Bệnh nấm da – Triệu chứng và cách trị nấm da
Bệnh nấm da là một trong số những bệnh da liễu khó điều trị do triệu chứng không rõ ràng dẫn đến điều trị sai cách. Vậy bệnh nấm da là gì? Cách trị bệnh nấm da nào hiệu quả?
>>> 6 Nguyên nhân bị nấm da rất nhiều người mắc nên phòng tránh
>>> Các triệu chứng nấm da – hiểu rõ để phát hiện sớm, điều trị kịp thời
Muốn trị bệnh phải hiểu bệnh đặc biệt là một bệnh ngoài da khó trị dứt điểm như bệnh nấm da, dưới đây là những thông tin quan trọng nhất về bệnh và cách trị nấm da mà Cẩm nang bệnh da liễu muốn cung cấp đến bạn đọc. Hy vọng sẽ giúp nhiều người thoát khỏi căn bệnh này cũng như nhiều người có kiến thức để phòng tránh nó.
Triệu chứng bệnh nấm da
Nấm da là bệnh da liễu thường gặp nhất là vào mùa hè với thời tiết nắng nóng như hiện nay. Bệnh do vi nấm dermatophytes gây nên, những sợi nấm liên kết với nhau tạo thành búi nấm, khi những búi nấm này già hoặc chết đi sẽ hình thành bào tử. Trong quá trình sống sợi nấm sẽ tiết ra độc tố kích thích gây ngứa.
Chính vì thế dấu hiệu đầu tiên của người bị nhiễm nấm là ngứa, khó chịu từ đó gãi làm lây lan mầm bệnh. Những tổn thương do gãi sẽ có nguy cơ bị nhiễm trùng da, mưng mủ và lở loét.
Biến chứng và hậu quả của nấm da là nhiễm trùng da, viêm da và chàm hóa gây ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống và công việc của bệnh nhân.
Các loại nấm da thường gặp nấm da toàn thân (hắc lào, lang ben), nấm da mặt, nấm da đầu, nấm da đùi, nấm da tay, nấm móng và nấm kẽ.
- Nấm da toàn thân (điển hình là hắc lào): Dấu hiệu đầu tiên là ngứa, vùng tổn thương có màu đỏ, viền bờ rõ có hình tròn mọc lấm tấm mụn nước.
Ngoài ra, còn có bệnh lang ben do nấm pityrosporum gây nên. Bệnh có màu trắng hoặc màu đen. Bệnh nhân chỉ có cảm giác châm chích nhẹ, khó chịu khi bị bệnh.
Nấm da toàn thân thường gặp ở những vị trí như nấm da ở mông, nấm da đùi và mặt.
- Nấm kẽ: Do vi nấm epidermophyton, trichophyton hoặc candida albicans gây nên. Thường gặp ở những người phải ngâm chân trong nước nhiều giờ như nông dân, công nhân vệ sinh cống rãnh, vận động viên bơi lội…
- Nấm móng tay chân: Xuất hiện ở bờ tự do của móng hoặc ở 2 bên cạnh của móng. Triệu chứng bao gồm: móng mất màu bóng, mặt lóng lỗ chỗ, móng trở nên giòn, dễ vỡ vụn, xù xì móng.
- Nấm da đầu: Da đầu có vết tròn nhỏ, kích thước từ 3-5mm hoặc có vảy mỏng, ngứa da đầu, tóc bị xén cụt ngắn.
Nhìn chung, nấm phát triển ở những vùng da ẩm ướt, nhiều mồ hôi. Rất dễ lây lan từ vị trí này sang vị trí khác trên cơ thể người bệnh và cho người khác qua đường tiếp xúc như mặc chung quần áo, dùng chung khăn mặt.
Nguyên nhân gây bệnh nấm da
Như đã nói ở trên bệnh rất dễ lây vì thế những người có thói quen dùng chung đồ dùng cá nhân như khăn tắm, quần áo đều có nguy cơ bị bệnh.
Lây từ động vật sang người: Khi tiếp xúc với động vật mắc bệnh chỉ cần vuốt ve, chải lông chó mèo, bò, dê, lợn, ngựa bị bệnh là đã có nguy cơ lây nhiễm.
Tiếp xúc với đất bẩn: một số trường hợp có thể bị nhiễm nấm do tiếp xúc với đất bẩn, đất nhiễm nấm.
Ngoài ra vệc quan hệ tình dục với người bị nhiễm bệnh cũng có nguy cơ cao mắc bệnh.
Cách trị nấm da bằng thuốc tây
Nếu điều trị nấm da theo phương pháp hiện đại, bệnh nhân sẽ được xét nghiệm cạo vùng da bị tổn thương để lấy bệnh phẩm đem soi tươi và nuôi cấy nấm từ đó xác định đúng chủng loại nấm da và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.
Thuốc điều trị nấm da phổ biến nhất là nhóm azole (miconazole, ketoconazole hoặc clotrimazole) ở cả dạng uống hoặc kem bôi. Hoặc nhóm Allylamine (terbinafine hoặc naftifine).
Các trường hợp nhiễm nấm đều đáp ứng tốt với các thuốc bôi tại chỗ vì thế có thể mua tại các nhà thuốc với tên biệt dược như nirozal.
Với các loại thuốc bôi, bệnh nhân cần làm sạch da trước khi bôi thuốc để thuốc tiếp xúc với mô tổn thương dễ dàng hơn. Khi bôi nên xoa đều bề mặt da để thuốc ngấm nhanh.
Trong trường hợp nấm móng, nấm tóc nên cắt gọn gàng vùng bị bệnh. Tránh cạo da trước khi bôi thuốc. Không nên bôi kéo dài ở cùng một vị trí, nếu dùng thuốc không thấy dấu hiệu khả quan nên dùng lại và đi khám bác sĩ chuyên khoa.
