11 Bệnh da liễu ở trẻ em thường gặp và biến chứng khôn lường

Các bệnh da liễu ở trẻ em thường gặp nếu không được điều trị sẽ để lại những biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là 11 bệnh về da liễu thường gặp ở trẻ em phụ huynh nên lưu ý để nhận biết, phòng, điều trị đúng cách.

Bệnh da liễu ở trẻ em – Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh da liễu ở trẻ em là gì?

Vì sao trẻ em dễ bị mắc các bệnh da liễu? là câu hỏi nhiều bậc phụ huynh thắc mắc. Theo ThS.BS. Đinh Thạc (Bệnh viện Nhi đồng 1  Tp.HCM) nguyên nhân gây các bệnh ở trẻ em nói chung và các bệnh da liễu ở trẻ em là do hệ miễn dịch còn kém.

Đặc biệt là vào thời khắc giao mùa Đông – Xuân, trẻ dễ mắc các bệnh như chàm (Còn gọi là Eczema), nổi mày đay… gây ngứa ngáy, khó chịu làm trẻ quấy khóc và gãi chỗ ngứa rất nhiều làm chảy máu, rất dễ bị nhiễm trùng da.

Nguyên nhân gây ra bệnh da liễu ở trẻ

Nguyên nhân là do thời điểm này với khí hậu đặc trưng mưa nhiều, ẩm ướt ở miền Nam, giá rét ở miền Bắc làm độ ẩm không khí xuống thấp là điều kiện lý tưởng để các loại virus, vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh khác cho trẻ em phát triển. Trong khi đó trẻ em rất nhạy cảm, đặc biệt là da còn non nớt nên dễ mắc bệnh.

Ngoài ra hệ miễn dịch của trẻ cũng chưa hoàn thiện nên trẻ thường bị kích ứng với các tác nhân bên ngoài như thời tiết, các sản phẩm tẩy rửa…

Môi trường lớp học cũng là một trong những tác nhân gây bệnh da liễu ở trẻ em vì ở đây trẻ thường tiếp xúc không ý thức với các bạn có mầm bệnh khiến bệnh lây lan nhanh.

11 bệnh da liễu thường gặp ở trẻ em

Dưới đây là 11 bệnh về da liễu thường gặp ở trẻ em do dựa trên số liệu báo cáo hàng năm của ngành Y tế.

1. Bệnh chốc lở

Ths.Bs Phạm Thị Mai Hương – Chuyên khoa Da liễu, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, mỗi ngày phòng khám tiếp nhận hơn 100 trẻ đến khám và điều trị bệnh ngoài ra. Trong đó có khoảng 10% là bệnh chốc lở.

Chốc lở có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng 90% là trẻ ở độ tuổi mẫu giáo.

3 thể của bệnh chốc lở thường gặp ở trẻ em

3 thể của bệnh chốc lở thường gặp ở trẻ em

Biểu hiện của bệnh chốc lở là tình trạng viêm đỏ, phồng rộm, có thể bị vỡ hay rỉ nước rồi phát triển thành một tổn thương nổi màu vàng nâu. Những vùng bị viêm có thể lây lan bất cứ khu vực nào trên cơ thể, chủ yếu xuất hiện quanh miệng và mũi. Trẻ có thể bị lây qua đường tiếp xúc, dùng chung và chơi chung đồ.

2. Mụn cóc

Bệnh do vi khuẩn virus papilloma gây ra và lây lan qua tiếp xúc. Vì thế để ngăn ngừa sự lây lan chỉ cần không đụng vào chúng, dùng băng gạc che kín, giữ cho vùng da tổn thương luôn khô ráo.

Bệnh không gây đau hay nguy hiểm và sẽ tự mất. Nếu muốn trị tận gốc có thể tiểu phẫu bằng laser hoặc kỹ thuật đốt lạnh.

3. Rôm sảy

Rôm sảy là hậu quả của tình trạng tắc ống dẫn mồ hôi. Các đốm rôm trông như những nốt mụn nhỏ xuất hiện ở đầu, cổ, vai có thể do cha mẹ ủ quá ấm hoặc thời tiết quá nóng.

4. Chứng mày đay (mề đay)

Đây là phản ứng viêm da của da, biểu hiện thường có các sẩn phù màu hồng, xuất đột ngột và rầm rộ ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể. Ở những vùng sẩn rất ngứa, hợp lại thành mảng lớn, không giới hạn và lan rộng khắp người. Thậm chí có thể gây khó thở.

Chứng nổi mề đay có thể gây ra bởi các loại thuốc như aspirin, penicillin, trứng, các loại hạt họ lạc, nhuyễn thể…

5. Bệnh chàm

Bệnh thường gặp ở trẻ sau 3 tháng tuổi. Biểu hiện của bệnh là những mụn nhỏ li ti ban đầu là ở hai má rồi lan xuống cằm và trán. Chúng nhanh chóng vỡ ra khiến da trở nên đỏ, bị rớm dịch. Vì thế, nếu không giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, trẻ dễ bị nhiễm khuẩn, vết vỡ sẽ bị đóng vảy, đỏ nhiều và ngứa ngáy.

Một số hình ảnh bệnh chàm ở trẻ em

Một số hình ảnh bệnh chàm ở trẻ em

Thông tin về bệnhBệnh chàm: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

6. Bệnh ban đỏ

Trẻ mắc bệnh ban đỏ có biểu hiện sốt nhẹ, khó chịu, xuất hiện những mảng đỏ từ 1-4 ngày ở mặt rồi ban lan xuống cánh tay, toàn thân và chân. Thời gian bị bệnh từ 5-14 ngày.

Điều trị bệnh ban đỏ chỉ cần nghỉ ngơi, bổ sung đủ nước và thuốc giảm đau (nếu bé bị sốt không dùng aspirin, không dùng aspirin cho trẻ dưới 16 tuổi).

Nếu mẹ đang mang thai trong thời gian con bị bệnh ban đỏ nên khám bác sĩ.

7. Bệnh thủy đậu

Trẻ bị thủy đậu thường có các triệu chứng như nổi bóng nước và khi phát bệnh thường rất nhanh và nổi toàn thân. Trẻ nhỏ hơn 7 tuổi thường ít kèm sốt, ở những trẻ trên 7 tuổi kèm sốt cao, mệt mỏi, biếng ăn.

Đặc điểm của thủy đầu là trẻ chỉ bị 1 lần. Thủy đậu ở trẻ em thường nhẹ không để lại biến chứng nguy hiểm.

Điều trị chủ yếu tại nhà gồm nghỉ ngơi, uống thuốc giảm ngứa, sốt và bôi ngoài để tránh sẹo.

Một số loại thuốc được chỉ định kê đơn để điều trị bệnh thủy đậu gồm:

Zovirax (acyclovir) giúp rút ngắn thời gian triệu chứng bệnh thủy đậu, được các chuyên gia khuyến cáo sử dụng được cho trẻ mắc thủy đậu có biến chứng phổi và não.

Varizig 0 được dùng tối thiểu 2 liều tiêm tĩnh mạch, tùy trọng lượng cơ thể của bệnh nhân trong vòng 96 giờ sau khi phơi nhiễm. FDA phê chuẩn dành cho trẻ em, người lớn có hệ miễn dịch yếu, trẻ sơ sinh, phụ nữ mang thai, trẻ em dưới 1 tuổi và người lớn không có miễn dịch với vi-rút thủy đậu.

Ngoài ra bác sĩ khuyến cáo sử dụng thuốc kháng histamin (thuốc cần kê đơn), như Benadyl hoặc Zyrtec, để làm giảm đau, ngứa, và phù nề.

Cách phòng tránh hiệu quả nhất là chủng ngừa bằng vắc-xin.

8. Viêm da tiếp xúc

Đây là phản ứng di ứng do tiếp xúc trực tiếp với các chất gây dị ứng có trong trong thực phẩm, xà phòng hoặc nhựa cây độc,…

Tình trạng phát ban thường xảy ra trong 48 giờ đầu tiếp xúc. Tình trạng nặng nhất là nổi các nốt rộp như bỏng.

Cách dùng thuốc chữa viêm da tiếp xúc:

Sử dụng các loại kem, thuốc mỡ thoa ngoài giúp giảm sưng, giảm phản ứng

Thuốc Corticosteroid, kháng sinh điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra, thuốc histamine gây buồn ngủ để giúp ngăn mọi người gãi vào ban đêm và thuốc ức chế hệ miễn dịch. Các loại thuốc được dùng theo chỉ định của bác sĩ.

Cách phòng: Tránh cách tác nhân gây dị ứng.

9. Các bệnh về da liễu – Bệnh tay chân miệng

Đây là bệnh dễ lây ở trẻ em. Khi thấy trẻ có biểu hiện sốt, nổi mụn đau ở miệng và các nốt rộp không ngứa ở tay, bàn chân sau đó lan xuống cẳng chân nên đưa trẻ đến khám bác sĩ.

Biểu hiện ban đầu của bệnh chân tay miệng thường sốt, kèm theo đau miệng và phát bạn không ngứa. Bệnh lây qua đường hô hấp, sử dụng tã.

Cách điều trị chân tay miệng: Điều trị tại nhà có thể dùng ibuprofen hoặc paracetamol, không dùng aspirin với trẻ dưới 16 tuổi. Nên cho trẻ uống nhiều nước, ăn nhiều thức ăn lỏng, dinh dưỡng, dễ tiêu, lỏng.

Xem video Bác sĩ Đỗ Thiện Hải chia sẻ về bệnh tay chân miệng ở trẻ em:

 

10. Viêm phong da

Đây là một bệnh mãn tính gây khô da, cực kỳ ngứa và phát ban.

Nguyên nhân có thể do tiền sử gia đình có bệnh dị ứng, hen suyễn hoặc hệ miễn dịch quá nhạy cảm.

11. Viêm da do tã lót

Bệnh thường thấy từ 9-12 tháng tuổi, gặp nhiều ở những bé gái và trẻ em béo.

Biểu hiện của bệnh là rát đỏ ở vùng tiếp xúc với quấn tã như mông, đùi trên, bụng dưới. Vùng da này có màu đỏ tươi, vảy nến, u hạt lan tỏa, giảm sắc tố, trợt da. Ngoài ra có thể gây tổn thương vùng sinh dục, viêm hạch bẹn, ở trẻ nam có thể bị viêm nhiễm hệ tiết niệu cấp tính.

Xem ngayBệnh viêm da: Triệu chứng, nguyên nhân và cách chữa trị

Nguyên tắc phòng tránh các bệnh về da liễu ở trẻ em:

– Sử dụng sản phẩm tẩy rửa dành riêng cho lứa tuổi của các bé

– Nhẹ tay khi tắm, chăm sóc da cho bé. Tắm bằng nước ấm 35-37 độ C, nhiệt độ phòng lớn hơn 25 độC

– Lựa chọn quần, áo phù hợp với làn da của trẻ em. Nên chọn loại vải cotton dễ thấm hút mồ hôi. Thay tã thường xuyên với trẻ sơ sinh.

– Nên đưa trẻ đi khám nếu có biều hiện lạ trên da không khỏi sau 2-3 ngày. Khám định kỳ 1 tháng/ lần với bé dưới 1 tuổi, 2 tháng/lần với trẻ từ 1-2 tuổi.

Các bệnh da liễu thường gặp ở trẻ em nói riêng và người lớn nói chung nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời có thể gây nhiều biến chứng khôn lường. Vì thế khi có biểu hiện bất thường trên da hoặc cơ thể bạn nên đến các bệnh viện để được khám và điều trị đúng cách. Tránh trường hợp tự ý mua thuốc uống và bôi.

Bình luận (5)

  1. Huỳnh Thị Thu Thảo says: Trả lời

    Con em 5 tuổi bị nổi bệt đen khắp mình, vậy là bị gì vậy bác sĩ..càng ngày càng nhiều. 

  2. Đặng Tiến Đạt says: Trả lời

    Xin cho hỏi về bệnh nấm ở trẻ em

  3. trần văn tú says: Trả lời

    bác sỹ cho em hỏi bệnh viêm da dù

  4. trânvắntu says: Trả lời

    bác sỹ cho em hỏi bệnh viêm da đàu của trẻ em chũa băng cách nào

  5. trânvắntu says: Trả lời

    bác sỹ cho em hỏi bệnh viêm da đàu của trẻ em chũa băng cách nào

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo