Các bệnh da liễu thường gặp vào mùa hè
Bạn rất dễ bắt gặp các triệu chứng về bệnh da liễu như ngứa, nổi mẩn, mụn…vào mùa hè nhưng ít người biết đó là bệnh gì, điều trị ra sao. Dưới đây là một số các bệnh da liễu thường gặp vào mùa hè để các bạn có thể dễ dàng nhận biết khi gặp các triệu chứng, từ đó có cách điều trị và phòng tránh thích hợp.
Theo Bác sĩ Trịnh Xuân Vinh (Bệnh viện Da liễu Trung Ương) cho biết, mùa hè nắng nóng là thời gian rất dễ mắc các bệnh về da. Theo bác sĩ Vinh, bệnh nhân đến khám nhiều thuộc các bệnh lý nhiễm trùng, dị ứng như nổi mẩn đỏ, mụn nước, mẩn ngứa…
Nguyên nhân gây các bệnh về da vào mùa hè là do thời tiết nóng, độ ẩm cộng thêm các yếu tố nắng và một số tác động môi trường khác gây kích thích lên da làm cho các đầu mút thần kinh bị kích thích, tạo nên những phản ứng không có lợi, da bị ngứa ngáy nhiều.
Các bệnh da liễu thường gặp vào mùa hè chủ yếu do không biết cách vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt là vùng kín cơ thể khiến ngứa ngáy rồi gãi và có thể gây nhiễm trùng. Ngoài ra, ánh nắng mặt trời có thể gây tình trạng bỏng nắng, đỏ, sạm da, ung thư da.
3 bệnh da liễu thường gặp ở trẻ em vào mùa hè
1. Rôm sảy
Rôm sảy là tình trạng da của bé có những nốt mẩn đo, có mun nước trong, đôi khi có mụn mủ xen lẫn. Rôm sảy thường xuất hiện ở các vị trí là các vùng da bài tiết nhiều mồ hôi như ngực, lưng, trán…còn ở trẻ sơ sinh có thể còn gặp ở mặt và cổ.
Trẻ bị rôm sảy có cảm giác ngứa ngáy, bứt rứt, khó chịu nên quấy khóc từ đó ảnh hưởng đến thể chất của trẻ.
Trẻ bị rôm sảy không được chăm sóc, điều trị kịp thời sẽ gây nên những biến chứng nguy hiểm
như nhiễm trùng, sốc nhiệt dẫn đến sót, chóng mặt, hạ huyết áp, thậm chí là đột quỵ.
Khi trẻ bị rôm sảy, phụ huynh nên tắm cho trẻ bằng nước mát, chọn loại sữa tắm thích hợp với trẻ có độ PH từ 4.5 đến 6.5.
Xem thêm Cách chăm sóc trẻ bị rôm sảy
2. Viêm nang lông
Bệnh xảy ra ở mọi vùng da có lông trên cơ thể với những triệu chứng như sẩn ngứa, mụn mủ, các vết chợt, vẩy tiết ở cổ nang lông. Nhiễm khuẩn có thể lan sau hơn toàn bộ nang lông như viêm chân tóc. Khi nang lông bị áp-xe tức là đã biến thành nhọt, nặng hơn là nhọt cụm.
3. Chốc lở
Trẻ bị hăm, lở vùng bẹn, bìu, kèm nhiều mụn ở mông dẫn đến da bị nhiễm trùng. Có đến 90% trẻ bị chốc lở ở độ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo, con số này lớn hơn khi vào mùa hè.
Triệu chứng của bệnh ban đầu là những dát đỏ, kích thước từ 1cm, sau đó nhanh chóng tạo thành bọng nước, bọng nước nhăn nheo, có quầng đỏ, mủ đục. Các bọng nước sẽ dập vỡ, đóng vảy và tiết màu vàng nâu.
Trẻ bị chốc lở thường ngứa, viêm hạch lân cận, có thể xuất hiện các triệu chứng như sốt.
Bệnh tuy không gây nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị có thể gặp một số biến chưng như chàm hóa, chốc loét, nhiễm trùng máu, viêm cầu thận cấp…
Cách điều trị nên tắm rửa cho trẻ sạch sẽ, dùng thuốc tím pha loãng 1/10.000 hoặc dùng nước lá chè xanh đun sôi để tắm cho trẻ. Sau đó dùng một số thuốc sát trùng như betadine hoặc dung dịch thuốc màu methylen (xanh) tẩm vào bông tăm rồi bôi lên vùng da bị tổn thương.
Xem thêm: Bệnh chốc lở ở trẻ em
3 bệnh da liễu thường gặp ở người lớn vào mùa hè
1. Mụn trứng cá
Mụn trứng cá là bệnh da da tăng tiết chất bã và viêm của hệ thống nang lông truyến bã, thường xuất hiện ở vị trí nhiều chất bã như mặt, lưng, ngực. Vào mùa hè, mồ hôi ra nhiều lại càng khiến da bị bí bách, vì thế hãy chú ý vệ sinh da mặt, không nặn mụn và tránh lạm dụng mỹ phẩm.
2. Mụt nhọt
Mụn nhọt là bệnh da liễu thường gặp nhất vào mùa hè, đây là hiện tượng những u bướu nhỏ chứa đầy mủ và gây đau nhức.
Nguyên nhân là do những vi khuẩn bên ngoài xâm nhập vào nang lông và phát triển thành mầm
bệnh. Mụn nhọt có thể xuất hiện mọi nơi trên cơ thể, một số vùng đặc biệt còn gây nguy hiểm lớn như vùng mặt quanh miệng, thường gọi là “đinh râu”. Chúng có thể gây nhiễm khuẩn huyết, tắc tĩnh mạch, thậm chí gây tử vong ở người. Bởi những nguy hiểm đó nên chúng ta cần trang bị kiến thức để điều trị chúng khi mắc phải.
Cách điều trị: thường xuyên giữ gìn vệ sinh cá nhân và chỗ ở sạch sẽ; nâng cao sức đề kháng của cơ thể bằng cách ăn uống thêm nhiều thực phẩm chứa vitamin và đạm.
Và bạn hãy nhớ tuyệt đối không chích nặn mụn nhọt ở giai đoạn đang viêm tẩy, mụn chưa hóa mủ để tránh biến chứng nhiễm khuẩn.
2. Viêm da bị ứng
Bệnh bùng phát nhiều nhất vào mùa nắng nóng do nhiệt độ quá cao làm cơ thể rối loạn nhiệt, rối loạn tuần hoàn là môi trường thuận lợi của viêm da dị ứng, viêm da cơ địa. Bệnh có đặc tính là ngứa, càng nóng càng ngứa, ngứa dẫn đến gãi không kiểm soát, từ đây dễ khiến da bị lở loét, nhiễm trùng.
3. Nấm da
Bệnh nấm da là loại bệnh nhiễm trùng da thường gặp, do những chủng nấm xâm nhập qua da thông qua các vết xước nhỏ tiến triển dần tạo nên bệnh lý này. Khí hậu nóng ẩm hay vệ sinh da kém là một trong số các nguyên nhân phổ biến dẫn tới nấm da.
Chúng ta thường nghe nói đến hắc lào, đó là một biểu hiện lâm sàng kinh điển nhất của bệnh nấm da. Vùng da bị nấm có màu đỏ hồng, có vảy nhỏ và ngứa. Ngoài ra còn có mụn nước tập trung ở bờ tổn thương.
Khi bị nấm da, tùy theo mức độ của bệnh bạn có thể chọn thời gian và phương pháp điều trị phù hợp. Một số loại thuốc đặc tri bôi tại chỗ như Terbinafine, Ketoconazole, Intraconazole,…có thể giúp bạn trị khỏi những vùng nấm da xấu xí.
Các căn bệnh này cần phải được điều trị kịp thời, nếu không sẽ diến biến nặng, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe.
Xem thêm Nấm da – Triệu chứng và cách điều trị
Cách phòng tránh, bảo vệ da mùa nắng nóng
- Chủ động vệ sinh chăn màn, giường chiếu, quần áo và các vật dụng khác.
- Nên mặc quần áo rộng rãi, chất liệu dễ thấm hút mồ hôi.
- Tránh đi ra ngoài vào giờ cao điểm nắng nóng từ 9h-16h.
- Nên thoa kem chống nắng trước khi ra ngoài 30 phút.
- Uống nhiều nước.
- Bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả giàu vitamin.
Khi thấy bất cứ dấu hiệu gì bất thường của các bệnh da liễu thường gặp kể trên nên đến khám tại bệnh viện và điều trị đúng cách, tránh việc tự ý điều trị.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!
Notice: Undefined index: comment_author_numberphone in /home/camnangbenhdalieu.com/public_html/wp-content/themes/ipad/comments.php on line 72