm rất cao, nguyên nhân này cũng không thể ngăn được vì thế hãy chú ý để tinh thần của trẻ được thoải mái nhất tránh bệnh kích hoạt do tâm lý. Chỉ tắm cho bé bằng nước ấm rồi dùng kem dưỡng ẩm nhẹ như Eucerin, Moisturel hoặc Lubriderm. Chọn quần áo mềm mại cotton, tránh quần áo len, thô. Giặt quần áo trẻ bằng chất tẩy rửa nhẹ, không chứa nhiều hương liệu hóa học.
Xem thêm chi tiết: Bệnh chàm ở trẻ em
Xem video PGS.TS Lê Hữu Doanh (PGĐ Bệnh viện Da liễu Trung ương) cảnh báo việc tự điều trị viêm da:
3. Chốc lở
Chốc lở là một bệnh do các vi khuẩn chủ yếu là Staphylococcus aureus hoặc Streptococcus pyogene trú ngụ vô hại trên da. Tuy nhiên, khi trẻ lớn hơn và biết đi có thể làm trầy xước da sẽ khiến chúng thâm nhập vào da và nhân lên gây tình trạng nhiễm trùng.
-
Triệu chứng
Xuất hiện những vết loét đỏ ở khu vực tiếp xúc như mũi, miệng và tay. Các vết loét tạo vết thương hở rồi đóng vảy vàng.
-
Điều trị
Làm sạch vùng da bị tổn thương hàng ngày, sau đó dùng kem kháng khuẩn theo toa. Trong trường hợp nghiêm trọng có thể cần đến kháng sinh đường uống. Nếu trẻ bị sốt, vết loét không lành trong 3 ngày điều trị hãy đưa trẻ đến bác sĩ.
-
Phòng ngừa
Cắt ngắn móng tay của trẻ. Khi trẻ làm trầy xước da, phát ban, nổi mụn hoặc vết cắn côn trùng (động vật) nên làm sạch vết thương ngày lập tức. Chốc lở rất dễ lây lan vì thế hạn chế cho trẻ tiếp xúc với những đứa trẻ bị chốc lở khác. Hàng ngày nên rửa đồ chơi, giặt khăn tắm, khăn trải giường, quần áo bằng nước nóng để khử trùng.
Xem thêm chi tiết: Bệnh chốc lở
Hy vọng với những thông tin về 3 bệnh da liễu ở trẻ em dễ bị nhiễm trùng trên đã giúp ích được các bậc phụ huynh trong việc chăm sóc, phòng tránh bệnh cho trẻ.
TIN NÊN XEM:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!