Trong trường hợp bệnh nặng, không đáp ứng với thuốc không kê đơn như trên có thể được bác sĩ kê đơn mạnh hơn dạng bôi tại chỗ như econazole, oxiconazole. Hoặc thuốc uống toàn thân như itraconazole, fluconazole hoặc terbinafine.
Với các loại thuốc uống: Đây là loại thuốc có tác dụng toàn thân, người bệnh không nên tự ý mua thuốc, đặc biệt là phụ nữ mang thai hoặc cho con bú, bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch và trẻ em.
Các loại thuốc có thể gây một số tác dụng phụ như dị ứng, kích ứng, nổi ban đỏ hoặc buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, đau bụng, tổn thương gan.
5 mẹo trị bệnh nấm da không cần uống thuốc vẫn khỏi
Nấm ngoài da là một bệnh phát triển chậm, vì thế ngay khi phát hiện các triệu chứng đầu tiên có thể dùng các mẹo trị bằng tinh dầu, cây cỏ hoặc những nguyên liệu sẵn có có tính kháng khuẩn đều có thể trị được bệnh. Các cách trị này dùng cho trường hợp nấm da nhẹ nên rất an toàn. Tham khảo 5 cách dưới đây:
1. Dùng tinh dầu trà xanh
Tinh dầu trà xanh được biết đến với công dụng làm sạch da, chống ôxy hóa, làm giảm các triệu chứng dị ứng ngoài da và diệt khuẩn.
Cách thực hiện cũng khá đơn giản, chỉ cần bôi trực tiếp tinh dầu lên vùng bị nấm hoặc nhỏ vào nước ấm để ngâm nếu vùng nấm là tay, chân. Sau đó dùng khăn sạch lau khô.
2. Lấy nước súc miệng
Công dụng chính của nước súc miệng là tiêu diệt vi khuẩn vì thế khi bôi lên da chúng cũng phát huy tác dụng tương tự hoặc ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Cách thực hiện vô cùng đơn giản, chỉ cần lấy bông gòn thấm dung dịch rồi bôi lên da rồi để yên.
3. Mật ong trị nấm da
Mật ong vốn là thần dược kháng khuẩn, kháng viêm trên da đồng thời thẩm thấu vào da giúp diệt vi khuẩn ở sâu nang lông và không thể không kể đến phục hồi tổn thương trên da nhanh hơn.
Lấy một lượng mật ong vừa đủ bôi lên vùng da bị nấm, chờ 10 phút rồi rửa lại với nước.
4. Nước ép hành tây
Tuy không thể tiêu diệt toàn bộ vi khuẩn nhưng nước ép hành tây có thể ức chế các hoạt động của chúng giúp ngăn chặn sự lây lan sang vùng da khác.
5. Dùng muối tắm
Muối có tính năng sát trùng, tẩy tế bào chết, diệt bỏ vi khuẩn và làm sạch các vết thương trên da rất tốt. Hằng ngày lấy muối tắm hòa tắm với nước rửa vùng da bị nấm, tránh chà xát quá mạnh làm tổn thương vùng da.
Những mẹo trị này đa phần là thiên nhiên vì thế tuy có tác dụng nhưng chậm, bệnh nhân nên kiên trì, thao tác nhẹ nhàng.
Xem ngay: Cách điều trị bệnh nấm da toàn thân đạt hiệu quả cao nhất
Cách phòng tránh bệnh nấm da
Nguyên tắc trị nấm da cũng như đa phần các bệnh da liễu khác là điều trị đi kèm phòng tránh mới có thể đạt hiệu quả cao và tránh tái phát. Vì thế người bị nấm da nên chú ý 5 điều dưới đây:
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ bằng cách tắm rửa hàng ngày đặc biệt là sau khi tập thể thao và ra mồ hôi nhiều.
- Giữ da khô ráo, thấm khô sau khi tắm. Có thể dùng phấn rôm để chống ẩm.
- Chọn đồ lót, trang phục thoáng mát, chất liệu dễ thấm hút mồ hôi và thay ít nhất 1 lần.
- Thường xuyên giặt sạch quần áo, phơi khô.
- Không cào gãi làm xây xước, tổn thương da.
Chỉ cần thực hiện một trong số những cách trị nấm da trên đồng thời lưu ý những điều cần tránh này bệnh nấm da sẽ không còn là nỗi bận tâm của nhiều người đang tìm cách đối phó với nó.
toi bi ngứa ở đùi, đang 1 chỗ giờ nó mọc nhiều nơi trên đùi, tầm 3-4 chỗ , nên dùng thuốc bôi gì và uống gì k
xin hoi nhu thế nay có goi la nấm k ạ toi bi ngứa va troc vay thâm den lai nhu thế la bi nấm ạ
E chào bác sy .e bệnh nấm da ở hai bên mong đít khi nó ngứa là nổi mân đỏ lên rất là ngứa . Và rât khó chiệu ạ. Xin bác sy chỉ cho e lội thuôc nào để boi tôt ạ
Bạn giống mik bạn ạ
Mik bị 2bên bẹn
Bạn giống mik bạn ạ
Mik bị 2bên bẹn
BBs e bị ngứa nấm ở mông và bjo lan rộng ra cả đùi đang cho be ăn ti bôi thuốc j đk ạ
Nhập nội dung bình luận tôi bị mụt tròn Nho ở kế mắt màu trắng có gọi là bệnh nấm k ạ
E chào bác sĩ ạ. E bị nấm 2 bên cánh tay.làm sao để hết bệnh ạ?
Chào bác sĩ em bị nấm hắc Lào
ãcsi ơi iôi bị nấm da chưỡa