Dấu hiệu chàm sữa ở trẻ em: Phát hiện sớm – Dứt bệnh nhanh

Dấu hiệu chàm sữa ở trẻ em thường hay bị nhầm với các bệnh ngoài da khác. Cha mẹ cần phát hiện sớm các triệu chứng đầu tiên của bệnh để có thể chữa khỏi bệnh sớm, giúp trẻ thoát khỏi những “dằn vặt” về thể xác. Bên cạnh các dấu hiệu của bệnh, bài viết còn cung cấp những lưu ý hữu ích cho các mẹ khi chăm sóc bé bị chàm sữa.

>> Chuyên gia giải đáp: Nguyên nhân gây chàm sữa ở trẻ sơ sinh

>> 3 cách điều trị chàm sữa hiệu quả nhất đang được áp dụng hiện nay

Bệnh chàm sữa thường hay bị nhầm với các bệnh ngoài da khác như nẻ, chốc, rôm sảy…

Cơ chế phát sinh bệnh liên quan đến việc rối loại hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh, từ đó gây đột biến gen ảnh hưởng đến hàng rào bảo vệ da. Khi tấm lá chắn của da bị tổn thương, các chất gây dị ứng nguyên, vi khuẩn, nấm da sẽ dễ dàng xâm nhập vào cơ thể. Hệ miễn dịch không có khả năng kháng lại các chất gây nguy hại cho cơ thể. Việc này sẽ gây ra các phản ứng tự miễn, đồng thời làm da ngày càng khô hơn và gây ngứa, bệnh chàm sữa theo đó mà bùng phát.

Dấu hiệu chàm sữa

Tính đến nay bài thuốc Thanh bì dưỡng can thang đã giúp đông đảo người bệnh thoát chàm eczema, phục hồi da và hạn chế bệnh quay lại...

Bệnh chàm sữa (lác sữa) là căn bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Các dấu hiệu chàm sữa thường gặp nhất ở trẻ em

Khi trẻ bị mắc bệnh chàm sữa thường có những biểu hiện như sau:

  • Dấu hiệu đầu tiên: Thường gặp nhất là nổi hồng ban. Các vết ửng đỏ thường xuất hiện ở một bên má hoặc cả 2 bên đối xứng, vùng trán, cổ, thái dương… Mẹ thường rất dễ nhầm các vết hồng ban này xuất hiện là do con bị nẻ hoặc rôm sẩy. Do đó, nếu chỉ sử dụng các loại kem dưỡng ẩm thì chưa đủ để đầy lùi bệnh.
  • Dấu hiệu thứ 2: Ngứa. Sau khi nổi hồng ban, trẻ sẽ cảm thấy rất ngứa ngáy và thường xuyên đưa tay lên gãi. Thậm chí, trẻ sẽ cọ mặt vào gối, chăn hoặc vào người mẹ để cho bớt ngứa. Điều này sẽ làm cho vi khuẩn từ các vật dụng đó và theo tay bé xâm nhập vào da, khiến bệnh của bé ngày một nặng thêm.
  • Dấu hiệu thứ 3: Da khô. Nếu trước đó, khi bạn sờ vào da bé cảm giác rất mịn màng, mềm mại thì khi bé mắc chàm sữa, da của bé sẽ khô đi trông thấy. Khi chạm vào da bé sẽ có cảm giác rất sần và thô ráp.

Dấu hiệu chàm sữa

Dấu hiệu bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh khá dễ nhận biết

  • Dấu hiệu thứ 4: Nổi mụn nước. Trên các vết hồng ban thô ráp của trẻ sẽ mọc các mụn nước li ti lấm tấm. Khi trẻ gãi ngứa hoặc cọ xát mặt, các vết mụn nước sẽ vỡ ra, rất dễ gây nhiễm trùng. Nếu cha mẹ không điều trị cho bé kịp thời, tình trạng nhiếm trùng sẽ tệ hơn và tiến triển thành bội nhiễm.
  • Dấu hiệu thứ 5: Rỉ dịch. Đi kèm với các mụn nước đó là hiện tưởng rỉ dịch, chảy mủ thậm chí có thể là chảy máu. Các vi khuẩn, virus có thể đi theo con đường này để tấn công bé, khiến cho bệnh chàm sữa nặng hơn hoặc có thể gây ra các bệnh khác.
  • Dấu hiệu thứ 6: Đóng mài. Sau khi các vết mụn nước vỡ và chảy dịch, mủ sẽ dần khô lại tạo nên một lớp vảy. Sau khi lớp vảy bong tróc sẽ tạo nên hiện tượng dày da.
  • Ngoài ra, trẻ bị chàm sữa sẽ cảm thấy khó chịu và thường xuyên quấy khóc. Trẻ bú kém, ăn ngủ kém, chậm phát triển.

Quy trình trên sẽ lặp đi lặp lại nhiều lần nếu như cha mẹ không điều trị cho con đúng cách. Từ chàm sữa, các bé có thể mắc chàm mãn tính, hoặc thậm chí là dẫn đến tình trạng bội nhiễm sẽ vô cùng khó chữa.

Dấu hiệu chàm sữa

Ở giai đoạn nặng hơn, chàm sữa có thể phát triển thành chàm bội nhiễm

Một số lưu ý khi chăm sóc trẻ bị chàm sữa

Cha mẹ cần lưu ý một số điều sau khi chăm sóc trẻ bị bệnh chàm sữa:

  • Vệ sinh da cho trẻ sạch sẽ nhưng lưu ý không tắm cho trẻ quá lâu hoặc tắm bằng nước quá nóng
  • Bổ sung độ ẩm thường xuyên để da bé không bị khô
  • Vệ sinh nhà ở và các vật dụng của bé thường xuyên
  • Cho bé ăn bổ sung rau củ quả
  • Cắt móng tay cho trẻ thật gọn gàng, có thể đeo bao tay cho trẻ sơ sinh để hạn chế việc bé gãi các vết chàm.

Dấu hiệu chàm sữa ở trẻ em cần được phát hiện sớm để có phương hướng điều trị thích hợp. Ngay khi phát hiện bệnh, cha mẹ cần đưa bé tới các cơ sở y khoa để bác sĩ khám và điều trị. Không nên tự ý bôi các loại thuốc lên da bé vì làn da trẻ sơ sinh rất nhạy cảm, dễ bị kích ứng nếu không hợp thuốc. Cần lưu ý đến chế độ ăn ngủ của con để hiệu quả trị bệnh được tốt nhất.

Xem thêm: Chàm sữa – Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị chàm sữa

HỮU ÍCH:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo