Thuốc Loratadin chống dị ứng dùng thế nào? Giá bán là bao nhiêu?

Thuốc Loratadin có tên quốc tế chung là loratadine, đây là thuốc chống dị ứng tiêu biểu cho nhiều tình trạng như mày đay, viêm mũi dị ứng…Dưới đây là một số thông tin về công dụng, liều dùng, cách sử dụng và giá bán của thuốc bạn đọc có thể tham khảo.

>> Asthmatin gồm thành phần gì? Công dụng ra sao? Giá bán bao nhiêu?

>> Thuốc hyland’s hives chữa mề đay có tốt không? Giá bán bao nhiêu?

Loratadin là thuốc gì?

Loratadin là thuốc kháng histamin 3 vòng. Khác với thế hệ cũ, thuốc này không phân bố vào não nên không gây buồn ngủ. Đây là thuốc chống dị ứng và dùng trong các trường hợp quá mẫn.

Thiết kế bao bì và đóng gói

Hiện nay loratadin được sản xuất bởi nhiều thương hiệu thuốc khác nhau như Traphaco, Stada, TV Pharm… Thuốc thường có dạng viên nén đóng vỉ bao film. Các sản phẩm thuốc khá đa dạng nhưng thường là thuốc loratadin 10mg, 1 vỉ 10 viên. Ngoài ra một số biệt dược mới được sản xuất với hàm lượng loratadin 5mg.

Thuốc Loratadin thường được sản xuất dạng viên nén hàm lượng 10mg

Thuốc Loratadin thường được sản xuất dạng viên nén hàm lượng 10mg

Bên cạnh thuốc dạng viên, Loratadin còn được có dạng siro và viên ngậm.

Công dụng thuốc Loratadin là gì?

Loratadin có tác dụng trị ngứa, nổi mề đay liên quan đến histamin. Thuốc này giúp ngăn chặn và kìm hãm phản ứng giải phóng histamin quá mức của cơ thể. Đây là phản ứng thường gây viêm mũi dị ứng, nổi mề đay và ngứa ngáy.

Bên cạnh đó thuốc này cũng được sử dụng để trị các triệu chứng như chảy nước mũi, nước mắt, hắt hơi do cảm mạo hoặc dị ứng.

Thuốc Loratadin không có tác dụng lâm sàng với phản ứng dị ứng nghiêm trọng như sốc phản vệ. Những trường hợp được kê epinephrine để trị phản ứng dị ứng nặng thì cần luôn mang theo thuốc và dụng cụ tiêm epinephrine bên mình. Tuyệt đối không dùng Loratadin thay cho epinephrine.

Tuy nhiên, thuốc này có thể được sử dụng để bổ trợ trong điều trị cấp cứu sốc phản vệ và phù mạch (phù Quincke) nặng. So với thuốc kháng histamin thế hệ 1 (cũ), công dụng của thuốc Loratadin vượt trội hơn. Thuốc có tác dụng kéo dài, ít hoặc không gây buồn ngủ và có khả năng kháng muscarin.

Thuốc Loratadin chữa bệnh gì?

Loratadin được chỉ định áp dụng cho những bệnh lý sau:

Thuốc Loratadin được chỉ định điều trị ngứa nổi mề đay, viêm mũi dị ứng...

Thuốc Loratadin được chỉ định điều trị ngứa nổi mề đay, viêm mũi dị ứng… 

  • Viêm mũi dị ứng: Sổ mũi, hắt hơi, ngứa mũi, chảy nước mũi.
  • Viêm kết mạc dị ứng, ngứa và chảy nước mắt do dị ứng.
  • Ngứa nổi mày đay liên quan đến histamine.
  • Các bệnh về da do dị ứng khác.
  • Côn trùng đốt, ngứa

Liều dùng của Loratadin như thế nào?

Tùy vào độ tuổi của người sử dụng thuốc, liều lượng cần dùng sẽ khác nhau:

Người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên

Mỗi ngày uống 1 viên.

Trẻ em từ 2 – 12 tuổi

  • Cân nặng từ 30kg trở lên: Uống 1 viên/lần/ngày hoặc 2 muỗng cà phê siro (=10mg thuốc) mỗi ngày.
  • Cân nặng dưới 30kg: Uống ngày 1 lần, mỗi lần ½ viên hoặc 1 muỗng cà phê siro mỗi ngày.

Cách dùng Loratadin

1. Sử dụng thuốc Loratadin như thế nào?

  • Nếu tự điều trị theo hướng không kê toa, cần đọc kỹ hướng dẫn trên tờ thông tin của thuốc.
  • Nếu bác sĩ chỉ định dùng thuốc, hãy tuân thủ đúng những chỉ dẫn điều trị từ bác sĩ.
  • Dùng thuốc đường miệng cùng thức ăn hoặc không. Mỗi ngày thường sử dụng liều một lần theo chỉ định của bác sĩ hoặc hướng dẫn của nhà sản xuất.
  • Không tự ý tăng liều hoặc uống thuốc thường xuyên hơn so với chỉ dẫn.
  • Sau 3 ngày sử dụng thuốc, triệu chứng dị ứng không được cải thiện hoặc sau 6 tuần, phát ban trên da không biến mất thì cần thông báo ngày cho bác sĩ.
  • Khi dùng thuốc, nếu tình trạng xấu đi hoặc người bệnh gặp các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như dị ứng nặng hoặc sốc phản vệ thì cần đi cấp cứu nhanh chóng.

2. Cần làm gì nếu quên một liều?

Nếu quên một liều thuốc hãy sử dụng lại càng sớm càng tốt. Tuy nhiên nếu thời điểm nhớ ra đã quên uống thuốc quá gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên. Sử dụng thuốc đúng như kế hoạch, không tăng gấp đôi liều lượng để bù liều.

3. Cần làm gì nếu dùng thuốc quá liều?

Ở người lớn, dùng thuốc Loratadin quá liều (40 – 180mg) có thể dẫn đến các triệu chứng như: Buồn ngủ, tim đập nhanh, nhức đầu… Đối với trẻ em, uống quá liều sẽ gây hiện tượng đánh trống ngực…

Liên hệ ngay đến trung tâm cấp cứu 115 khi gặp tác dụng phụ do dùng thuốc quá liều

Liên hệ ngay đến trung tâm cấp cứu 115 khi gặp tác dụng phụ do dùng thuốc quá liều

Nếu có các biểu hiện trên, người bệnh nên liên hệ ngay đến trung tâm cấp cứu 115 hoặc nhanh chóng đến các cơ sở y tế địa phương gần nhất để được hỗ trợ.

Tác dụng phụ của thuốc là gì?

Thuốc Loratadin không gây buồn ngủ nhưng có thể tạo ra những phản ứng phụ nhất định. Một số tác dụng phụ ít nghiêm trọng, người dùng thuốc có thể gặp là:

  • Đau đầu, căng thẳng.
  • Cảm thấy mệt mỏi.
  • Khô miệng, đau họng, khản giọng.
  • Chảy máu mũi.
  • Mắt nhìn mờ, đỏ mắt.
  • Đau bụng, tiêu chảy.
  • Phát ban da.

Ngoài những phản ứng trên, người dùng thuốc còn có thể gặp những tác dụng nguy hiểm hơn:

  • Nhịp tim không đều hoặc đập nhanh.
  • Cảm giác có thể ngất xỉu.
  • Vàng da, vàng mắt.
  • Động kinh, co giật.

Nếu gặp phải những tình trạng này, người bệnh dần liên hệ ngay cho bác sĩ. Trong rất ít trường hợp nhưng không phải không thể xảy ra, Loratadin có thể dẫn tới rụng tóc, chức năng gan bất thường, sốc phản vệ.

Khi có các triệu chứng của phản ứng dị ứng nghiêm trọng như khó thở, phát ban, sưng môi, sưng mặt, lưng lưỡi hoặc sưng ở cổ họng, tim đập loạn, muốn nôn, nôn, muốn ngất xỉu… thì người bệnh cần đi cấp cứu kịp thời.

Tương tác thuốc

1. Thuốc Loratadin tương tác với thuốc nào?

  • Sử dụng Loratadin đồng thời với cimetidin sẽ làm tăng nồng độ loratadin trong huyết tương 60%.
  • Điều trị đồng thời Loratadin với ketoconazol sẽ làm tăng nồng độ Loratadin trong huyết tương gấp 3 lần.
  • Điều trị cùng lúc Loratadin với erythromycin làm tăng nồng độ Loratadin trong huyết tương tới 40% và tăng nồng độ chất chuyển hóa descarboethoxyloratadin 46%.
  • Người bệnh nên thận trọng khi sử dụng thuốc cùng lúc với các dược phẩm có tác động ức chế chuyển hóa gan.
  • Không nên sử dụng desloratadine khi đang sử dụng Loratadin.

Loratadin tương tác với một số thuốc, trong đó có Ketoconazol

Loratadin tương tác với một số thuốc, trong đó có Ketoconazol

Tương tác giữa các thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc thúc đẩy các tác dụng phụ. Người bệnh nên thông báo với bác sĩ những loại thuốc đang sử dụng trước khi uống Loratadin để đảm bảo an toàn.

2. Loratadin tương tác với thực phẩm nào?

Rượu, bia, thuốc lá có thể làm ảnh hưởng đến hiệu quả của một số loại thuốc. Bên cạnh đó, bệnh nhân dùng thuốc Loratadin cùng không nên ăn bưởi chùm. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có chế độ ăn uống phù hợp nhất khi dùng thuốc.

Những lưu ý/ điều cần thận trọng khi dùng thuốc

1. Những đối tượng chống chỉ định sử dụng

  • Người mẫn cảm hoặc dị ứng với các thành phần của thuốc
  • Trẻ em dưới 2 tuổi

Ngoài ra, những người có các vấn đề sau đây cần thận trọng khi dùng thuốc Loratadin:

  • Bệnh nhân hen suyễn cấp tính
  • Phì đại tuyến tiền liệt
  • Người bị tiểu đường tuýp 2
  • Bị bí tiểu hoặc tắc nghẽn đường tiết niệu.
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú.
  • Bệnh nhân bị suy thận và gan.
  • Người già trên 60 tuổi
  • Lái xe, vận hành máy móc hoặc đòi hỏi sự tỉnh táo.
  • Cường giáp
  • Tăng huyết áp
  • Bệnh tim hoặc mạch máu.

Người bệnh cần thông báo với bác sĩ nếu có các vấn đề trên hoặc mắc các bệnh lý khác để có các biện pháp điều trị phù hợp và an toàn hơn.

2. Những lưu ý trước khi dùng thuốc Loratadin

– Thông báo với bác sĩ các vấn đề sau:

Nên thông báo với bác sĩ những bệnh lý đang mắc và những thuốc đang dùng

Nên thông báo với bác sĩ những bệnh lý đang mắc và những thuốc đang dùng

  • Những bệnh lý đang gặp phải
  • Các loại thuốc đang sử dụng, bao gồm cả thuốc kê toa và không kê toa, thực phẩm chức năng, vitamin, sản phẩm thảo dược, thuốc cảm cúm – cảm lạnh, thuốc dị ứng…
  • Đang có ý định mang thai, đang mang thai hoặc cho con bú.
  • Định dùng cho người cao tuổi hoặc trẻ em.

– Loratadin có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm. Vì vậy cần ngưng sử dụng thuốc khoảng 48 giờ trước khi tiến hành các xét nghiệm, nhất là các thử nghiệm trên da. Bởi vì thuốc kháng histamine thường làm mất hoặc giảm những triệu chứng của phản ứng dương tính trên da.

3. Phụ nữ có thai hoặc người đang cho con bú cần biết điều gì?

Hiện nay chưa có những nghiên cứu đầy đủ về sử dụng Loratadin ở phụ nữ đang có thai.

Loratadin có thể tiết vào sữa mẹ. Vì vậy khi có ý định dùng thuốc này, phụ nữ có thai và người đang cho con bú cần lắng nghe chỉ dẫn của bác sĩ, cân nhắc kỹ giữa lợi ích và rủi ro khi sử dụng thuốc.

Bảo quản thuốc như thế nào?

Bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng, tránh nơi có ánh sáng mặt trời trực tiếp và nơi có độ ẩm cao.

Không để thuốc trong ngăn đá tủ lạnh hoặc phòng tắm.

Bảo quản thuốc xa tầm tay của trẻ em và thú nuôi trong nhà.

Khi thuốc hết hạn sử dụng, không nên vứt vào bồn cầu. Hãy tham khảo ý kiến của dược sĩ hoặc công ty quản lý rác thải địa phương để biết cách tiêu hủy an toàn.

Loratadin giá bao nhiêu, mua ở đâu?

Hiện nay có nhiều công ty dược phẩm sản xuất Loratadin do đó giá bán thuốc loratadin 10mg cũng khác nhau. Ví dụ:

  • Loratadin 10mg với tên biệt dược là ALORAX do Công ty Pymepharco có giá bán 1.000 VNĐ/viên.
  • Loratadin 10mg với tên biệt dược là EFTILORA Hộp 10 vỉ x 10 viên do Công ty F.T.Pharma có giá 568 VNĐ/viên.
  • Loratadin 10mg với tên biệt dược LORAVIDI do VIDIPHA sản xuất có giá 315 VNĐ/viên.

(Giá tham khảo từ Các mặt hàng dược phẩm doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn giá năm 2015-2016).

Loratadine được dùng nhiều trong các đơn thuốc và có bán rộng rãi tại các nhà thuốc trên toàn quốc, bệnh nhân có thể mua tại các quầy thuốc địa phương, các đại lý thuốc hoặc quầy thuốc bệnh viện.

Loratadin giúp khắc phục mề đay mẩn ngứa, dị ứng da và viêm mũi dị ứng khá hiệu quả. Tuy nhiên nếu không hiểu rõ về thuốc và sử dụng không đúng cách người dùng có thể gặp phải những tác dụng phụ hoặc tương tác thuốc nguy hiểm. Những thông tin trên chỉ mang tính tham khảo, không thay thế cho những chỉ dẫn điều trị của bác sĩ. Người dùng nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ để đảm bảo dùng thuốc Loratadin an toàn và hiệu quả nhất.

XEM THÊM

Bình luận (26)

  1. Nguyễn Phương Lan says: Trả lời

    Chẳng hiểu sao em uống thuốc lại buồn ngủ và thấy mệt mệt sao ý

    1. Hương says: Trả lời

      Bạn uống có thấy đỡ hơn không mà mình uống vẫn nổi mề đay thường xuyên

      1. hoa says: Trả lời

        mình thấy giảm ngứa nhanh, chỉ khoảng 15p là các nốt sần đỏ tịt luôn nhưng hôm sau lại đâu vào đấy. thuốc tây mình uống nhiều loại rồi đều như vậy, chắc không chữa khỏi hẳn được đâu

  2. trần thị trang says: Trả lời

    https://dominhduong.com/chua-me-day-man-ngua-triet-de-nho-bai-thuoc-dong-y-gia-truyen-dong-ho-do-minh-1488.html mình được mách cho bài thuốc nam gia truyền của dòng họ Đỗ Minh, cũng sợ mùi thuốc đông y lắm nhưng thấy bảo thuốc dạng cao sắc sẵn chỉ cần pha với nước nóng khuấy tan rất dễ uống. Qua tìm hiểu được biết thuốc đông y có thể trị tận gốc bệnh và rất lành tính, chỉ cần cố gắng uống đủ liệu trình sẽ khỏi

    1. Hiền says: Trả lời

      Tớ biết nhà thuốc này, phòng khám ở Văn Cao thì phải, mới được em đồng nghiệp giới thiệu đến đây định cuối tuần này đến khám

      1. trần thị trang says: Trả lời

        Phòng khám này có 2 cơ sở bạn nhé. Hà Nội : số 37A, ngõ 97, Văn Cao, Ba Đình sđt 0963302349. Hồ Chí Minh: số 100, đường Nguyễn Văn Thương, phường 25, Quận Bình Thạnh, sđt 0938449768

      2. Lương says: Trả lời

        Cho mình xin địa chỉ cụ thể, nếu đến khám có cần đặt lịch gì không?

      3. Phạm Duy Long says: Trả lời

        Thuốc có bán tại các tỉnh lẻ không thế, mình ở Hải Dương muốn mua thuốc thì liên hệ bằng cách nào

  3. Nguyễn Thị Huyền says: Trả lời

    Có thuốc nào uống không ảnh hưởng đến chu kì kinh nguyệt không, tôi uống mà kinh nguyệt thất thường liên tục, mà cũng uống mấy loại thuốc chống dị ứng kiểu như này rồi

    1. lan says: Trả lời

      giờ nhìn thấy thuốc viên kiểu này là mình thấy sợ, vừa uống xong cảm nhận được đau dạ dày luôn mà còn buồn nôn nữa, khiếp lắm

      1. Lê Mỹ Duyên says: Trả lời

        Mọi người đừng lạm dụng thuốc quá không tốt đâu. Mình ngứa quá mới uống còn bình thường là áp dụng mấy mẹo trên mạng họ hướng dẫn, mình thấy có đỡ ngứa chỉ k nhanh bằng uống thuốc thôi nhưng đỡ hại đến sức khỏe

  4. Trần hải Yến says: Trả lời

    Mình bị mề đay sau sinh lên nhiều mụn lắm, cứ từng mảng càng gãi thì càng ngứa, càng lan rộng. Lúc chưa mang bầu mình bị như này rồi nhưng chỉ nổi lên 1 ít ở tay thôi. Giờ nhìn sợ quá mà chỉ dám tắm lá khế, lá chè hay lá kinh giới chứ thuốc uống thuốc bôi không dám động đến. Bạn nào có cách chữa mề đay sau sinh an toàn mà hiệu quả không. Mình cảm ơn

    1. thảo nguyễn says: Trả lời

      cái bệnh này càng gãi càng làn rộng, mình người lớn còn đỡ chứ trẻ nhỏ thì khổ lắm, k kiểm soát đc cứ ngứa là gãi nên chảy máu xước ra nhìn xót lắm. con mình mới 3 tuổi mà hơn tháng rồi chữa mãi k khỏi

      1. Đinh Thị Thủy says: Trả lời

        Mọi người tìm hiểu trên mạng về bài thuốc nam của dòng họ Đỗ Minh đi, thuốc an toàn cho cả trẻ nhỏ và sau sinh, nhiều người chữa khỏi dứt điểm nhờ bài thuốc đó rồi đấy

      2. Hiên says: Trả lời

        bé nhà tôi đi viện da liễu trung ương 2 lần nhưng chẳng có kết quả gì mà bác sĩ nói sẽ khỏi được. giờ chẳng biết nên tin tưởng ai nữa, cứ kháng sinh mãi như này tôi thấy k ổn

      3. Khúc Thị Nga says: Trả lời

        Con gái tôi viêm mũi dị ứng cũng uống cả thuốc tây, thuốc bắc mà 1 năm vẫn bị tái phát 4,5 lần

  5. kim says: Trả lời

    các mẹ không phải lo lắng khi con bị mề đay mẩn ngứa chữa mãi không khỏi nữa đâu. mình đang cho con uống thuốc nam chỗ này rất hiệu quả đấy ạ, mà các mẹ xác định cho con uống thuốc đông y không nóng vội đc đâu vì thuốc tác dụng từ từ chứ k thể khỏi nhanh như thuốc tây rồi tái phát liên tục. thuốc nam vừa dễ uống lại an toàn cho trẻ nhỏ, bé nhà mình 2 tuổi đã uống đc rồi, uống được hơn tháng mình thấy người con ít mần đỏ hơn trước nhiều lắm, giờ chỉ nổi 1 ít ở bụng với tay thôi. bác sĩ nói uống hết liệu trình tháng này là sẽ khỏi. trên báo  họ cũng đăng tải thông tin về bài thuốc của dòng họ này nhiều lắm, các mẹ đọc đi https://eva.vn/tin-tuc-suc-khoe/bat-mi-bai-thuoc-nam-chua-me-day-o-tre-em-an-toan-hieu-qua-c296a355343.html

    1. dương says: Trả lời

      bao nhiêu tiền 1 lọ thuốc thế bạn, uống bao nhiêu lọ thì mới có tác dụng

      1. Trang says: Trả lời

        Bé nhà mình bụng dạ kém uống có sao không ?

      2. Nguyệt Phạm says: Trả lời

        Bạn cho mình xin địa chỉ đi, mình đưa con đến khám luôn chứ sốt ruột lắm rồi

      3. kim says: Trả lời

        Liệu trình uống theo tháng và mỗi tháng hết 2,4 triệu bạn nhé, thuốc dạng cao được sắc đóng sẵn trong lọ thủy tinh rồi, mỗi tháng uống 12 lọ. Nếu cơ địa hấp thụ thuốc tốt thì nhanh đỡ, như bé nhà mình uống gần hết tháng thứ nhất thì mình thấy các vết sần đỏ giảm dần

  6. Nguyễn Đình Dũng says: Trả lời

    Mẹ tôi dị ứng thời tiết, mãn tính lâu năm uống có khỏi được không, bà còn bị huyết áp cao nữa

  7. Trần Văn Khải says: Trả lời

    Tôi bị tiểu đường uống được chứ, tôi đang uống tiêu phong đơn nhưng không thấy khỏi muốn chuyển sang thuốc khác mà chỉ sợ vẫn bị tái phát liên tục

    1. Thoa says: Trả lời

      Tiêu phong đơn tôi uống 3 lọ rồi mà chẳng thấm vào đâu nên tôi bỏ

  8. Bùi Ngọc Hân says: Trả lời

    Mọi người cho tôi hỏi chút. Trên facebook họ quảng cáo thuốc chữa mề đay chỉ mấy ngày là khỏi liệu có thật không, thuốc thảo dược chẳng rõ nguồn gốc thế nào nên cũng không thấy yên tâm lắm

    1. Liên says: Trả lời

      Chắc khỏi xong được thời gian lại tái phát thôi chứ chữa dễ như thế thì nhiều người đã không bị mãn tính như vậy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo