Bệnh mề đay nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả tại nhà

Theo thống kê của ngành Y tế, cứ 10 người thì có 1 người bị mề đay cho thấy đây là một bệnh rất phổ biến. Không chỉ gây khó chịu, bệnh còn có thể bị nhiều biến chứng nếu không được điều trị “đúng thầy, đúng thuốc”. Hiện nay có nhiều cách trị bệnh mề đay như dân gian, Tây y Đông y, mỗi phương pháp lại có một ưu, nhược điểm khác nhau khiến người bệnh băn khoăn khi phải lựa chọn. Hãy cùng các chuyên gia phân tích ưu, nhược của các phương pháp trị mề đay và tìm ra cách trị phù hợp nhất, mang lại hiệu quả cao nhất.

Theo Tài liệu Hướng dẫn, chẩn đoán và điều trị Da liễu (Bộ Y tế, ban hành năm 2015), mày đay hay còn gọi là mề đay có tên tiếng Anh là Urticaria. Đây là phản ứng của mao mạch trên da với các yếu tố khác nhau gây nên phù cấp, hoặc mạn tính ở trung bì.

Triệu chứng của bệnh mề đay

Bệnh mề đay có nhiều triệu chứng nhận biết khác nhau, dưới đây là một số dấu hiệu phổ biến nhất mà người bệnh thường gặp phải:

  • Sẩn phù
  • Ngứa
  • Phù mạch (ở mi mắt, môi, sinh dục ngoài…)
  • Khó thở nặng
  • Đau bụng quặn
  • Tụt huyết áp
  • Rối loạn tim mạch
  • Sốc phản vệ.

Tiến triển của bệnh mề đay

  • Mề đay cấp tính: Sau vài phút hoặc vài giờ các sẩn phù lặn mất, không để lại dấu viết gì trên da. Các phản ứng tức thì cũng có thể xảy ra trong vòng 24 giờ hoặc có thể kéo dài đến 6 tuần.
  • Mề đay mãn tính: Là mày đay tồn tại trên 6 tuần, có thể kéo dài hàng tháng, thậm chí là hàng năm.

Nguyên nhân gây bệnh mề đay

Căn nguyên gây bệnh mày đay rất phức tạp, có thể có một hoặc nhiều căn nguyên gây mày đay cùng kết hợp. Một số căn nguyên thường gặp gồm:

  • Thức ăn
  • Thuốc
  • Nọc độc
  • Tác nhân đường hô hấp (khói bụi, phấn hoa)
  • Nhiễm trùng
  • Tiếp xúc với chất hữu cơ hoặc hóa học
  • Mệt mỏi, gắng sức, stress
  • Chèn ép, rung động
  • Quá lạnh
  • Quá nóng
  • Di truyền…

Tuy nhiên, 50% các trường hợp bị mề đay không tìm ra nguyên nhân được gọi là mày đay tự phát (vô căn).

Ưu và nhược điểm 3 phương pháp điều trị mề đay

Điều trị bệnh mày đay phụ thuộc vào loại mày đay, mức độ nghiêm trọng và thời gian của bệnh. Nguyên tắc điều trị bệnh mề đay là xác định và loại bỏ dị nguyên gây bệnh, đây cũng là cách tốt nhất trong điều trị và phòng bệnh.

Điều trị mề đay cần được thực hiện song song giữa việc tự chăm sóc và dùng thuốc cụ thể theo đơn toa của bác sĩ. Dưới đây là phân tích cụ thể của một số chuyên gia về ưu, nhược điểm của 3 phương pháp chữa mề đay đang được áp dụng hiện nay:

1. Một số mẹo trị mề đay dân gian

Trong dân gian có rất nhiều cách chữa mề đay bằng mẹo trong đó có cách trị mề đay bằng lá khế, trị mề đay bằng gừng, bằng lá kinh giới,…Đây chủ yếu là những phương pháp đơn giản như sao vàng lá khế (lá kinh giới) chườm nóng lên da hoặc đun sôi các loại lá để uống.

Hiệu quả của các phương pháp dân gian như thế nào đến nay chưa có tổ chức, công trình nghiên cứu nào kiểm chứng. Nếu áp dung sai cách hoặc chọn sai thảo dược, bệnh của bạn có thể nặng hơn nhiều lần, vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo, không nên áp dụng.

Ưu điểm: Dễ kiếm, đơn giản và rẻ tiền. Có thể có hiệu quả nếu hợp cơ địa bệnh nhân.

Nhược điểm: Các phương pháp này vì đây chỉ là những cách trị truyền miệng, chưa có chứng minh khoa học cụ thể về hiệu quả. Chỉ áp dụng cho các trường hợp nhẹ để làm dịu triệu chứng ngứa ngoài da chứ không điều trị được tận gốc của bệnh. Ngoài ra, việc dùng sai phương pháp có thể gây bỏng, nhiễm trùng da.

2. Điều trị mề đay bằng phương pháp Tây y

Theo Tây y, cơ chế sinh bệnh khá phức tạp, đa số là thông qua kháng thể IgE, trong đó có vai trò quan trọng của các chất trung gian hóa học, nhất là histamin. Do đó, thuốc dùng để trị bệnh mề đay với mục đích làm giảm hoặc làm mất các triệu chứng dị ứng, điều chỉnh các rối loạn chức năng, tổn thương tốt chứ bằng cách vô hiệu hóa các chất hóa học trung gian.

Theo Tài liệu hướng dẫn, chẩn đoán và điều trị bệnh Da liễu có những loại thuô’c được dùng trong điều trị bệnh mày đay gồm có:

  • Thuốc histamin H1, H2
  • Corticoid (dạng uống hoặc tiêm)
  • Epinephrin (adrenalin)

Lưu ýViệc dùng thuốc phải dựa trên tình trạng bệnh, và bệnh nhân cụ thể, bệnh nhân không tự ý dùng.

– Ưu điểm: Thuốc tây y dùng cho trường hợp bị mề đay cấp tính giúp giảm triệu chứng nhanh, tức thì.

– Nhược điểm: Thuốc có thể gây nhiều tác dụng phụ như thuốc kháng histamin có thể gây khô miệng, táo bón, buồn ngủ, dùng liều cao có thể bị co giật, li bì hoặc thuốc như Corticoid chống chỉ định với bệnh mề đay mạn tính vô căn.

Ngoài ra, theo tài liệu của Bộ Y tế, trong nhiều trường hợp thuốc chính là nguyên nhân gây mề đay ngay cả các loại thuốc chống dị ứng.

Một số nhóm thuốc tân dược có thể gây mày đay thường gặp nhất gồm:

  • Nhóm bêta-lactam
  • Nhóm cyclin, macrolid, chloramphenicol.
  • Nhóm thuốc chống viêmkhông steroid
  • Các vitamin
  • Các loại vắcxin
  • Huyết thanh
  • Thuốc chống sốt rét
  • Thuốc ức chế men chuyển
  • Thuốc chống dị ứng glucocorticoid, prednisolon, dexamethason
  • Các kháng histamin tổng hợp như clarytin, theralen…

Nhìn chung, tất cả các loại thuốc, các đường đưa thuốc vào cơ thể đều có thể gây mày đay. Triệu chứng mề đay do thuốc có thể đơn thuần hay kèm sốt, đay khớp, nổi hạch, tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp sốc phản vệ uy hiếp đến tính mạng. Vì thế, bệnh nhân phải cực kì thận trọng khi dùng thuốc.

Xem ngay: 3 Cách trị nổi mề đay hiệu quả được Bác Sĩ khuyên dùng

3. Điều trị mề đay bằng phương pháp Đông y

Theo TS.BSCKII. Dương Trọng Nghĩa (Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam), mề đay là bệnh thuộc “phong” được chia thành nhiều thể khác nhau như thể phong hàn hay phong nhiệt, bất túc. Nguyên nhân do nội nhân và ngoại nhân, trong đó, nội nhân do can, phế yếu, tỳ thấp quá thịnh, âm huyết bất túc, huyết hư mà sinh ngứa, sẩn.

Nguyên tắc điều trị của Đông y là “trị phong tiên trị huyết, huyết hành phong tự diệt”, có nghĩa là việc điều trị nhằm mục đích giúp máu lưu thông, giải độc cơ thể.

Ưu điểm: Dựa trên những dược liệu từ thiên nhiên vì thế rất hiếm khi có tác dụng phụ. An toàn cho cả trẻ em, phụ nữ mang thai, đặc biệt là những bệnh nhân mạn tính, dễ tái phát.

Nguyên tắc điều trị mề đay của Đông y là ‘bổ huyết, trừ phong’ lấy việc điều trị căn nguyên làm gốc, do đó, hiệu quả thường tận gốc, lâu dài.

– Nhược điểm: Phức tạp trong chế biến và mất thời gian. Tuy nhiên, nhược điểm này đã được khắc phục bằng công nghệ chế biến thuốc hiện đại dưới dạng cao, đóng túi.

Hiện nay, những bài thuốc Đông y được các bệnh viện, trung tâm y học cổ truyền, nhà thuốc nghiên cứu, ứng dụng và được ghi nhận có hiệu quả với nhiều bệnh trong đó có mề đay mẩn ngứa, đặc biệt là mề đay mạn tính. Nói đến thuốc đông y chữa bệnh mề đay, bài thuốc gia truyền của dòng họ Đỗ Minh tại Hà Nam từ lâu đã được nhiều người đánh giá cao về hiệu quả điều trị bệnh.

Trong số, hàng trăm bài thuốc chữa mề đay của cổ nhân, nhà thuốc dòng họ Đỗ Minh Đường đã cho ra đời 3 bài thuốc quý Đông y gia truyền trị mề đay mẩn ngứa. Bài thuốc là sự kết hợp của 3 phương thuốc: Thuốc trị mề đay mẩn ngứa, thuốc bổ gan dưỡng huyết, thuốc bổ thận giải độc.

# Bài thuốc đặc trị mề đay mẩn ngứa với dược liệu chính gồm: Diệp hạ châu, hạ khô thảo, sài đất, bồ công anh, kim ngân cành, tơ hồng xanh, nhân trần…

Tác dụng: Mát gan, thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm sưng, đặc trị mề đay mẩn ngứa, dị ứng.

# Bài thuốc bổ gan, dưỡng huyết với các dược liệu chính gồm cà gai, lá chanh, sài hồ nam, ngải cứu, bách bộ, tơ hồng xanh, xích đồng đỏ,…

Tác dụng: Thuốc có tác dụng bổ gan, nhuận gan, tăng cường chức năng gan, dưỡng huyết, giải độc làm tăng cường sức đề kháng của cơ thể.

# Thuốc bổ thận, giải độc với các dược liệu gồm hoàng kỳ, hạnh phúc, xích đồng, tơ hồng xanh, cà gai, bách bộ, gắm, cành sung, bồ công anh, nhân trần, …

Tác dụng: Có tác dụng bổ thận, giải độc, tăng cường chức năng thận, bài tiết độc tố của cơ thể ra ngoài giúp loại bỏ các tác nhân gây bệnh mề đay mẩn ngứa, ngoài ra thuốc còn có tác dụng tăng cường sức đề kháng, ngăn không cho các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể.

– Cách dùng: Thuốc được chế biến dưới dạng cao, bệnh nhân chỉ cần pha một lượng cao theo chỉ dẫn của thầy thuốc pha với nước ấm và dùng trong ngày.

Thuốc có thể dùng cho cả trẻ em, phụ nữ mang thai, cho con bú, người già suy nhược cơ thể.

Đây là bài thuốc được giới chuyên môn đánh giá cao vì ngoài bài thuốc đặc trị mề đay mẩn ngứa, còn đi kèm 2 bài thuốc hỗ trợ giúp hiệu quả trị bệnh tăng gấp đôi. Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh – Nguyên Trưởng khoa Nội Bệnh viện Y học cổ truyền Trung Ương cho biết: “Tôi đánh giá cao bài thuốc đặc trị vì những thành phần đều mang tính dược liệu cao, trị đúng căn nguyên của bệnh mề đay mẩn ngứa. Ngoài ra, 2 bài thuốc hỗ trợ bổ gan, dưỡng huyết và bổ thận giải độc vừa có tác dụng hỗ trợ, rút ngắn thời gian điều trị bệnh vừa có tác dụng phòng tránh bệnh tái phát rất tốt.

Trong khi phương pháp dân gian hay tây y rất khó sử dung an toàn với trẻ em, phụ nữ mang thai, cho con bú thì bài thuốc của dòng họ Đỗ Minh lại hoàn toàn khắc phục được nhược điểm này”.

Lưu ý: Bài thuốc dựa trên từng tình trạng bệnh và cơ địa mỗi người được các bác sĩ điều chỉnh phù hợp. Bệnh nhân nên đến trực tiếp Nhà thuốc Đông y Đỗ Minh Đường – Địa chỉ Số 37A ngõ 97 Văn Cao, phường Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội để được thăm khám và bốc thuốc chính xác nhất. Hoặc liên hệ hotline 0963 302 349 để được tư vấn thêm.

Được biết, bài thuốc này do Lương y Đỗ Minh Tuấn – hậu duệ đời thứ 5 của dòng họ Đỗ Minh nghiên cứu và bào chế từ những bài thuốc Đông y gia truyền của dòng họ. Với bài thuốc này hàng nghìn bệnh nhân đã không còn phải mất ăn, mất ngủ vì mề đay. Nhiều bệnh nhân bị mề đay dai dẳng cũng đã hết hẳn những triệu chứng. Với sự đóng góp này, nhà thuốc dòng họ Đỗ Minh đã được vinh danh đón nhận giải thưởng Cúp Vàng “Sản phẩm tin cậy – Nhãn hiệu ưa dùng – Dịch vụ hoàn hảo năm 2017″.

=>> Tham khảo thêm đánh giá về hiệu quả chữa bệnh của Nhà thuốc Đỗ Minh Đường tại đây.

Trên đây là những thông tin tổng quan về bệnh mề đay và các phân tích về cách điều trị mề đay của các chuyên gia đầu ngành, hy vọng đã giúp được bạn đọc có cái nhìn rõ hơn về bệnh, từ đó tìm được phương pháp điều trị hiệu quả nhất.

Nhà thuốc dòng họ Đỗ Minh Đường

– Dòng họ Đỗ Minh trải qua 150 năm chữa bệnh cứu người với 5 đời lương y danh tiếng.

– Nhà thuốc được cấp phép hoạt động bởi Sở Y tế Hà Nội.

– Tất cả dược liệu được dùng là thảo dược sạch 100%. Thuốc được bào chế dạng cao dễ sử dung, thuận tiện mang theo người.

– Lương y Đỗ Minh Tuấn từng tốt nghiệp học viện y dược học cổ truyền, hiện giữ chức vụ giám đốc phụ trách chuyên môn được Sở Y tế Hà Nội cấp chứng chỉ hành nghề.

XEM THÊM

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo